Giáo án Lịch sử 7 tuần 9

Giáo án Lịch sử 7 tuần 9

Tiết 17: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

 1 . MỤC TIÊU

a. Về kiến thức

Giúp HS

- Khắc sâu kiến thức đã học ở phần chương I và chương II.

- Biết cách làm bài tập lịch sử phần trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tránh một số lỗi thông thường mắc phải trong khi học sinh làm bài tập và làm bài kiểm tra.

 b. Về kĩ năng

- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, bài kiểm tra. Biết cách so sánh và lập các bảng biểu thống kê.

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1654Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29/10/2009
Ngày dạy: 01/11/2009
Tiết 17: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
 	1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
- Khắc sâu kiến thức đã học ở phần chương I và chương II.
- Biết cách làm bài tập lịch sử phần trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tránh một số lỗi thông thường mắc phải trong khi học sinh làm bài tập và làm bài kiểm tra.
 	b. Về kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, bài kiểm tra. Biết cách so sánh và lập các bảng biểu thống kê.
	c. Về thái độ
- Ý thức được tầm quan trọng của việc khắc sâu kiến thức, việc làm bài tập lịch sử là thường xuyên và liên tục.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Nghiên cứu tài liệu 
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : Ôn lại chương trình đã học
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (3’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài tập của học sinh.
*Giới thiệu bài : Trong quá trình học bộ môn lịch sử, việc làm bài tập là 1 phương tiện để nắm bắt kiến thức bộ môn 1 cách tư duy, khoa học. Vì vậy chúng ta cần nắm bắt được cách làm các dạng bài tập lịch sử để học bộ môn được tốt hơn.
b. Dạy nội dung bài mới (38’) 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- GV: Hỏi học sinh về các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan gồm có những loại nào?
- HS: Trình bày theo sự hiểu biết của mình.
- GV: Cùng học sinh tìm hiểu và ghi các dạng bài tập trên bảng.
- HS: Cùng tham gia ý kiến.
- GV: Nói về các lỗi thường gặp khi học sinh làm bài kiểm tra.
- Vừa vấn đáp học sinh vừa giải thích. (Khoanh nhiều phương án, tẩy xóa, nối giữa 2 phương án)
- HS: Chú ý, theo dõi và ghi chép.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các dạng câu hỏi tự luận.
- GV: Hỏi học sinh về các dạng câu hỏi tự luận, gồm có những loại nào?
- HS: Trình bày theo sự hiểu biết của mình.
- GV: Cùng học sinh tìm hiểu và ghi các dạng câu hỏi trên bảng.
- HS: Cùng tham gia ý kiến.
- GV: Nói về các lỗi thường gặp khi học sinh làm bài kiểm tra.
- Vừa vấn đáp học sinh vừa giải thích.
* Hoạt động 3: Làm bài tập.
- GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập trong vòng 3 phút, đồng thời treo bảng phụ phần ghi bài tập 1 lên bảng để cả lớp cùng theo dõi và làm bài.
- HS: Làm bài và trình bày kết quả
- GV: Nhận xét và chốt kiến thức cho học sinh (có thể ghi điểm cho những học sinh làm bài tốt).
- HS: Ghi kết quả đúng.
- GV: Tiếp tục đề ra bài tập 2. Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm học tập (2 bàn/ nhóm).
- HS: Thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
- GV: Cho nhận xét chéo nhóm. Chốt kiến thức cho học sinh, đồng thời khích lệ học sinh.
I/ Lý thuyết (15’)
1/ Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan:
- Khoanh hoặc tích vào phương án đúng.
- Điền khuyết.
- Điền đúng- sai
- Nối cột.
- Vẽ sơ đồ hoặc hoàn thiện sơ đồ.
- Lập bảng thống kê.
- Tìm từ khóa.
2/ Các dạng câu hỏi tự luận:
- Nêu hoặc trình bày.
- Phân tích
- Chứng minh
- Giải thích
- Lấy dẫn chứng hoặc liên hệ.
- Nhận xét, đánh giá qua dữ kiện lịch sử.
II/ Bài tập (23’)
Bài tập 1: Đánh dấu tích þ vào phương án đúng.
“Cờ lau tập trận” là nói về ai trong lịch sử Việt Nam:
 1 Lê Hoàn
 1 Lý Công Uẩn
 þ Đinh Bộ Lĩnh
 1 Lý Thường Kiệt
Bài tập 2: Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
- Tấn công trước để tự vệ
- Chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt và đánh bại chúng
- Giặc thua to nhưng vẫn đề nghị giảng hòa.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Giáo viên hệ thống lại phần lý thuyết, hỏi lại học sinh còn những vấn đề còn vướng mắc, tiếp tục cho học sinh làm bài tập
Bài tập: Chính sách dân tộc của nhà Lý nhue thế nào?
- Chính sách dân tộc của nhà Lý là: Đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng miền núi. Ai có ý định chống đối, tách khỏi Đại Việt thì trấn áp ngay.
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Hướng dẫn học sinh ôn tập để chuẩn bị giờ tiếp theo ôn tập cả phần lịch sử thế giới và lịch sử việt nam theo nội dung các câu hỏi phần cuối bài.
.
Ngày soạn : 29/11/2009
Ngày dạy: 01/11/2009
TIẾT 18
ÔN TẬP
 	1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
 Củng cố lại kiến thức đã học của LSVN từ buổi đầu ĐL thời Ngô- Đinh- Tiền Lê (TKX). Nước Đại Việt thời Lí: Về tình hình chính trị, quân sự, KT, VH, cc chống ngoại xâm.
 	b. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp
	c. Về thái độ
GDHS ý thức tự hào DT, tư tưởng yêu nước, kính trọng ông cha.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : + Bản đồ 
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (3’)
KT sự chuẩn bị bài của HS
*Giới thiệu bài : Chúng ta đã được nghiên cứu LSVN qua các triều đại: Ngô- Đinh- Tiền Lê, thời Lí để củng cố lại KT đã học chúng ta ôn tập.
b. Dạy nội dung bài mới (38’) 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Em hãy cho biết biểu hiện về ý thức tự chủ của NQ trong việc XD đất nước
Tại sao xẩy ra loạn 12 sứ quân?
Nêu công lao của NQ và ĐBL đối với nước ta trong buổi đầu độc lập
Nhà Đinh làm gì để XD đất nước
Hãy mô tả lại bộ máy chính quyền TW- địa phương thời Tiền Lê
Trình bày DB cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Nguyên nhân nào làm cho nền KT thời Đinh- Tiền Lê phát triển
Nhà Lí thành lập ntn?
Nhà Lí tổ chức chính quyền TW, địa phương ntn?
Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống
Vua tôi nhà Lí đã làm gì trước âm mưu XL Đại Việt của nhà Tống?
Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của ND ta trên lược đồ
Nêu nguyên nhân thắng lợi
Nêu ý nghĩa LS
Nêu vai trò của DT ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống
I/ Chương 1 (18’)
1/ Ngô Quyền dựng nền độc lập
- NQ lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa
- Thiết lập triều đình mới ở TW, địa phương 
2/ Loạn 12 sứ quân
- Mâu thuẫn nội bộ
3/ Công lao của Ngô Quyền và ĐBL
- NQ: Đặt nền móng XD chính quyền tự chủ
- ĐBL: Chấm dứt loạn 12 sứ quân thống nhất quốc gia
4/ Nhà Đinh XD đất nước
- ĐBL lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt- Đóng đô ở Hoa Lư
- Phong vương cho con
- Đặt qh hoà hảo với nhà Tống
- XD cung điện, đúc tiền, hình phạt
5/ Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê
TW: Vua -> thái sư, đại sư
 Dưới: Quan văn, quan võ
ĐV hành chính: Lộ -> phủ, châu
6/ Cuộc kháng chiến chống Tống của LH
- 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường bộ và thuỷ XL nước ta
- LH -> chọn BĐ làm nơi đánh địch
- Kháng chiến thắng lợi
7/ Sự phát triển KT, VH thời Lê
- KT
+, Chia ruộng cày cấy
+, Khuyến khích khai khẩn đất hoang
+, Chú trọng thuỷ lợi
+, XD xưởng thủ công, nghề thủ công phát triển
- VH, XH: 2 giai cấp: Thống trị, bị trị
II/ Chương 2 (20’)
1/ Sự thành lập nhà Lí
1009: Triều thần tôn Lí Công Uẩn lên ngôi vua -> nhà Lí thành lập
2/ Tổ chức chính quyền
Vua -> Quan cận thần -> quan văn, quan võ
Lộ, phủ -> huyện -> Hương, xã
3/ Củng cố quốc gia
- Đặt luật pháp -> bộ hình thư
- XD quân đội: 2 bộ phận: Cấm quân, quân địa phương.
4/ Cuộc kháng chiến chống quân XL Tống
- Âm mưu: Bành trướng, giải quyết khó khăn
- Nhà Lí chủ động tấn công để tự vệ -> đánh Ung Châu, Châu Liêm, Châu Khâm
- Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
- Nguyên nhân thắng lợi
- ý nghĩa LS
c. Củng cố, luyện tập (3’)
 G: Khái quát ND 2 chương đã học
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Ôn lại KT đã học
KT 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docT 9.doc