Giáo án Lịch sử 7 kì 1 - Trường PTDT Nội Trú

Giáo án Lịch sử 7 kì 1 - Trường PTDT Nội Trú

TIẾT 1: BÀI 1

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN

Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ -TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:

 - Trình bày được sự ra đời XHPK ở Châu Âu?

 - Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng nề kinh tế lãnh đ

- Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại: Sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.

2. Kĩ năng:

- H/s biết xác lập các vị trí các quốc gia PK ở châu Âu trên bản đồ.

-Biết vận dụng phương pháp so sánh ,đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội PK.

 

doc 124 trang Người đăng vultt Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 kì 1 - Trường PTDT Nội Trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
===================*******==================
 Tuần:1 
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:7a:
	 7b:	 
Tiết 1: Bài 1
Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến
ở châu âu (thời sơ -trung kì trung đại)
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: 
 - Trình bày được sự ra đời XHPK ở Châu Âu?
 - Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng nề kinh tế lãnh đ
- Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại: Sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân. 
2. Kĩ năng:
- h/s biết xác lập các vị trí các quốc gia PK ở châu Âu trên bản đồ.
-Biết vận dụng phương pháp so sánh ,đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội PK.
3. Tư tưởng:
- h/s thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ chiếm hữu nô lệ sang xã hội PK.
II- chuẩn bị
	 G: Tranh ảnh cần thiết.
 H: Chuẩn bị trước bài ở nhà
III. hoạt động dạy - học
 1.ÔĐTC:Kt sỹ số:7a..
 7b
 2.KTBC:ko k.tra.
 3. Bài mới:
*Giới thiệu:Lịch sử loài người phải trải qua nhiều giai đoạn.ở lớp 6 chúng ta đã học LS cổ đại, tiếp sang lớp 7 chúng ta sẽ đi tìm hiểu giai đoạn LS trung đại.
Hoạt động của thầy- trò.
Nội dung bài học
H Đ 1: 
? Cuoỏi theỏ kổ V, ụỷ phửụngTaõy coự sửù kieọn gỡ xảy ra? 
( Cuoỏi theỏ kổ V, ngửụứi Gieựcman xaõm chieỏm Taõy Aõu)
? Khi traứn vaứo laừnh thoồ cuỷa ẹeỏ Quoỏc Roõ-ma ngửụứi Giec-man ủaừ laứm gỡ?
(Cuoỏi theỏ kổ V,ngửụứi Giec-man tieõu dieọt caực quoỏc gia coồ ủaùi,laọp neõn nhieàu vửụng quoỏc mụựi. ) 
 Ăng Glô Xắc Xông - Anh
Phơ Răng - Pháp
Tây Gốt - Tây Ban Nha
Đông Gốt - Italia...
? Sau đó người Giéc Man đã làm gì?
H: Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.
? Nhửừng vieọc laứm aỏy ủaừ coự taực ủoọng gỡ ủeỏn sửù hỡnh thaứnh xaừ hoọi phong kieỏn Chaõu AÂu?
 H: Bộ máy nhà nước CHNL sụp đổ.
Các giai cấp mới xuất hiện: Laừnh chuựa Phong Kieỏn vaứ Noõng Nô
? Những người như thế nào được gọi là lãnh chúa phong kiến.
? Nông nô được hình thành từ tầng lớp nào.
HĐ2:
G cho H đọc ở trong lãnh địa... thu tô thuế-> hết.
THBVMT
?Em hiểu như thế nào là “ lãnh địa” “lãnh chúa” “nông nô”.
-Laứ vuứng ủaỏt roọng lụựn do Laừnh Chuựa laứm chuỷ trong ủoự coự laõu ủaứi thaứnh quaựch.
H:Quan sát H1 
?Em hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến H1 sgk.
 một đất nước thu nhỏ. Lãnh chúa như vua con>.
? Đời sống sinh hoạt của lãnh chúa nông nô trong lãnh địa như thế nào.
( bóc lột nông nô, họ không phải lao động. Sống sung sướng, xa hoa)
( Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác)
? ẹaởc ủieồm chớnh cuỷa neàn kinh teỏ Laừnh ủũa laứ gỡ? 
-ẹaởc ủieồm kinh teỏ tửù cung tửù caỏp,khoõng trao ủoồi vụựi beõn ngoaứi.
? Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến ở Châu Âu.
-Xã hội cổ đại 2 giai cấp chủ nô- nô lệ.
Nô lệ là công cụ biết nói.
-Xã hội phong kiến 2 giai cấp lãnh chúa- nông nô.
Nông nô nộp tô thuế cho lãnh chúa.
HĐ3:
? HS ủoùc SGK phaàn 3
H:Đọc sgk từ “nhưng từ thế kỉ...”
? Đặc điểm của thành thị là gì .
THBVMT
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
(Cuoỏi theỏ kổ XI saỷn xuaỏt phaựt trieồn haứng hoựa thửứa ủửụùc ủem ủi baựn-thũ traỏn ra ủụứi –Thaứnh thũ trung ủaùi xuaỏt hieọn.)
? Hoạt động của thành thị(cư dân chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân. Họ lập phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất, buôn bán.
? Thành thị ra đời có vai trò gì?
H:Quan sát bức tranh H2 sgk ? 
Em hãy miêu tả lại cuộc sống của thành thị qua bức tranh.
G:Sơ kết. 
 1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
*Hoàn cảnh lịch sử.
Cuối thế kỉ V người Giécman tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây lập nên quốc gia mới.
*Những biến đổi trong xã hội.
- Người Giec man chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau
-Tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng đất, phong tước vị-> lãnh chúa phong kiến.
-Nô lệ, nhân dân-> nông nô lệ thuộc lãnh chúa.
-> Xã hội phong kiến hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến.
-Lãnh địa là vùng đất đai rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài, thành quách...
-Lãnh chúa: Sống xa hoa, đầy đủ.
-Nông nô: Đói nghèo cực khổ, chống lãnh chúa.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độclập mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa
3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
Sự ra đời:
+ Thời kì Pk: lãnh địa đóng kín không trao đổi với bên ngoài.
+ Cuối thế kỉ XI sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Từ đây hình thành các thị trấn rồi phát triển thành thành phố gọi là thành thị.
- Hoạt động của thành thị: cư dân chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân. Họ lập phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất, buôn bán.
-Vai trò:
Thúc đẩy sản xuất và buôn bán, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
4: Củng cố
? Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?
? Nền kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị có gì khác nhau?
5. Dặn dò: 
HS về đọc nội dung sgk bài 2.
-Sưu tầm tư liệu lịch sử thế giới trung đại.
 Ngày giảng: 7a:
 7b:
Tích hợp bảo vệ môi trường
Tiết 2 – Bài 2
Sự suy vong của chế độ phong kiến 
và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu âu
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: 
 - Biết được nguyên nhân , trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của nó.
- Trình bày được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
2. Kĩ năng:
 - h/s biết xác định được các hướng đi của các nhà thám hiểm châu Âu trên bản đồ thế giới (Địa cầu).
- Biết khai thác các tranh ảnh. 
3. Tư tưởng:
- h/s thấy được sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người:Từ xã hội PK phát triển lên X/hội TBCN ở châu Âu;Mở rộng giao lưu các nước là điều tất yếu.
II. chuẩn bị 
	G: - Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
Tranh ảnh cần thiết.
 H: Đọc và chuẩn bị bài 
III- hoạt động dạy - học: 
1.ÔĐTC: Ktra sỹ số:7a:..
 7b:
 2.KTBC: 
 ? Các thành thị trung đại đã ra đời ntn? vai trò của nó?
 3.Bài mới:
 *Giới thiệu:
 Sang thế kỉ XV nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, họ cần tiêu thụ hàng hoá và mua nguyên liệu nhưng những con đường lục địa đã bị độc chiếm vì vậy người phương Tây đã tiến hành các cuộc phát kiến địa lí bắng đường biển, thị trường mở rộng, kinh tế hàng hoá phát triển đã phá vỡ chế độ phong kiến hình thành xã hội tư bản Châu Âu...
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung bài học
HĐ1:
THBVMT
?Vì sao lại có những cuộc phát kiến địa lí.
- Do yeõu caàu phaựt trieồn cuỷa saỷn xuaỏt đ nhu caàu veà thũ trửụứng mụựi, nguyeõn lieọu, vaứng baùc .
? Các cuộc phát kiến địa lí được thực hiện nhờ có điều kiện nào?
Khoa học phát triển, đóng tàu lớn, có la bàn, hải đồ...
H:Quan sát H3 sgk
? Em hãy mô tả con tàu Ca ra ven. 
( To lớn, có nhiều buồm, bánh lái)
G:Dùng lược đồ kể về những cuộc phát kiến địa lí.
-1415 Hoàng tử Hen ri người Bồ sang lập ra trường đại học hàng hải thiên văn, địa lí, từ 1416 năm nào cũng có 1 đoàn thám hiểm ra đi họ mất 82 năm mới tìm ra ấn Độ.
-8/1487 Nhà thám hiểm Báctơmi Điaxơ đã đến được mũi cực Nam Châu Phi gặp bão bất ngờ thổi bật xuống cực Nam Mũi bão táp, mũi Hảo Vọng.
...Thuỷ thủ nổi loạn trở về.
-1498 Vaxcôđơ Gama (người Bồ) ông hoàn thành con đường sang ấn Độ lúc đó ông mới 28 tuổi, với 160 thuỷ thủ khi trở về mang hàng trị giá 60 lần số tiền dùng cho chuyến đi từ đó họ độc chiếm con đường ấn Độ 18 năm liền-> sang Trung Quốc, Nhật.
-Cùng thời gian này Crit Xốp Côlômbô (người Bồ) ông là nhà buôn, nhà nghiên cứu thiên văn, địa lí, hoạ đồ. Nảy ra ý định sang Đông Nam á qua đại tây dương ông trình kế hoạch lên quốc vương Bồ không được chấp nhận ông sang Tây Ban Nha thực hiện 4 chuyến đi sang Châu Mĩ nhưng ông tưởng đó là ấn Độ. Sau này Amêri Gô khẳng định đó là châu lục mới vì vậy châu lục này mang tên Amê Rica.
-MaGien Lăng 1519-1522 đi vòng quanh trái đất làm rạng rỡ tên tuổi ông nó hoàn chỉnh những thành tựu của các nhà thám hiểm, nó chứng minh quả đất hình tròn vì thế chiến công của ông vượt lên tất cả mọi chiến công.
?Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn và nêu sơ lược về các cuộc hành trình đó trên bản đồ.
G: một số nét về cuộc đời C. Côlômbô
? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đó là gì?
-Kết quả:
+Tìm ra những con đường nối liền Châu Lục.
+Đem lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.
+Đặt cơ sở mở rộng thị trường.
?ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí.
( Đem lại những kiến thức về thiên văn, địa lí, hàng hải, kính thích khoa học phát triển.
+Mở rộng và thúc đẩy thương mại.
+Tạo nên quá trình tích luỹ tư bản cho tư sản Châu Âu.)
G:Như vậy các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu và thúc đẩy quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ làm cho chế độ phong kiến suy vong, tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa ra đời phát triển.
HĐ 2: H đọc sgk.
? Quý tộc và thương nhân Châu Âu đã tích luỹ vốn và nhân công bằng cách nào?
G:Nhờ có vốn, công nhân làm thuê họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền.
(Sự ra đời của giai cấp tư sản: Quý tộc, thương nhân giàu có nhờ cướp bóc của cải và tài nguyên các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động của người làm thuê)
? Giai cấp vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào 
(Giai cấp vô sản hình thành từ những người nông nô bị tứơc đoạt ruộng đất, buộc phải làm việc trong các xí nghiệp của tư sản)
GV: Sau các cuộc phát kiến địa lí, giai cấp tư sản Châu Âu giàu lên nhanh chóng họ cướp bóc ruộng đất, thuộc địa, tài nguyên mở rộng kinh doanh, lập trang trại, công trường thủ công, kinh tế hàng hoá phát triển, đây là tiền đề cần thiết cho kinh tế hàng hoá phát triển cho một nền sản xuất mới-> Chủ nghĩa tư bản ra đời ngay trong lòng xã hội phong kiến. 
 1.Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
*Nguyên nhân:
-Do nhu cầu phát triển sản xuất .
- Những cuộc phát kiến lớn về địa lí .
+1487 B. Đi. A- xơ đến cực Nam Châu Phi.
+1498 Va- xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam ấn Độ.
+1492 Crít Xtốp Côlômbô tìm ra Châu Mĩ.
+1519-1522 Ma gien Lan đi vòng quanh trái đất.
-ý nghĩa: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu âu
>Làm cho chế độ phong kiến suy yếu tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản hình thành.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
Giai cấp tư sản và vô sản hình thành.
-> Quan hệ sản xuất hình thành.
4. Củng cố
? Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu?
? ý nghĩa cuộc phát kiến...?
? Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Châu Âu được hình thành như thế nào?
5.Dặn dò: 
- Về học bài cũ
- xem trước : + Phong trào văn hoá Phục Hưng
 + Phong trào cải cách tôn giáo. 
 Ngày giảng: 7a:
tuần : 2 7b:
 Tích hợp bảo vệ môi trường
Tiết 3 – Bài 3
Cuộc đấu tranh  ... i nghĩa phát triển từ Thanh Hoá đến Hoá Châu
 - Năm 1413 Khởi nghĩa thất bại
 4. Củng cố: 
 	 - Hai hs lên trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh trên bản đồ?
 	 - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần ? ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa đó ?
5. Dặn dò
 	 - Hướng dẫn học bài theo câu hỏi sgk
 	 - Chuẩn bị bài 12
 	 - Tài liệu tham khảo về Nguyễn Trãi
Rút kinh nghiệm
Tuần 18
 Ngày soạn /12/ 2010
 Ngày dạy: 7A: / 12/ 2010 
 7B: / 12/ 2010
Tiết 35: Làm bài tập lịch sử
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức
 - Củng cố lại kiến thức lịch sử của phần chương III,bằng quan sát bản đồ, lập bảng thống kê, cách làm bài tập trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận
 2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng vẽ tô mầu, điền ký hiệu vào bản đồ, biết lập bảng thống kê, làm bài tập trắc nghiệm khách quan
 3. Thái độ 
 - Giáo dục niềm tin lòng tự hào, truyền thống và thành tựu văn hoá
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
 - Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống-Mông-Nguyên
 - Bảng thống kê các chiến thắng.
 Học sinh: 
 - Đồ dùng học tập
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: 
KTSS 7A: 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trình bày các cuộc đấu tranh của quý tộc Trần?
 Hs trả lời: ( Bài 18 – Mục 3)
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hs làm bài tập 1 
- Hs: Quan sát bản đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần III
- Gv: Giới thiệu các ký hiệu trên bản đồ? ý nghĩa của các ký hiệu đó? 
- Hs: Vận dụng vẽ đọc bản đồ trên bảng
* Hoạt động 2: Hs làm bài tập 2 
- Gv: Hướng dẫn hs lập bảng thống kê các chiến thắng chống quân xâm lược thế kỷ XI-XIII ghi trên bảng phụ:
Triều đại
Thời gian
 Kháng chiến
- Nhà Lý
1077
- Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi
- Nhà Trần
1258
- Chiến thắng quân Mông Cổ lần I
1285
- Chiến thắng quân Nguyên lần II
1288
- Chiến thắng quân Nguyên lần III
* Hoạt động 3: Hs làm bài tập 3 
- Gv: Hướng dẫn hs làm bài tập trắc nghiệm khách quan (làm theo phiếu học tập) khoang tròn ý đúng 
 * Câu 1: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào ?
 a. Trung ương tập quyền 
 b. Phong kiến phân quyền 
 c. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền 
 d. Câu a, b sai, câu c đúng 
 * Câu 2: Đời vua cuối cùng của vua Lý là ai?
 a. Lý Huệ Tông
 b. Lý Anh Tông
 c. Lý Cao Tông 
 d. Lý Chiêu Hoàng 
 * Câu 3: Trần Cảnh lên ngôi vua vào lúc bao nhiêu tuổi:
 a. 10 tuổi
 b. 12 tuổi
 c. 6 tuổi
 d. 8 tuổi
 * Câu 3: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Gv: Hướng dẫn hs làm bài tập:
 +Sự ủng hộ của nhân dân
 +Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các tướng lĩnh ,với đường lối chiến luợc đúng đắn, kịp thời sáng tạo
- Gv: Sơ kết toàn bài
1. Bài tập 1
 - Giới thiệu phương pháp và cách vẽ, đọc bản đồ lịch sử (cụ thể: Bản đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần III) 
2. Bài tập 2
 - Lập bảng thống kê các chiến thắng chống quân xâm lược thế kỷ XI – XIII theo mẫu ghi trên bảng phụ. 
3. Bài tập 3
 Bài tập trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận 
 4. Củng cố
 	- Chỉ và giới thiệu cách vẽ, đọc bản đồ cuộc kháng chiến chống Nguyên lần III?
 	- Nêu cách lập bảng thống kê về các chiến thắng thế kỷ XIII của nhân dân ?
 	- Cách làm bài tập trắc nghiệm?
5. Dặn dò
 	 - Học bài theo câu hỏi trên
 	 - Tự đưa ra bản đồ đọc, vẽ
 	 - Tự lập 1 bảng thống kê về 1 giai đoạn lịch sử đã học
Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn /12/ 2010
 Ngày dạy: 7A: / 12/ 2010 
 7B: / 12/ 2010
Tiết 36 : Ôn tập
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
 Hệ thống lại phần kiến thức lịch sử Việt Nam mà các em đã được học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV.
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng hệ thống kiến thức lịch sử. Kĩ năng nhớ sự kiện lịch sử thông qua các bài tập.
3. Tư tưởng
 Giáo dục thái độ học tập đúng đắn, sự yêu ghét sự đánh giá khách quan các sự kiện lịch sử và niềm tự hào dân tộc.
II. chuẩn bị
- G: Nội dung bảng thống kê
- H: ôn tập kĩ ở nhà.
III. tiến trình dạy - học
1.ổn định lớp.
KTSS 7A: 7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
? Em hãy nêu những cải cách của Hồ Quý Ly tác dụng và hạn chế của những cải cách đó.
3. Bài mới 
* Giới thiệu nội dung ôn: Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XIV.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Yêu cầu H Lập bảng thống kê : các triều đại phong kiến từ thế kỉ X-XIV, thời gian, các cuộc kháng chiến chống xâm lược, các thành tựu văn hoá, khoa học của các triều đại đó, những tấm gương tiêu biểu.
1. Bảng thống kê các triều đại phong kiến
 từ thế kỉ X-XIV, các cuộc kháng chiến chống xâm lược, các thành tựu văn hoá, khoa học của các triều đại đó, những tấm gương tiêu biểu.
Triều đại 
 thời Gian
Kháng chiến
Gương tiêu biểu
Thành tựu văn hoá, khoa học
Lĩnh vực kinh tế
Ngô
938-968
Kháng chiến chống Nam Hán 938
Ngô Quyền
Đặt nền móng cho nền độc lập.
Quy định triếu nghê phẩm phục, phân cấp...
Chú trọng kinh tế nông nghiệp, đê điều...
Đinh
 968-979
Dẹp loạn 12 sứ quân
Đinh Bộ Lĩnh 
Tiếp tục xây dựng cải cách chính quyền trung ương ruộng đất làng xã là chủ yếu.
- Xây cung điện, đúc tiền.
- Kinh đô Hoa Lư.
Tiền Lê 979-1009
Kháng chiến chống Tống 981
Lê Hoàn
Ruộng thuộc sở hữu làng xã nhân dân nhận ruộng nộp tô thuế.
-Vua tổ chức cày tịnh điền.
-Xây dựng 1 số xưởng thủ công nhà nước.
-Dựng kinh đô Hoa Lư tráng lệ.
-Giáo dục chưa phát triển.
-1 số nhà sư mở lớp học.
Lý
1009-1225
Kháng chiến chống Tống 1075;1076;1077
Lý Công Uẩn Lý Thường Kiệt 
- Ruộng sở hữu của vua nhân dân được chia ruộng đất công- nộp tô thuế.
+ Ruộng đất được chia cho con cháu.
+ Ruộng lấy làm nơi thờ phụng xây chùa.
+ Khuyến khích khai hoang phát triển, đào kênh, mương.
-Thủ công nghiệp, thương nghiệp rất phát triển
-1070 Xây dựng văn miếu.
-1075 Mở khoa thi đầu.
-1076 Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên nước ta.
- Đạo phật phát triển, các nhà sư được trọng dụng.
-Kiến trúc: Chùa 1 cột.
+Rồng thời Lý-> nét độc đáo nền văn hoá Thăng Long.
Trần 1226-1400
Kháng chiến chống Mông Cổ 1258 kháng chiến chống Mông- Nguyên 1285 kháng chiến chống Mông- Nguyên lần III. 1287-1288.
Trần thủ Độ.
Trần Hưng Đạo
Trần Khánh Dư
Trần Nguyên Đán
Trần Bình Trọng...
Thầy giáo Chu Văn An
Sử học Lê Văn Hưu
Thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
- Kinh tế nông nghiệp: Khẩn hoang, mở rộng S, đắp đê .
-> Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp kinh tế phát triển nhanh chóng.
-Thủ công nghiệp phát triển nhiều ngành nghề.
tổ chức nhà nước, tổ chức truyền thống
-> làng nghề, phường nghề.
- Thương nghiệp:
Hoạtđộng tấp nập chợ mở ở nhiều nơi, chợ Vân Đồn, trung tâm Thăng Long sầm uất.
Trao đổi với nước ngoài.
- Tín ngưỡng, phong tục cổ truyền phổ biến, đạo phật rất phát triển.
- Nho giáo phát triển.
- Văn học chữ Hán, Nôm co tác phẩm: Hịch tướng sĩ
Phò giá về kinh.
Phú sông Bạch Đằng.
- Tổ chức thi thường xuyên.
- Đề ra cơ quan chuyên viết sử .
-Y học, khoa học.
+ Súng thần cơ .
- Kiến trúc: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.
Hoàng Thành...
4. Củng cố 
 G sơ kết toàn bộ nội dung vừa ôn tập
5. Dặn dò
 Ôn tập kĩ lại toàn bộ nội dung chương trình – Tiết sau kiểm tra học kì I
Rút kinh nghiệm
Tuần 19
 Ngày soạn /12/ 2010
 Ngày dạy: 7A: / 12/ 2010 
 7B: / 12/ 2010
Tiết 36
Kiểm tra học kỳ I
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức
 - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức cơ bản đã học ở kỳ I. Đặc biệt là phần lịch sử thế giới trung đại, và lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến XV
 - Đánh giá nhận thức của hs
 2. Kỹ năng
 - Có khả năng so sánh, nhận định, rèn phong cách học tập chủ động, tích cực
 3. Thái độ
 - Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
II.Chuẩn bị:
G: Ma trận đề, đề, đáp án, biểu điểm
H : Giấy kiểm tra
III. Tiến trình dạy - học
 1. ổn định tổ chức: 
KTSS 7A : 7B :
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới: Gv chép đề lên bảng 
đề kiểm tra học kì I Năm học 2009-2010
 Thời gian: 45 phút
Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
 Lịch sử thế giới trung đại
C1
 2,0
1
 2,0
 Lịch sử Việt Nam 
C2
 4,0
1
4,0
C3 
4,0
1
4,0
Tổng
1
2,0
1
 4,0
1
 4,0
3
 10
Đề bài
Câu 1: ( 2 điểm) Nêu thời gian hình thành, phát triển và suy vong của xã hội phong kiến? 
Câu2: (4 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và cho biết vì sao bài học đó vẫn có ý nghĩa tới ngày nay ? 
Câu3: ( 4 điểm) Trình bày những cải cách của Hồ Quý Ly? Những cải cách đó có tác dụng và hạn chế gì? 
Đáp án và biếu điểm kiểm tra học kì I
Câu 1: ( 2 điểm) 
 - Thời gian hình thành: XHPK Phương Đông : Thế kỉ III TCN đến thế kỉ X
 XHPK Phương Tây : Thế kỉ V đến thế kỉ X
- Thời gian phát triển: XHPK Phương Đông : Thế kỉ X đến thế kỉ XV
 XHPK Phương Tây : Thế kỉ XI đến thế kỉ XIV
- Thời gian suy vong: XHPK Phương Đông : Thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
 XHPK Phương Tây : Thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI
Câu 2 ( 4 điểm)
* ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi của 3 lần kháng chiến đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Làm thất bại mưu đồ thôn tính của các nước châu á.
- Bảo vệ nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ.
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam, để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết, quan tâm đến nhân dân, dựa vào dân để đánh giặc, phải có chiến thuật đúng đắn trong cách đánh giặc.
* Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí để đối phó với giặc và phải biết lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh.
* Bài học đó vẫn có ý nghĩa tới ngày nayvì tuy đất nước chúng ta đã hết chiến tranh nhưng kẻ địch luôn âm mưu gây diễn biến hoà bình, chia rẽ dân tộc, ngăn cản sự phát triển của đất nước. Chỉ có sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân thì mới làm thất bại âm mưu đó của kẻ thù.
Câu 3: ( 4 điểm)
* Những cải cách của Hồ Quý Ly:
- Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần.
- Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: Thực hiện chính sách hạn nô
- Văn hoá, giáo dục: Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. Sửa đổi quy chế thi cử học tập.
- Quốc phòng: Làm tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, thuyền chiến, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố.
* Tác dụng:
- Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ.
- Làm suy yếu thế lực họ Trần.
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
* Hạn chế:
Các chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa hợp lòng dân.
4. Củng cố:
 - GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
5. Dặn dò 
 - Chuẩn bị chương trình của kì II
* Kết quả:
7A: Giỏi khá TB Yếu 
7B: Giỏi khá TB Yếu
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 het ki I Chuan.doc