Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí Tiết: Ôn tập kiểm tra học kì II - Trường THCS Dân Tiến

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí Tiết: Ôn tập kiểm tra học kì II - Trường THCS Dân Tiến

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

- Tự kiểm tra để nắm chắc kiến thức cơ bản đã học trong kì II.

- Vận dụng một cách tổng hợp và khoa học những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề có liên quan.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin trong SHD, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, sơ đồ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý tưởng cá nhân, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia, so sánh và nhận xét được kết quả hoạt động của các nhóm.

 

docx 10 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí Tiết: Ôn tập kiểm tra học kì II - Trường THCS Dân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- Tự kiểm tra để nắm chắc kiến thức cơ bản đã học trong kì II.
- Vận dụng một cách tổng hợp và khoa học những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề có liên quan.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin trong SHD, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, sơ đồ. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý tưởng cá nhân, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia, so sánh và nhận xét được kết quả hoạt động của các nhóm.
* Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự lan truyền và phản xạ âm, sự nhiễm điện, các tác dụng của dòng điện.
- NL sử dụng ngôn ngữ KHTN: Trình bày tóm tắt được nội dung cơ bản của các bài đã học ở học kì II
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học để đề xuất phương án giải quyết một số vấn đề hay để giải thích một số hiện tượng trong đời sống.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - GV: Nội dung cơ bản đã học trong kì II. 
 - HS: Tổng hợp kiến thức đã học. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động mở đầu.
a) Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú, tò mò của các em về bài học. Tạo tâm thế học tập muốn tìm hiểu kiến thức
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV 
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập
 - GV yêu cầu HS: HS nhớ lại tên những bài học đã học kì II.
* Thực hiện nhiệm vụ
 - HS nhớ lại kiến thức đã học, lắng nghe câu hỏi và đưa ra câu trả lời. 
* Báo cáo, thảo luận: 
- HS đưa ra câu trả lời
- HS cả lớp lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV chốt nội dung.
1. Bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm. Ô nhiễm tiếng ồn.
2. Bài 18: Điện tích. Sự nhiễm điện
3. Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện
4. Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
5. Bài 21: Các tác dụng của dòng điện.
2. Hoạt động luyện tập: 
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập
b) Nội dung:
- Hệ thống lại kiến thức đã học ở HKII
- Làm và giải quyết được các câu hỏi và bài tập
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV giao câu hỏi và bài tập yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó thảo luận theo nhóm để hoàn thành các câu hỏi và bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc câu hỏi và bài tập thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời và làm bài tập sau đó thảo luận nhóm
* Báo cáo, thảo luận: 
 - HS: trả lời câu hỏi và bài tập
 - Các nhóm còn lại nghe và nhận xét, ghi vở.
* Kết luận, nhận định
- GV đánh giá kết quả.
I. Kiến thức cơ bản:
1. Bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm. Ô nhiễm tiếng ồn.
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm thanh. Âm có thể truyền qua các môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
- Tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kêu kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
2. Bài 18: Điện tích. Sự nhiễm điện
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
- Có 2 loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm ( -).
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Một vật trung hoà về điện sẽ nhiễm điện âm nếu nhận thêm eelectron, sẽ nhiễm điện dương nếu mất bớt eelectron.
3. Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. Nguồn điện có hai cực dương và âm.
- Mạch điện hở khi có ít nhất 1 đầu dây của dụng cụ điện chưa được nối với nguồn điện. Khi đó chưa có dòng điện chạy qua các dụng cụ điện.
- Mạch điện kín khi tất cả các đầu dây dụng cụ điện được nối với nguồn điện. Khi đó có dòng điện chạy qua các dụng cụ điện.
4. Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. VD đồng, nhôm, 
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. VD: nhựa, cao su, 
- Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron.
5. Bài 21: Các tác dụng của dòng điện.
- Tác dụng nhiệt của dòng điện
- Tác dụng từ của dòng điện 
- Tác dụng hoá học của dòng điện.
II. Bài tập
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHTN 7
Câu 1: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa ?
A. 1700m. 
B. 170m.
C. 340m.
D. 1360m.
Câu 2: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?
A. Tiếng sấm rền.
B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài..
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy
Câu 3: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
vật a và c có điện tích trái dấu.
B. vật b và d có điện tích cùng dấu.
 C. vật a và c có điện tích cùng dấu.
 D. vật b và d có điện tích trái dấu.
Câu 4: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?.
A. Các hạt mang điện tích dương.
B. Các hạt nhân của nguyên tử.
C. Các hạt mang điện tích âm.
D. Các nguyên tử.
 Câu 5: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?.
A. Đồng hồ dùng pin đang chạy 
B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên hàn
C. Một mảnh nilông đã được cọ xát.
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.’
Câu 6. Chất dẫn điện tốt nhất là.
A.Nhôm
B: Đồng.
C.Thủy tinh
C.Sắt
Câu 7: Các vật dụng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
A.Bếp điện, ấm điện, máy giặt, ti vi
B. Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện
C. Ấm điện, beeos điện bóng đèn dây tóc, lò sưởi
D.Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, máy bơm nước
 Câu 8: Dòng điện không có : 
A.Tác dụng phát ra ánh sang
B .Tác dụng làm cho chuông điện kêu
C. Tác dụng mạ kẽm cho một số vật 
D.Tác dụng phát ra âm thanh.
Câu 9: Âm không thể truyền trong.
Chân không
Chất lỏng
Chất khí
Chất rắn
Câu 10: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất ?
Khi âm phản xạ truyền đến tai sau âm phát ra 1/15 giây.
 Tai nghe to nhất khi âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
Khi không có âm phản xạ
Khi ở trong phòng kín
Câu 11: Vật nào dưới đây là vật cách điện?
   A. Một đoạn ruột bút chì
 B. Một đoạn dây thép
   C. Một đoạn dây nhôm
   D. Một đoạn dây nhựa
Câu 12: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
A. Một ống bằng gỗ
B. Một ống bằng giấy
C. Một ống bằng thép
D. Một ống bằng nhựa
Câu 13: Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng.
A.Từ
Nhiệt
C.Hóa học
D.Cả ba tác dụng trên
 Câu 14: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa ( hình 18.1). Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A.Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
B. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
C.Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
D.Quả cầu không bị nhiễm điện còn thước nhựa bị nhiễm điện
Câu 15: Hoạt động của dụng cụ dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện dưới đây là?.
A.Máy giặt
B.Máy bơm
C.Bàn là
D.Chuông điện
Câu 16: Dòng điện là gì?
A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.
D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Câu 17: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A.  Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn.
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn.
Câu 18: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, ghồ ghề.
B. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.
C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn.
D. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng.
Câu 19: Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?
A. Bóng đèn của bút thử điện.
B.   Đèn LED.
C. Bóng đèn dây tóc.
D. Ấm điện đang đun nước.
Câu 20: Chất nào dẫn điện tốt nhất trong các chất sau đây ?
Nhôm
B. Nhựa
C. Sắt
   D. Vàng
Câu 21: Dòng điện trong kim loại là gì?
   A. Là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
 B. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng
   C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
   D. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
Câu 22: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy? Vì sao?
   A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bè mặt.
 B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
   C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
   D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên. 
Câu 23: Trong hình vẽ a,b,c, d các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng ( hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện điện tích. Hãy chọn câu trả lời đúng khi ghi dấu cho các vật chưa có dấu..
A. Hình B: "+" C "+" , F "+", H "+"
B. Hình B: "+" C " - " , F " - ", H "+"
C. Hình B: " - " C " - " , F " - ", H "+"
D. Hình B: "+" C " + " , F " - ", H "+"
Câu 24: Trong vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua?.
A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng mảnh lụa.
B. Một chiếc đèn pin mà bóng đèn của nó bị đứt dây tóc.
C. Một chiếc bút thử điện đặt trong quầy bán đồ điện.
D. Một chiếc điện thoại di động đang được dùng để nghe và nói..
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu đúng 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng.
Câu 2: 
Tại sao các ô tô trở xăng dầu thường có treo một dây xích sắt dài dưới gầm xe để nó quệt xuống đất?
Câu 3: Vì sao chân không không truyền được âm ?
Câu 4: Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện, được treo lên giá bằng một sợi dây mềm như ở hình vẽ. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?
Câu 5: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ ?
Câu 6: Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu? Nếu vô ý để quên, nước trong ấm bị cạn hết thì sự cố gì xảy ra? Vì sao?
ĐÁP ÁN
II.TỰ LUẬN  
Câu 1: Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là:
- Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: Cấm bóp còi, lắp ống xả xe máy.
- Ngăn chặn đường truyền âm: Xây tường chắn, đóng cửa kính, cửa ra vào,.....
- Hướng âm đi theo hướng khác: Trồng cây xanh....
Câu 2: 
 Dây xích sắt được sử dụng ở các ô tô chở xăng, dầu để tránh xảy ra cháy, nổ.
Khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ô tô.
 Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy, nổ xăng dầu. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích của ô tô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.
Câu 3: Trong chân không không có các hạt vật chất, vì vậy nó không có gì để có thể dao động được, nên chân không không truyền được âm.
Câu 4: Thanh thủy tinh bị thước nhựa hút vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác.
Câu 5: Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp còn có âm phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.
Câu 6: Khi còn nước thì nhiệt độ cao nhất của ấm là 1000C ( nhiệt độ sôi của nước). Khi cạn nước nhiệt độ ấm tăng rất cao. Dây nung nóng ruột ấm sẽ nóng chảy. Dovaayj ấm bị cháy hỏng, có thể gây hỏa hoạn. 
3. Hoạt động hướng dẫn về nhà
- HS ôn tập lại các kiến thức đã học, làm các bài tập còn lại GV giao.
- Chuẩn bị dụng cụ, giấy kiểm tra để chuẩn bị kiểm tra cuối HKII.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_vat_li_tiet_on_tap_kiem_tra.docx