Giáo án Lịch sử 7 tuần 4

Giáo án Lịch sử 7 tuần 4

Bài 6: Tiết 7

CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á

 1 . MỤC TIÊU

a. Về kiến thức

Giúp HS

-Biết được Đông Nam á hiện nay gồm những nước nào, tên gọi vị trí địa lí của các nước này có những điểm gì tương đồng với nhau để tạo thành một khu vực riêng biệt

- Các giai đoạn phát triển lịch sử của khu vực

- Nhận rõ vị trí địa lí của Căm-Pu-Chia và Lào, các giai đoạn phát triển của hai nước này

 b. Về kĩ năng

- HS biết sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam á để xác định vị trí của các quốc gia cổ đại phong kiến

 

doc 10 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/09/2009
Ngày dạy: 01/10/2009
Lớp: 7
Bài 6: Tiết 7 
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
 1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
-Biết được Đông Nam á hiện nay gồm những nước nào, tên gọi vị trí địa lí của các nước này có những điểm gì tương đồng với nhau để tạo thành một khu vực riêng biệt 
- Các giai đoạn phát triển lịch sử của khu vực 
- Nhận rõ vị trí địa lí của Căm-Pu-Chia và Lào, các giai đoạn phát triển của hai nước này 
 b. Về kĩ năng
- HS biết sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam á để xác định vị trí của các quốc gia cổ đại phong kiến 
	c. Về thái độ
- Giúp HS nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam á.Trân trọng giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa VN và hai nước Căm-pu-Chia; Lào 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : + Bản đồ hành chính Đông Nam á + tranh ảnh một số công trình kiến trúc văn hoá Đông Nam á 
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài mới
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
 Câu hỏi : Em hãy nêu những nét chính về văn hoá ấn Độ thời 
 phong kiến ? 
 Đáp án : - Chữ Phạn được hình thành từ 1500 năm TCN xuất 
 hiện những bộ kinh khổng lồ : Kinh Vê-ra của đạo 
 Bà -la-Môn; Đạo Hiu-Đu;Đạo Phật 
 - Văn học phát triển như giáo lí chính luận, luật pháp,sử 
 thi, kịch thơ
 - Nghệ thuật kiến trúc Hiu-Đu,kiến trúc Phật giáo 
 KT đóng tầu, luyện sắt
*Giới thiệu bài : GV treo bản đồ hành chính khu vực Đông Nam á và hỏi “ Khu vực Đông Nam á gồm những nước nào”. Để biết được điều đó và quá trình hình thành các quốc gia phong kiến ở Đông Nam á ta tìm hiểu bài hôm nay 
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
G
H
?
H
?
?
H
H
 ?
H
G
H
 ?
 ?
G
 ?
Chỉ trên bản đồ nêu:
Đông nam á là một khu vực khá rộng gồm 11 nước : VN; Lào; Căm-Pu-Chia Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-Lai-xi-a, Xi-ga-bo; In-đô-nê-xi-a; Bru-nây; Đông Ti-mo
Đọc từ đầu -> ăn quả khác 
Các nước này có chung điều kiện tự nhiên đó là gì ?
-ảnh hưởng gió mùa, tạo hai mùa rệt : mưa: nóng; khô: lạnh mát
Cư dân Đông Nam á từ xa xưa đã biết làm gì ?
Thế nào là gió mùa ?
Gió mùa có ảnh hưởng gì tới sẳn xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp tới quá trình phát triển lịch sử vănhoá của cư dân ( khô hạn và bão lụt)
Đọc kênh chữ nhỏ 
Các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam á xuất hiện vào thời gian nào ?
- Trong khoảng 10 TK đầu hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành và phát triển ở khu vực Đông Nam á như vương quốc Chăm-Pa ( Trung bộ VN) Vương quốc Phù Nam ( hạ lưu sông Mê Công) các vương quốc hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a 
Chuyển ý : sau khi hình thành các vương quốc Đông Nam á đã có những quá trình phát triển như thế nào ? chúng ta chuyển sang phần 2
Đọc mục 2
Các quốc gia Đông Nam á phát triển thịnh vượng vào thời gian nào ?
Em hãy nêu sự hình thành và phát triển của một số quốc gia PK ?
- In-đô-nê-xi-a được thống nhất dưới vương triều Mô-ziơ-pa-hít vào ( 1213-1527) hùng mạnh
Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt và Chăm Pa, Căm-Pu-Chia từ TKIX cũng bước vào thời kì huy hoàng 
-Trên lưu vực sông I-Ra-Đoa-đi; quốc gia Pa-Gan cũng mạnh lên ( Mi-An-ma)
- Một bộ phận người Thái di cư ồ ạt rồi định cư ở lưu vực sông Mê-Nam lập nên vương quốc Su-khô Thay( Thái Lan)
-Một bộ phận khác định cư ở lưu vực sông Mê Công lập nên vương quốc Lạn Xạng ( Lào) vào giữa TKXIV
Từ nửa TKXVIII các quốc gia PK Đông Nam á bước vào thời kì như thế nào ? 
1/ sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông nam á ( 18’)
- Là khu vực rộng gồm 11nước 
- Có những nét chung về điều kiện tự nhiên đó là chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa tạo nên hai mùa rõ rệt : mùa khô mát lạnh; màu mưa : nóng 
- Trồng lúa và cây ăn quả 
- Hình thành trong khoảng 10 TK đầu 
2/ sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam á (18’)
-Vào khoảng nửa sau TKX -> đầu TK XVIII 
 + In-đô-nê-xi-a ( 1213-1527)
 + Đại Việt,Chăm Pa, Căm –Pu-Chia
 + Mi-an-ma TK XI
 + Su Khô Thay (Thái Lan)
 TKXIII
 + Lạn Xạng ( Lào ) TK XIV
- Từ giữa TK XVIII hầu hết các quốc gia Đông Nam á ( Trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
GV: Nêu lại một số nét cơ bản 
Đông Nam á gồm 11 nước, có nét chung về điều kiện tự nhiên chịu ảnh hưởng gió mùa tạo nên hai mùa rõ rệt : mùa khô mát, lạnh, mùa mưa: nóng chủ yếu là trồng cây ăn quả 
 Các nước Đông Nam á được hình thành và phát triển bắt đầu từ khoảng thời gian gần TK V -> TKXVIII
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học thuộc bài 
 - Quan sát trên bản đồ để chỉ ra vị trí của các quốc gia 
 - Đọc và tìm hiểu phần tiếp theo
 - Làm bài tập 1,2,3 vở bài tập	
Ngày soạn : 03/09/2009
Ngày dạy: 06/10/2009
Lớp: 7
Bài 6: Tiết 8 
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (TIẾP)
 	1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
 - Nhận thức được trong các quốc gia Đông Nam á Lào và Căm-pu-chia 
 là hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam 
 - Những giai đoạn lịch sử lớn của hai nước
 b. Về kĩ năng
- Lập được biểu đồ các giai đoạn lịch sử của Lào và Căm-pu- chia 
	c. Về thái độ
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý trân trong truyền thống lịch sử của Lào,Căm-pu-chia thấy được mối quan hệ mật thiết của ba nước Đông Dương 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : + Bản đồ Đông Nam á + Tư liệu về lịch sử Lào, Căm-pu-chia 
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài mới
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi : Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam á hiện nay và 
 xác định vị trí trên bản đồ ?
 Các nước trong khu vực Đông Nam á có điểm chung gì
 về điều kiện tự nhiên 
Đáp án : - HS chỉ 11 nước và vị trí trên bản đồ 
 - Có một nét chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng của 
 gió mùa 
*Giới thiệu bài : GV treo bản đồ chỉ vị trí hai nước : cùng trên bán đảo Đông Dương và kề sát chúng ta là hai nước Lào và Căm-pu-chia .Hiểu về lịch sử của hai nước bạn anh em là chúng ta cũng góp phần hiểu thêm về đất nước mình 
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
H
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
?
H
?
?
H
?
H
G
H
?
H
?
?
?
H
?
H
?
H
H
?
H
?
H
H
Đọc mục 3SGK
Theo em Căm-pu-chia là một đất nước có lịch sử như thế nào ?
-Có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam á thời cổ trung đại 
Từ khi thành lập tới năm 1863 Căm-pu-chia trải qua mấy giai đoạn ?
-Trải qua 4 giai đoạn lớn :
 1. Từ TK I->TK VI : Thời tiền sử ( Phù Nam)
 2.Từ TK VI->TK IX Chân Lạp
 3. Từ TK IX ->XV : Thời kì ăng Co
 4.Từ TK XV->1863 Suy yếu 
Thời tiền sử hay nhà nước Phù Nam ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian nào? 
Nhà nước Phù nam tồn tại từ TK I->VI 
Cư dân Căm-pu-chia do tộc người nào hình thành ?
-Tộc người Khơ Me hình thành 
Người Khơ Me là ai ? họ sống ở đâu ?
-Là bộ phận cư dân cổ Đông Nam á nước Chân Lạp
Người Khơ Me thạo việc gì và tiếp thu văn hoá ấn Độ như thế nào ?
-Giỏi săn bắn, quen đào ao,đắp hồ nước đặc biệt người Khơ Me có thuận tiếp thu sớm và chịu ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ  lúc đầu người Khơ Me cũng sử dụng chữ Phạn để viết 
Vương quốc Chân Lạp được hình thành và tồn tại trong khoảng thời gian nào ?
Thời kì này người Khơ Me chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào ? họ đã biết làm gì ?
Thời kì phát triển của vương quốc Căm-pu-chia kéo dài từ TK IX (802) đến TK XV gọi là Ăng Co 
Sự phát triển của Căm-pu-chia thời kì Ăng Co bộc lộ những điểm nào ?
Em có nhận xét gì về khu đền Ăng Co Vát ( hình 14)
-Quy mô đồ sộ 
-Kiến trúc độc đáo => thể hiện óc thẩm mĩ trình độ kiến trúc rất cao của người Căm-pu-chia 
Thời kì suy yếu là thời kì nào ?
-Từ đầu TK XV Căm-pu-chia bắt đầu bước vào thời kì suy thoái năm 1432 kinh đô chuyển về Pnôm Pênh .Thời kì Ăng co chấm dứt từ đó trở đi Căm-pu-chia bắt đầu suy sụp .Đến năm 1863 Nô-Rô-Đôm chính thức thừa nhận sự bảo hộ của người Pháp lịch sử Căm-pu-chia bước sang một trang khác 
*Ta tìm hiểu đất nước Lào anh em 
Đọc SGK
Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào ?
- 1353 nước Lạn Xạng được thành lập 
-Từ TK XV –XVII là thời kì thịnh vượng 
-Từ TK XVIII- XIX suy yếu 
Trước TK XIII chủ nhân chính là ai ? họ có những sáng tạo gì ?
Sau TK XIII nhóm người nào đã di cư về đây ? họ là người gì ? Sống như thế nào ?
Nước Lạn Xạng được thành lập vào thời gian nào ? do ai sáng lập ?
-Năm 1353 một tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm đã tập hợpvà thống nhất các bộ lạc lập nước riêng gọi tên là Lạn Xạng ( nước triệu voi)
Sau khi thành lập vương quốc Lạn Xạng như thế nào ? Vào thời gian nào ?
- Vương quốc Lạn Xạng bước vào thời kì thịnh vượng ở các TK XV- XVII 
Em hãy trình bày những nét chính trong đối nội, đối ngoại của vương quốc Lạn xạng?
- Đối nội : Chia đất nước thành các mường đặt quan cai trị xây dựng quân đội vững mạnh 
-Đối ngoại: Luôn giữ mối quan hệ hoà hiếu với các nước ( Đại Việt,Căm-pu-chia) nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống xâm lược Miến Điện nửa sau TK XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình 
Sang TK XVIII vương quốc Lạn Xạng như thế nào ?
-Sang TK XVIII Lạn xạng suy yếu dần 
Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của Lạn Xạng
-Do sự tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc, nhân cơ hội này Xiêm đã xâm chiếm và cai trị Lào, tình trạng đó kéo dài đến khi TD Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa 
Quan sát hình 15 Lạp Thuổng 
3/ vương quốc Căm-pu- chia (19’)
a , Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI,thời tiền sử 
b , Từ thế kỉ VI -đến TK IX nước Chân Lạp tiếp xúc văn hoá ấn Độ khắc chữ Phạn
c , Từ thế kỉ IX –TK XV thời kì Ăng Co 
-Sản xuất nông nghiệp phát triển
-Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo 
-Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực 
d , Từ thế kỉ XV -1863 thời kì suy yếu 
4/ Vương quốc lào (17’)
-Trước TK XIII : Người Lào Thơng chủ nhân của những chiếc chum đã
- Sau TK XIII : người Thái di cư -> Lào Lùm
- 1353 nước lạn Xạng được thành lập 
- TK XV – XVII thời kì thịnh vượng 
+Đối nội :
 .Chia đất nước để cai trị
 .Xây dựng quân đội vững mạnh
+Đối ngoại:
 . Giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng 
 . Kiên quyết chống quân xâm lược 
- Thế kỉ XVIII – XIX suy yếu 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào và Căm-pu- chia
Lào: 
 0 XIII 1935 XV XVIII XIX
 TCN
 Lào Thơng Người Thái Lạn Xạng Thịnh vượng Suy yếu
Căm-pu-chia :
 0 I VI XIX XV 1863
 Nước Phù Nam Chân Lạp ăng Co Suy yếu 
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
 - Về nhà học bài 
 - Làm bài tập : 1,2,3
 - Đọc và tìm hiểu bài 7 theo câu hỏi SGK
Ngày soạn : 05/09/2009
Ngày dạy: 08/10/2009
Lớp: 7
Bài 7: Tiết 9 
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN
 	1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
 - Thời gian hình thành và tồn tại của XHPK
- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong XH
- Thể chế chính trị của nhà nước PK
 b. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết 
	c. Về thái độ
- GDHS: lòng tin và niềm tự hào, truyền thống lịch sử, thành tựu văn hoá, KHKT mà các dân tộc đã đạt được trong thời phong kiến
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : + Bản đồ châu Âu, châu á+ Tư liệu về XHPK ở phương Đông và châu Âu 
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài mới
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi : Sự phát triển của vương quốc Căm-pu-chia được biểu hiện
 như thế nào ?
Đáp án : - Sự phát triển của vương quốc Căm-pu-chia có 4 giai đoạn :
 + Từ thế kỉ I -> TK IV nước Phù Nam
 + Từ TK VI -> TK IX Nước Chân Lạp – Tiếp xúc với 
 văn hoá ấn Độ, biết khắc chữ Phạn
 + Từ TK IX -> TK XV thời kì Ăng- Co ( thịnh vượng nhất )
 + Từ TK XV -> 1863 thời kì suy yếu 
*Giới thiệu bài : Qua các tiết học trước chúng ta đã biết được sự hình thành và phát triển của chế độ PK ở cả phương Đông và phương Tây. Chế độ PK là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của XH loài người 
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
H
 ?
H
 ?
H
 ?
H
 ?
H
H
 ?
H
H
 ?
H
 ?
H
 ?
G
Đọc mục 1 SGK
XHPK phương Đông và châu Âu hình thành từ khi nào ?
- Phương Đông : Trước công nguyên : Trung Quốc và các nước Đông Nam á 
- Châu Âu : Thế kỉ XV
Em có nhận xét gì về thời gian hình thành XHPK ở hai khu vực trên ?
- XHPK phương Đông hình thành rất sớm 
- XHPK Châu Âu hình thành muộn hơn 
Thời kì phát triển của XHPK ở phương Đông và châu Âu kéo dài trong bao lâu ?
- XHPK phương Đông phát triển rất chậm chạp : Trung Quốc (VII- XVI) các nước Đông Nam á ( X- XVI)
XHPK châu Âu: XI-XIV 
Thời kì khủng hoảng và suy vong ở phương Đông và châu Âu diễn ra như thế nào ?
- Phương Đông kéo dài suốt 3 TK
 ( XVI- XIX )
- Châu Âu : Rất nhanh ( TK XV-XVI)
Đọc mục 2 SGK
Theo em cơ sở kinh tế của XHPK ở Phương Đông và châu Âu có gì giống và khác nhau ?
- Giống nhau: Đều sống nhờ nông nghiệp
- Khác nhau: Phương Đông bó hẹp ở công xã nông thôn 
- Châu Âu: Đóng kín trong lãnh địa PK
Phương thức bóc lột địa tô 
Đọc mục 3 SGK
Trong XHPK ai là người nắm quyền lực ?
-Vua đứng đầu 
Chế độ quân chủ là gì ?
- Thể chế nhà nước do vua đứng đầu 
Chế độ quân chủ ở châu Âu và phương Đông có gì khác biệt ?
- Phương Đông có rất nhiều quyền lực: Hoàng đế 
Châu Âu :
Lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa thế kỉ XV quyền lực tập trung trong tay nhà vua 
1/ Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ( 14’)
- Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm phát triển chậm, suy vong kéo dài 
- Xã hội phong kiến châu Âu: hình thành muộn hơn kết thúc sớm hơn so với XHPK phương Đông -> Chế độ tư bản hình thành 
2/ cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội phong kiến ( 11’)
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp 
- Địa chủ- Nông dân ( phương Đông )
- Lãnh chúa- nông nô ( châu Âu)
- Phương thức bóc lột: địa tô
3/ nhà nước phong kiến ( 11’)
- Chế độ nhà nước: Vua đứng đầu
=> Chế độ quân chủ 
- Chế độ quân chủ phương Đông và châu Âu có sự khác biệt 
 + Mức độ
 + Thời gian 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
Lập bảng so sánh chế độ PK phương Đông và châu Âu 
Chế độ PK
Thời gian hình thành
Cơ sở kinh tế-xã hội
Nhà nước
Phong kiến phương Đông
Hình thành sớm , phát triển chậm , suy vongkéo dài
Nông nghiệp ;
 Địa chủ- Nông dân 
Thể chế nhà nước: vua đứng đầu -> chế độ quân chủ 
Phong kiến châu Âu
Hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn với phương Đông -> CNTB hình thành
Nông nghiệp ;
 Lãnh chúa- nông nô
Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu -> chế độ quân chủ 
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Học bài 
Đọc và tìm hiểu các bài tập lịch sử phần thế giới 
Làm bài tập: 2,3,4 
Chuẩn bị cho bài sau: làm bài tập lịch sử

Tài liệu đính kèm:

  • docT 4.doc