Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm. Ô nhiễm tiếng ồn - Lê Thị Huyên

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm. Ô nhiễm tiếng ồn - Lê Thị Huyên

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nêu được các môi trường mà âm có thể truyền qua và nhận xét được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau.

-Nêu được biểu hiện của âm phản xạ. Nhận biết được những vật âm phản xạ tốt và những vật phản xạ âm kém.

-Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang .Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

-Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn.

-Kể tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống gây ô nhiễm tiếng ồn.

- Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

-Đề ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể

2. Năng lực.

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Quan sát, làm thí nghiệm sự truyền âm qua các môi trường chất khí, rắn ,lỏng.

- Phân biệt được những vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém

 - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

- Phân tích hiện tượng vật lí, làm thí nghiệm.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm, nhân ái, chăm chỉ

 

docx 10 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm. Ô nhiễm tiếng ồn - Lê Thị Huyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 Ngày soạn:
 Tiết:19-21	
BÀI 17: SỰ LAN TRUYỀN VÀ PHẢN XẠ ÂM. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU. 	
1. Kiến thức.
- Nêu được các môi trường mà âm có thể truyền qua và nhận xét được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau.
-Nêu được biểu hiện của âm phản xạ. Nhận biết được những vật âm phản xạ tốt và những vật phản xạ âm kém.
-Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang .Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
-Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn.
-Kể tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống gây ô nhiễm tiếng ồn.
- Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
-Đề ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể 
2. Năng lực.
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Quan sát, làm thí nghiệm sự truyền âm qua các môi trường chất khí, rắn ,lỏng.
- Phân biệt được những vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém
 - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Phân tích hiện tượng vật lí, làm thí nghiệm.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm, nhân ái, chăm chỉ 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên. 
- Giáo án, shd, phiếu học tập.
-Tranh phóng to H 17.1a, b
2. Học sinh. 
- Đồ dùng học tập (bút dạ).
- Mỗi hs 3 cốc nước có nhiệt độ khác nhau.
- Chuẩn bị của mỗi nhóm học sinh: - Mỗi nhóm có 1 khay gồm: 
 2 trống, 1 búa cao su, 2 quả cầu nhựa, nguồn âm, 2 giá thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu:
  - Dùng một số hình ảnh thực tế để HS nhận biết được các âm phát ra truyền từ nguồn âm qua những môi trường nào?
 - Những âm thanh nào là tiếng ồn gây ô nhiễm và những âm thanh đó gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người. Từ đó đề ra các phương án thí nghiệm.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát Hình 17.1. Trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm:
 Câu trả lời của học sinh 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu phần mở đầu trong SHD/100.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
GV: Đưa hình ảnh Hình 17.1 trên màn chiếu
HS: Quan sát và trả lời các câu hỏi
Các âm phát ra truyền từ nguồn âm đến tai người nghe qua những môi trường nào?
Sau tia chớp, ta thường nghe thấy tiếng sấm rền vang, tại sao lại có tiếng sấm rền?
Theo em, âm thanh ở hình ảnh nào gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe của con người?
Đề xuất các phương án thí nghiệm để nghiên cứu sự lan truyền âm trong các môi trường không khí, chất rắn, chất lỏng. 
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm.
- HS thảo luận giữa các nhóm, nhận xét các kết quả đưa ra.
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức:
ĐVĐ: Để hiểu rõ hơn về âm truyền đến tai người đi từ các môi trường nào? Biết được các vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém. Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Các em đi tìm hiểu phần B. Hình thành kiến thức
a, Các âm phát ra truyền từ nguồn âm đến tai người nghe qua môi trường không khí.
b, Vì khi sấm nổ thì âm truyền đi gặp nhiều vật cản thì âm sẽ phản xạ lại nhiều lần và có tiếng vang. Cho nên sẽ có tiếng sấm kéo dài
(tiếng sấm rền).
c, Âm thanh của hình ảnh c, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, sưc khỏe con người.
d, Thí nghiệm sự lan truyền âm trong:
Không khí: 2 bạn đứng trong lớp học nói chuyện.
Chất lỏng: Để đồng hồ báo thức trong 1 chậu nước.
Chất rắn: Một bạn gõ xuống bàn còn 1 bạn úp tai xuống bàn để nghe.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm
a) Mục tiêu: 
Học sinh biết: 
-Nêu được các môi trường mà âm có thể truyền qua các môi trường không khí, chất lỏng, chất rắn
 -Nhận xét được tốc độ truyền âm trong các môi trường không khí, chất lỏng, chất rắn
-Âm không thể truyền qua môi trường chân không.
-Nhận xét được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân, nhóm tìm hiểu các môi trường mà âm có thể truyền qua các môi trường không khí, chất lỏng, chất rắn
 - Nêu được tốc độ truyền âm trong các môi trường không khí, chất lỏng, chất rắn
- Nếu được âm không thể truyền qua môi trường chân không
- Nhận biết được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau
c) Sản phẩm:
- Kết quả làm thí nghiệm 1,2,3 của các nhóm và câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
GV giao nhiệm vụ 1: 
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung của thí nghiệm 1,2,3 
-HS hoạt nhóm cho biết mục tiêu của ba thí nghiệm 1,2,3 là gì?
-Dự đoán kết quả của ba thí nghiệm 1,2,3?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc thông tin SHD tìm hiểu nội dung của thí nghiệm 1,2,3
- HS xác định mục tiêu của ba thí nghiệm trên 
* Báo cáo, thảo luận. 
- GV gọi ngẫu nhiên đại diện của một nhóm học sinh trình bày đáp án, 
- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét 
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV chính xác hóa lại kiến thức
I. Sự lan truyền âm
1. Thực hiện các thí nghiệm
* Mục tiêu: Kiểm tra âm có truyền qua các môi trường chất khí, chất rắn, chất lỏng hay không?
* Dự đoán:
* GV giao nhiệm vụ 2: 
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân cho biết dụng cụ của thí nghiệm 1
-HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm 1
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-Nêu dụng cụ thí nghiệm
-Nêu các bước tiến hành thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm 1
- Đặt hai trống nhựa cách nhau khoảng 10 cm.
-Treo quả bóng nhựa chạm sát vào mặt trống thứ hai
-Quan sát quả bóng nhựa
-Gõ mạnh vào mặt trống thứ nhất
-Quan sát quả bóng nhựa
* Báo cáo, thảo luận. 
- GV gọi ngẫu nhiên đại diện của một nhóm học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mình 
-Có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng nhựa?
-Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét 
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét sản phẩm của đại diện.
- GV chính xác hóa lại kiến thức
+Âm truyền qua môi trường chất khí
a. Thí nghiệm 1:
*Dụng cụ: 
-1 quả bóng nhựa nhỏ gắn vào đầu một sợi dây.
-1 dùi trống, 2 trống nhựa
* Tiến hành thí nghiệm:
* Kết quả thí nghiệm:
-Qủa bóng nhựa dao động
-Hiện tượng đó chứng tỏ: Âm thanh từ mặt trống 1 truyền qua không khí tác động vào mặt trống thứ 2 làm mặt trống dao động khiến cho quả bóng nhựa dao động theo. 
KL: Âm truyền qua môi trường chất khí
* GV giao nhiệm vụ 3: 
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân cho biết dụng cụ của thí nghiệm 2
-HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm 2
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-Nếu các bước tiến hành thí nghiệm như H 17.3
-Tiến hành thí nghiệm 2
* Báo cáo, thảo luận. 
- GV gọi ngẫu nhiên đại diện của một nhóm học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mình 
-Âm truyền đến tai bạn B qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ?
-Cùng cách bạn A một khoảng như nhau mà bạn B thì nghe thấy, còn bạn C thì không nghe thấy. Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét 
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét sản phẩm của đại diện.
- GV chính xác hóa lại kiến thức
+Âm truyền qua môi trường chất rắn
b. Thí nghiệm 2:
* Tiến hành thí nghiệm:
* Kết quả thí nghiệm:
-Âm thanh đến tai bạn B qua môi trường chất rắn.
-Cùng cách bạn A một khoảng như nhau mà bạn B thì nghe thấy tiếng gõ, còn bạn C lại không nghe thấy. Hiện tượng đó chứng tỏ âm thanh truyền qua môi trường chất rắn tốt hơn không khí.
KL: Âm truyền qua môi trường chất rắn
* GV giao nhiệm vụ 4: 
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân cho biết dụng cụ của thí nghiệm 3
-HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm 3
-So sánh kết quả của ba thí nghiệm với phần dự đoán ban đầu?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-Nêu dụng cụ thí nghiệm
-Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
-So sánh kết quả của thí nghiệm với phần dự đoán ban đầu
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm
-Âm truyền đến tai người nghe qua những môi trường nào?
- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét 
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét sản phẩm của đại diện.
- GV chính xác hóa lại kiến thức
ĐVĐ: Âm truyền qua môi trường chất khí, chất rắn, chất lỏng. Vậy âm có thể truyền qua môi trường chân không không? Các em tìm hiểu phần 2
c.Thí nghiệm 3
*Dụng cụ: 
-1 nguồn âm, 1cốc nước
* Tiến hành thí nghiệm
* Kết quả thí nghiệm:
- Âm thanh truyền đến tai người nghe qua nhũng môi trường: chất lỏng (nước), chất rắn (cốc), không khí.
*Kết luận: Âm truyền qua môi trường chất khí, chất rắn, chất lỏng
* GV giao nhiệm vụ 5: 
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc và nghiên cứu phần đóng khung SHD/ 101
-GV: Chiếu lên màn hình thí nghiệm ảo về âm không truyền qua môi trường chân không
-HS quan sát và hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi: 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát hiện tượng của thí nghiệm ảo và trả lời câu hỏi theo định hướng của GV.
* Báo cáo, thảo luận. 
- Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện
-Trong thí nghiệm trên, khi trong bình gần như hút hết không khí (chân không) thì hầu như không nghe thấy tiếng chuông, hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
-Âm truyền đến tai người nghe qua những môi trường nào? Âm không truyền đến tai người nghe qua môi trường nào?
- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét 
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét sản phẩm của đại diện.
- GV chính xác hóa lại kiến thức
2. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
-Hiện tượng đó chứng tỏ âm thanh không truyền được môi trường chân không.
*Kết luận: Âm truyền qua môi trường chất khí, chất rắn, chất lỏng.
* GV giao nhiệm vụ 6: 
-Đọc và quan sát bảng tốc độ âm thanh trong các môi trường 
-Hoạt cặp đôi trả lời câu hỏi:
-Trong các môi trường trên, tốc độ truyền âm trong môi trường nào là lớn nhất, nhỏ nhất?
-So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Đọc và quan sát bảng tốc độ âm thanh trong các môi trường và trả lời câu hỏi theo định hướng của GV.
* Báo cáo, thảo luận. 
- Thảo luận kết quả cá nhân, cặp đôi các câu hỏi
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
3.Tốc độ âm thanh qua các môi trường.
-Trong các môi trường trên, tốc độ truyền âm trong môi trường chất rắn là lớn nhất, không khi là nhỏ nhất.
-So sánh tốc độ truyên âm: không khí < chất lỏng < chất rắn.
* GV giao nhiệm vụ 7: 
-HS: Hoạt cặp đôi điền từ thích hợp điền vào chỗ trống trên giấy A3
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Điền từ thích hợp điền vào chỗ trống trên giấy A3
-Các cặp đôi kiểm tra chéo trong nhóm, nhóm - nhóm
* Báo cáo, thảo luận. 
- Thảo luận kết quả cá nhân, cặp đôi thống nhất nôi dung trên phiếu A3
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
4.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
-Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm thanh.
-Âm có thể truyền qua các môi trường như chất rắn, chất lỏng, không khí và không thể truyền qua chân không.
-Nói chung, tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu phản xạ âm và tiếng vang
a) Mục tiêu: 	
- Nêu được biểu hiện của âm phản xạ
- Nhận biết được những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ.
b) Nội dung:
- Âm gặp vật chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm nghe được cách âm trực tiếp đến tai ta ít nhất là 1/15 giây.
-Âm dội lại khi gặp một vật chắn gọi là âm phản xạ.
-Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Lấy ví dụ
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ số 8:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
? Khi nào ta nghe được tiếng vang?
? Thế nào là âm phản xạ?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-HS đọc thông báo trong SHD- Tr102 và trả lời câu hỏi 
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm
- Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
II. Phản xạ âm - Tiếng vang
1.Đọc thông tin
* GV giao nhiệm vụ số 9:
-Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận.
-Hoạt động cặp đôi cá nhân- cặp đôi, cặp đôi - cặp đôi trên phiếu A3 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Điền từ thích hợp điền vào chỗ trống trên giấy A3
-Các cặp đôi kiểm tra chéo trong nhóm, nhóm - nhóm
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS chia sẻ kết quả của cá nhân- cặp đôi, cặp đôi- cặp đôi
- Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
2. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận sau:
- Âm gặp vật chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm nghe được cách âm trực tiếp đến tai ta ít nhất là 1/15 giây.
* GV giao nhiệm vụ số 10:
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi (SHD/ 103)
-Hoạt động cặp đôi cá nhân- cặp đôi, cặp đôi - cặp đôi 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Điền từ thích hợp điền vào chỗ trống trên giấy A3
-Hoạt động cặp đôi cá nhân- nhóm trả lời các câu hỏi
? Trong những vật sau đây: miếng xốp, ghế nệm, kính thủy tinh nhẵn, mặt đá hoa, tường gạch, mặt gỗ cứng phẳng, vải nhung, cao su xốp. Vật nào phản âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
? Kể thêm một số vật phản xạ âm tốt mà em biết.
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS chia sẻ kết quả của cá nhân- cặp đôi - nhóm
- Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
3. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi 
- Vật phản xạ âm tốt: kính thủy tinh nhẵn, mặt đá hoa, tường gạch, mặt gỗ cứng phẳng.
- Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, ghế nệm, vải nhung, cao su xốp. 
- Một số vật phản xạ âm tốt: mặt kim loại 
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ô nhiễm tiếng ồn
a) Mục tiêu: 	
-Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn.
-Nêu được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong các trường hợp cụ thể.
b) Nội dung:
-Đọc và nghiên cứu trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của học sinh và bảng 17.2
Cách làm giảm tiếng ồn
Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn
1. Tác động vào nguồn âm
Treo biển báo cấm bóp còi tại những nơi gần bệnh viện trường học
Lắp ống xả cho xe
Thiết kế âm thanh cho hợp lí không vượt quá mức cho phép
2. Phân tán âm trên đường truyền
Trồng nhiều cây xanh trên đường
3. Ngăn không cho âm truyền vào tai
Sử dụng nút tai khi phải trực tiếp tiếp xúc với tiếng ồn gây ô nhiễm
Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ, phủ nhung
Xây dựng tương bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ số 11:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm?
? Để làm giảm tiếng ồn, người ta thường dung các biện pháp nào?
-Hoạt động nhóm hoàn thành bảng 17.2
-Lấy ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn và nêu ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
* HS thực hiện nhiệm vụ:
-HS đọc thông tin trong SHD- Tr104 và trả lời câu hỏi 
-Điền biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào bảng 17.2
-Lấy được ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn và nêu ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm
- Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
III.Ô nhiễm tiếng ồn.
1.Đọc thông tin
2.Các biện pháp làm giảm tiếng ồn.
-Bảng 17.2
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
 -Vận dụng các kiến thức đã học vận dụng vào thực tế
-Kế tên được một số vật liệu cách âm thường dung để chống gây ô nhiễm tiếng ồn.
b) Nội dung
HS hoàn thành các bài tập và câu hỏi mục C
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh
4) Tổ chức thực hiện:
* Giáo viên giao nhiệm vụ số 12:
- GV yêu cầu HS cá nhân hoàn thiện các bài tập phần hoạt động C
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà, hoàn thiện và báo cáo trước lớp.
* Báo cáo, thảo luận:
Học sinh báo cáo kết quả trước lớp
* Kết luận, nhận định:
GV chuẩn hóa và kết luận
C. Luyện tập
C1. Trong phòng hòa nhạc, phòng ghi âm, người ta làm tường sần sùi và treo rềm nhung. Tại vì tường sần sùi và rèm nhung là những vật phản xạ âm kém nên sẽ giúp cho trong các phòng này ko sinh ra tiếng vang, âm thanh phát ra chỉ nghe 1 lần, ko lặp lại, lúc đó âm thanh sẽ hay hơn.
 C2. Cấu tạo gồ ghề của vành tai người có vai trò khi âm truyền đến tai thì bề mặt gồ ghề của vành tai sẽ hấp thụ âm tốt làm cho tai nghe rõ hơn, nếu cấu tạo tai người nhẵn khi âm thanh truyền đến sẽ bị phản xạ đi chỗ khác.
C3. Bởi vì tay khum lại để hứng âm thanh lại và phản xạ âm thanh đó từ tay vào tai chúng ta. Điều đó giúp chúng ta nghe rõ hơn.
C4. Tất cả các trường hợp đều ô nhiễm tiếng ồn.
C5. Một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít: xốp, bông, rèm nhung, kính cách âm...
C6. Khi ở ngoài khoảng không, hai nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được. Vì ở ngoài vũ trụ là môi trường chân không, âm thanh không thể truyền trong môi trường chân không được.
Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học trả lời được một số câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
Trả lời câu hỏi D.1,3,4,5 /105-106.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
* Giáo viên giao nhiệm vụ số 13:
-Y/c tìm hiểu và giải thích hiện tượng D.1,3,4,5.SHDH/111 - 112.
-GV hướng dẫn D2 HS về nhà làm
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Làm theo yêu cầu của GV
* Báo cáo, thảo luận:
Học sinh báo cáo kết quả trước lớp
* Kết luận, nhận định:
GV chuẩn hóa và kết luận
D. Vận dụng
D.1/SHDH/105.
Vì tàu phát siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây 
→ Thời gian siêu âm từ tàu đến đáy biến là t=1/2=0,5(s)
Độ sâu của đáy biển là:
h= t.v=0,5.1500=750(m)
 D.3/SHDH/105.
- Nguyên nhân xuất phát tiếng ồn: do xe cộ, do các xưởng sản xuất, quán bia, quán nhậu 
- Tiếng ồn làm con người mất tập trung, giảm khả năng nghe, vì thế sẽ làm giảm khả năng lĩnh hội vấn đề khi người khác truyền đạt. Không những thế, tiếng ồn còn gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp - truyền thông
 - Những điều đó sẽ tác động mạnh đến tâm lý như dễ nảy sinh cảm giác khó chịu, cáu gắt...
*Giải pháp:
- Trồng nhiều cây xanh bên đường để âm truyền đến sẽ bị phản xạ theo các hướng khác nhau.
- Cấm bóp còi tại những nơi gần bệnh viện, trường học.
- Xây dựng tường cách âm, treo rèm trong nhà.
- Cấm các quán bia, quán nhậu hoạt động sau 11h.
D.4/SHDH/105.
*Ảnh hưởng:
-Thói quen này có thể làm mất thính lực trong tương lai
- Âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài sẽ gây ra trạng thái kích thích liên tục, hậu quả là làm mệt thính giác.
 - Nghe nhạc với cường độ lớn, hoặc nghe trước khi ngủ rồi ngủ quên luôn không những làm tổn thương cơ quan thính giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
- Một số trường hợp có những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân Đó là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính. Những biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh
*Giải pháp:
- Thay vì nghe nhạc bằng tai nghe, nếu được, bạn có thể nghe nhạc bằng loa ngoài, như vậy bạn có thể cùng mọi người thưởng thức âm nhạc một cách an toàn, không gây hại đến tai.
- Hạn chế dùng tai nghe khi bạn đang đi ngoài đường, đang lái xe vì âm thanh môi trường càng lớn, bạn càng có xu hướng hướng mở âm lượng lớn hơn. Đồng thời, vừa nghe nhạc khi đang đi trên đường cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Khi dùng tai nghe, nghe với âm lượng nhỏ đủ nghe, nghe âm lượng to sẽ ảnh hưởng đến thính giác.
5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu phần E1, 2 ,3 SHDH/106,107, cùng người thân hoặc tìm hiểu trên mạng internet trả lời câu hỏi.
- Ôn lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài 18: ĐIỆN TÍCH. SỰ NHIỄM ĐIỆN.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_7_bai_17_su_lan_truyen_va_phan_xa_am_o_nh.docx