Giáo án Lịch sử 6 tuần 15: Nước Âu Lạc

Giáo án Lịch sử 6 tuần 15: Nước Âu Lạc

TIẾT :16 BÀI :14

NƯỚC ÂU LẠC

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

Giúp HS

- HS thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước

- Hiểu đựơc bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương b. Về kĩ năng

- Bồi dương kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử

 c. Về thái độ

 - Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù

 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu tài liệu + soạn giảng + Bản đồ Âu Lạc, lược đồ cuộc kháng chiến

b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1745Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 15: Nước Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/12 /2009
Ngày dạy: 05/12/2009
TIẾT :16 BÀI :14
NƯỚC ÂU LẠC
 1 . MỤC TIÊU 
 	a. Về kiến thức 
Giúp HS
- HS thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước 
- Hiểu đựơc bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương b. Về kĩ năng
- Bồi dương kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử
	c. Về thái độ
 - Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 	a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu tài liệu + soạn giảng + Bản đồ Âu Lạc, lược đồ cuộc kháng chiến 
b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi : Nhà nước Văn Lang ra đời nhằm giải quyết những yêu cầu gì của XH?
 Nội dung cơ bản đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang ?
 	* Đáp án :- Mục đích : + Tập chung sức mạnh để chống thiên nhiên 
 + Có sức mạnh chống trả các bộ lạc khác đến xâm lấn 
 + Cần có 1 tổ chức chặt chẽ hơn, cao hơn 
- Đời sống tinh thần:
 + XH có 3 tầng lớp 
 + Tổ chức lễ hội ,vui chơi
 + Có tín ngưỡng : Thờ cúng lực lượng thiên nhiên
 *Giới thiệu bài : 
 Trong tiết trước chúng ta đã nhận biết những nét nổi bật trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang . Nối tiếp nhà nước Văn Lang là nhà nước nào ?...BM
b. Dạy nội dung bài mới (36’)
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
 ?
H
 ?
H
 ?
H
?
H
 ?
H
?
H
G
?
H
G
?
H
?
H
G
?
H
 ?
H
?
H
H
 ?
?
H
?
H
 ?
H
?
 ?
H
G
?
G
?
H
H
G
?
?
H
Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào ? ở đâu ? ( Chỉ vị trí Văn Lang trên bản đồ)
=> Nước văn Lang ra đời khoảng thời gian TKVII TCN – Gia Ninh – Phú Thọ
Nhà nước Văn Lang bị quân Tần xâm lược trong hoàn cảnh nào ?
=> Cuối TK III TCN đời vua Hùng 18 đất nước Văn Lang không còn được bình yên như trước, vua không lo sửa sang võ bị, ham ăn uống vui chơi , lụt lội, hạn hán thường xuyên xẩy ra đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
Qua chuyện kể, ti vi, em biết gì về nhà Tần
=> 221 TCN kết thúc thời xuân thu chiến quốc nhà Tần thành lập mở đầu cho thời kì các triều đại phong kiến Trung Quốc nước Tần tiêu diệt 6 nước kết thúc cục diện “ Thất hùng” thời chiến quốc ( Tề,Yên, Hàn Triệu, Nguỵ ,Tần) thống nhất Trung quốc .Vua nước tần : Tần doanh Chính tự xưng Tần Thuỷ Hoàng thiết lập 1 nhà nước quân chủ trung ương tập quyền chuyên chế hùng mạnh => Thể hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ : Tần Thuỷ Hoàng đem quân đánh Hung Nô xâm chiếm đất đai Hà Sáo thành lập 44 huyện củng cố vững chắc Vạn Lí Trường Thành ngăn chặn Hung Nô tấn công . Mặt khác huy động 1 đạo quân khổng lồ 50 vạn quân xuống phía Nam xâm lược Bách Việt 
Vì sao nhà Tần xâm lược nước ta ?
=>Tư tưởng bành trướng, mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam 
Theo em những ai sẽ phải đương đầu với quân xâm lược
=> Người Tây Âu – người Lạc Việt – họ có quan hệ gắn bó tình cảm 
Thời gian nào quân Tần mở cuộc tấn công xâm lược nước ta ?
=> 218 TCN Tần Thuỷ Hoàng sai tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân xuống chinh phục vùng đất phía nam chia 5 mũi đánh : Chiết Giang Phúc Kiến,Quảng Đông,Quảng Tây ,Quý Châu – Trung Quốc
- Việc quân Tần tiến hành chinh phục vùng đất phía Nam đối với người Âu Lạc- Lạc Việt trở thành nguy cơ bị xâm lấn không sớm thì muộn 
Người Âu Việt và Lạc Việt đánh địch như thế nào ? Cử ai chỉ huy ?
=> Sau khi quan Tần tấn công Quảng Tây,từ đây chúng chia thành 2 mũi tấn công vào địa bàn sinh sông của người Âu Việt Lạc Việt 
+ Mũi thứ nhất theo đường sông Kì Cùng 
+ Mũi thứ hai theo đường sông Hồng 
=> Trước nạn xâm lược của quân Tần người Âu Việt và lạc Việt đã tập hợp nhau lại để tự vệ 
- Thục Phán thủ lĩnh của người Âu Lạc lúc bấy giờ là 1 tướng trẻ, thông minh, gan dạ được người Âu Việt và Lạc Việt cử ra chỉ huy chiến đấu
Họ đã dùng cách đánh như thế nào ?
=> Cuộc chiến đấu của người Âu Việt và Lạc Việt chống lại sự xâm lấn của quân Tần diễn ra vô cùng ác liệt ở 2 bên bờ sông Kì Cùng Lực lượng địch đông ,vũ khí lương thực đầy đủ lại đang trên đà tấn công nên chúng tấn công ồ ạt vào đất của người Âu Việt – Lạc Việt
Tại sao người AV-LV lại dùng cách đánh này ưu điểm ở chỗ nào ?
=> Họ nhận thấy không thể dàn quân đối mặt với quân thù họ bảo nhau kháng cự lâu dài 
- Là cách đánh : Lấy yếu chống mạnh, lấy ít đánh nhiều, lấy lâu dài tại chỗ để chống lại quân giặc ở xa, sử dụng chiến thuật đánh du kích => Tạo điều kiện cho quan ta phát huy triệt để yếu tố : Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, làm cho địch bộc lộ những yếu điểm của chúng : không thích hợp thuỷ thổ, tiếp tế lương thực khó khăn, lòng người chán nản 
- Cho nên họ bỏ nhà cửa ruộng vườn kéo nhau vào rừng sâu, núi cao  già trẻ trai gái đều than gia chống giặc, ngày ẩn tránh đêm bất thần xông ra đánh giặc rồi nhanh chóng rút lui => Tình thế cử thế kéo dài đẩy quân Tần vào tình thế ngày càng khó nhăn .Quân Tần đóng ở làng xóm không có người ở ,hết lương thực không hợp khí hậu bị bệnh tật nhiều 
 - Trong khi đó quân ta thường xuyên đánh tỉa nên lực lượng địch ngày càng hao mòn sử Trung Quốc thú nhận : Tiến không đựơc thoái cũng không xong, đàn ông quanh năm mặc áo giáp,đàn bà suốt ngày chuyển lương khổ không sống nổi người ta thắt cổ trên cây, dọc đường người chết trông nhau 
 Cuộc chiến đấu cứ thế diễn ra nhiều năm 
Kết quả như thế nào ?
=> Hàng vạn quân Tần bị tiêu diệt .Chủ tướng Đồ Thư bỏ mạng – Khi Tần Thuỷ Hoàng chết nhân dân Trung Quốc nổi dậy khắp nơi nhà Tần phải rút quân về 
Tại sao quân Tần thất bại ?
=> Ta có cách đánh thông minh, địch bị động 
Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Âu Việt và Lạc Việt 
=> Kiên cường, dũng cảm
 Đọc SGK
Sau thắng lơi vẻ vang Thục Phán đã làm gì ?
Việc làm này thể hiện điều gì ?
=> Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần ai là ngưòi có công nhất ? Lúc đó vua Hùng ra sao ?
=> Việc vua Hùng phải nhường ngôi là điều tất yếu thể hiện ý chí thống nhất và quyết tâm bảo vệ đất đai của người Việt vì tuy cuộc kháng chiến thắng lợi nhưng nguy cơ xâm lược chưa hết 
Em biết gì về tên Âu Lạc ?
=> Hai tiếng của 2 dân tộc : Tây Âu – Lạc Việt thể hiên sự đoàn kết 
 Thục phán có ý định gì ?
Vì sao Thục Phán quyết định rời đô từ Bạch Hạc về Phong Khê ?
=> Là trung tâm đất nước, dân cư đông đúc gồm các con sông lớn, thuận lợi cho việc đi lại 
=> Lúc đầu An Dương Vương vẫn đóng đô ở Bạch Hạc 1 thời gian sau rời đô đến Cổ Loa là miền đất cao của châu thổ sông Hồng , lúc đó có tên là Chạ Chủ vì vùng đất này cao ráo quang đãng dân cư đông đúc dòng sông Hoàng vốn là 1 nhánh của sông Hồng uốn lượn bao quanh chạ chủ rồi thông sang sông cầu, từ sông Hoàng qua sông Hồng có thể ngược lên mạn bắc sang sông Cầu có thể xuôi ra biển đông đó là 1 vị trí có địa thế thuận lợi hơn hẳn so với Phong Châu trong việc chỉ huy xây dựng bảo vệ đất nước
Tổ chức của nhà nước Văn Lang như thế nào ? Có gì khác so với Văn Lang ? Sơ đồ
Chuyển ý :Trong quá trình phát triển nước Âu Lạc có gì thay đổi 
Từ khi nhà nước Văn Lang thành lập đến khi nhà nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỉ ?
- Hơn 4 TK 
Trong thời gian đó đất nước có gì thay đổi => Nông nghiệp..
Quan sát H 31,33 => H39,40 so sánh 2 loại công cụ lao động 
=> Lưỡi cày đồng đựơc cải tiến, dùng phổ biến 
Nghề thủ công có gì phát triển?
=> Đặc biệt xây dựng, luyện kim phát triển công cụ đồng, sắt sản xuất nhiều 
Tại sao có sự biên đổi đó 
=> Tinh thần vươn lên của nhân dân, tác động của cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc
XH Âu Lạc còn có sự thay đổi gì ?
So sánh nhà nước Văn Lang- ÂU Lạc giống nhau, khác nhau về tổ chức nhà nước 
1.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tần diễn ra như thế nào ? ( 16’)
- 218 TCN quân Tần mở cuộc tấn công xâm lược nứơc ta
- Người Âu Việt – Lạc Việt cử Thục Phán chỉ huy 
- Họ trốn vào rừng ngày ở yên đêm ra đánh quân Tần => Đánh lâu dài 
- 208 TCN người Việt phá đựơc quân Tần giết được hiệu uý Đồ Thư 
2 Nước âu lạc ra đời ( 10’ )
- 207TCN Thục Phán buộc vua Hùng phải nhường ngôi 
=> Sát nhập Tây Âu vào Lạc Việt
Thành nước Âu Lạc 
- Thục Phán tự xưng : An Dương Vương tổ chức lại nhà nước 
- Đóng đô ở Phong Khê( Hà Nội)
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương .Giúp vua có Lạc hầu lạc tướng 
- Nhà nước chia nhiều bộ - đứng đầu là lạc tướng
- Dưới bộ là chiềng chạ đứng đầu là bồ chính 
=> Quyền hành nhà nước cao hơn vua có quyền cao hơn
3 / đất nước âu lạc có gì thay đổi? ( 10’)
* Nông nghiệp:
 - Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến
 - Trồng lúa hoa màu 
 - Chăn nuôi ,đánh bắt cá phát triển
* Thủ công nghiệp:
 - Gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền, xây dựng, luyện kim => Đều phát triển hơn trước 
*Dân số tăng 
*Sự phân biệt giàu nghèo sâu sắc hơn 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
GV khái quát bài học 
Bài tập 2,3 trong vở bài tập T35 
 Đáp án : Bài 2 = 4
 Bài 3 = 4
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Nắm chắc nội dung bài học 
Hoàn thiện bài tập trong vở bài tập 
Chuẩn bị bài : Nước âu Lạc tiếp theo, theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docT 15.doc