I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì I lớp 8 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 8 Tiết: 63 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì I lớp 8 của học sinh. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Trường từ vựng TN TL TN TL Thấp Cao Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% - Nhớ được khái niệm trường từ vựng, nhận diện các từ cùng trường từ vựng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% 2. Từ tượng thanh, từ tượng hình. Hiểu được giá trị sử dụng của từ tượng thanh, tượng hình - Tìm được từ tượng hình tượng thanh trong 1 bài ca dao và hiểu được tác dụng của từ tượng thanh trong một văn bản cụ thể. Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 3. Tình thái từ Hiểu các nhóm tình thái từ và giá trị biểu đạt Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% 4. Các biện pháp tu từ - Nhận biết được phép nói quá. Nhận biết và hiểu được tác dụng, mục đích của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nói quá trong câu. - Biết viết đoạn văn trong đó sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Số câu: 4 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% 5. Dấu câu - Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾT: 63 (theo PTCT) I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Hãy lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất Câu 1. Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. B. là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ,...). C. Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc(thuần Việt, Hán Việt,...). Câu 2. Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động kinh tế. B. Hoạt động chính trị. C. Hoạt động văn hóa. D. Hoạt động xã hội. Câu 3. Từ tượng thanh in đậm trong đoạn văn: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..." có tác dụng gì? A. Tạo cho người đọc ấn tượng mạnh về bộ dạng, cử chỉ đau đớn, xót xa của lão Hạc khi kể với ông giáo chuyện bán con chó Vàng. B. Tạo cho người đọc sự xót xa, thương cảm cho lão Hạc khi phải bán con chó Vàng. C. Sự miêu tả chi tiết, tỉ mỉ của nhà văn về lão Hạc D. Tạo cho lão Hạc một diện mạo, dáng hình khác Câu 4. Tình thái từ được in đậm trong câu:" Giúp tôi với, lạy Chúa!" thuộc nhóm nào và có ý nghĩa gì? A. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện sự bắt buộc của người nói đối với người khác để làm một việc gì đó cho mình B. Tình thái từ cảm thán, biểu thị sự thuyết phục của người nói đối với một người khác để làm một việc gì đó cho mình? C. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện yêu cầu tha thiết của người nói về việc muốn người khác làm một việc gì đó cho mình D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm, thể hiện sự sợ hãi của người nói Câu 5. Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá? A. Chẳng tham nhà ngói ba tòa Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền. B. Làm trai cho đáng lên trai Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng. C. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. D. Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Câu 6. Ý nào nói không đúng về tác dụng của dấu ngoặc kép? A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. C. Đánh dấu(báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... được dẫn. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2,0 điểm). Đọc bài ca dao sau : Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần Xác định từ tượng thanh và chỉ ra tác dụng của nó trong bài ca dao trên? Câu 2: (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” (Bác ơi -Tố Hữu) 1. Hãy xác định biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng trong đoạn thơ trên? 2. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong đoạn thơ trên? Câu 3: (3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ (6-8 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. Gạch chân dưới biện pháp đó. -------------------------------Hết------------------------------- (Đề thi này có 2 trang) HƯỚNG DẪM CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn TIẾT: 63 I. Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: C Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: B Câu 6: C II. Tự luận Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2 điểm) - Từ tượng thanh: thánh thót - Tác dụng: Gợi cho người đọc ấn tượng mạnh về sự vất vả, gian lao của người nông dân. Họ phải một nắng hai sương, đổ những giọt mồ hôi, .... trên ruộng đồng mới có những bát cơm dẻo thơm. 1 điểm 1 điểm Câu 2 (2 điểm) - Biện pháp nói giảm nói tránh: đi - Tác dụng: Cái chết của Bác Hồ là một sự đau thương, mất mát vô cùng lớn của cả dân tộc Việt Nam. Việc dùng từ đi thay cho từ chết là để giảm nhẹ đi, để tránh đi phần nào sự đau buồn. 1 điểm 1 điểm Câu 3 (3 điểm) - Về nội dung: HS tự lựa chọn chủ đề , khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo về nội dung - Về kĩ năng: Đảm bảo số lượng câu quy định, có sử dụng và gạch chân dưới biện pháp nói giảm, nói tránh, trình bày trôi chảy, mạch lạc 2 điểm 1 điểm
Tài liệu đính kèm: