Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 104

Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 104

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS về kiến thức văn học.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 7
Tiết: 104
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS về kiến thức văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chủ đề 1
Tục ngữ
Nhớ được tên thể loại, chủ đề
Chép lại 1 văn bản tục ngữ và nêu nội dung cơ bản.
Hiểu đúng nội dung, ý nghĩa tục ngữ về con người xã hội. 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
 Số câu: 3
 Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chủ đề 2: 
Văn nghị luận
- Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm.
- Nhớ được các kiểu lập luận, PTBĐ.
Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Viết bài văn ngắn nghị luận bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
 Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ:15%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
 Số câu: 5
 Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 7
Tiết theo PPCT: 104
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ?
 	A- Ngắn gọn. 
 	B- Thường có vần, nhất là vần chân.
 	C- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
 	D- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
2. Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”.
 	 A. Ý nghĩa khuyên nhủ. B. Ý nghĩa phê phán.
 	 C. Ý nghĩa thách đố. D. Ý nghĩa ca ngợi.
3. Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là của tác giả:
A. Đặng Thai Mai. B. Hồ Chí Minh.
C. Trần Nhân Tông. D. Hoài Thanh.
4. Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
 	A- Trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù. 
 	B- Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
 	C- Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
 	D- Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại háo đất nước.
5. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào:
 	 A. Miêu tả. 	 B. Nghị luận.
 	C. Biểu cảm. 	 D. Tự sự.
6. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
 	 A. Cuộc sống lao động. 
 	B. Tình yêu lao động của con người.
 	C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
 	D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
II- TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: (2 điểm). Chép lại 3 câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất. Giải thích nghĩa 1 câu tục ngữ trong 3 câu vừa chép.
Câu 2: (5 điểm). Viết bài văn ngắn nghị luận bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác, qua đức tính của Bác em học tập được điều gì?
------------Hết---------
Đề thi này có 01 trang.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 7
Tiết theo PPCT: 104
I/ Trắc nghiệm (3 điểm) 
Câu
1
2 
3
4
5
6
Đáp án
B
A
B
A
B
C
- Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
II/ Tự luận 
Câu 1: (2 điểm)
 .- HS chép được 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX(1 đ).
 - Giải thích đúng nghĩa của 1 câu tục ngữ(1 đ).
Câu 2. ( 5 điểm)
Yêu cầu về nội dung (4 điểm), bài viết phải đảm bảo các ý chính sau:
Đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được biểu hiện trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. (dẫn chứng) (1đ)
Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hóa của người. (dẫn chứng) (1đ)
Thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác Hồ : cảm phục, ngợi ca chân thành, nồng nhiệt. (dẫn chứng) (1đ)
Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. (dẫn chứng) (1đ)
Yêu cầu về hình thức.
Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học, mắc ít lỗi (1 điểm).
------------Hết---------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NV 7 TIET 104.doc