Giáo án Lịch sử 7 tuần 6

Giáo án Lịch sử 7 tuần 6

PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ- TIỀN LÊ THẾ KỈ X

TIẾT 11- BÀI 8:

NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

 1 . MỤC TIÊU

a. Về kiến thức

Giúp HS

 Hiểu: Ngô Quyền XD nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại PK nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước

Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh

b. Về kĩ năng

Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập biểu đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bài bằng việc XĐ các vị trí trên bản đồ và biết đến kí hiệu vào những vị trí cần thiết

 

doc 15 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/10/2009
Ngày dạy: 21/10/2009
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ- TIỀN LÊ THẾ KỈ X
TIẾT 11- BÀI 8:
NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
 	1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
 Hiểu: Ngô Quyền XD nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại PK nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước
Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh
b. Về kĩ năng
Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập biểu đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bài bằng việc XĐ các vị trí trên bản đồ và biết đến kí hiệu vào những vị trí cần thiết
	c. Về thái độ
GD ý thức độc lập tự chủ của DT, thống nhất ĐN của mọi người dân
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : + bản đồ 12 sứ quân, sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước 
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Trong xã hội phong kiến có những giai cấp cơ bản nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
 Bài tập: Xã hội phong kiến châu âu ra đời.
 A. Từ thế kỉ I. B. Từ thế kỉ II.
 C. Từ thế kỉ IV. D. Từ thế kỉ V. 
Đáp án: Yêu cầu: + Xã hội phong kiến phương đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Xã hội phong kiến châu âu: Lãnh chúa và nông nô.
+ Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột bằng phương thức: Địa tô.
 (Đáp án: D)
*Giới thiệu bài : Sau hơn 1000 năm kiên cường và bền bỉ chống lại ách đô hộ của PKPB, cuối cùng ND ta đã giành được nền độc lập. Với trận Bạch Đằng LS (938), nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ.
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
?
?
H
?
H
?
H
?
H
?
?
H
?
?
H
?
?
H
G
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
H
?
H
G
?
H
G
?
H
?
H
Em nhắc lại kiến thức đã học lớp 6
Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra vào thời gian nào? Ai lãnh đạo? Đánh đuổi quân xâm lược nào? Kết quả cuộc khởi nghĩa?
- Mùa đông 938, đạo binh thuyền của Vạn Vương Lưu Hoằng Tháo nối đuôi nhau tiến vào cửa sông BĐ. Ngô Quyền đã chọn sông BĐ làm trận địa cọc ngầm đón đánh địch -> nhử địch vào trận địa nước triều xuống đánh bật trở lại -> va cọc nhọn -> địch thất bại nặng nề
Chiến thắng BĐ vĩ đại có ý nghĩa gì?
- Chiến thắng BĐ 938 được ghi vào LSDT như 1 chiến công hiển hách “1 vũ công cao cả, vang dội đến ngàn thu há phải chỉ lẫy lừng ở 1 thời bấy giờ mà thôi đâu” (Ngô Thời Sĩ). Chiến thắng BĐ đã thể hiện được tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền. Đồng thời cũng là thành quả của cuộc kháng chiến anh dũng và đầy sáng tạo của ND. Sau hơn 30 năm làm chủ đất nước, nó khẳng định quyền làm chủ của ND ta. Tạo thêm 1 niềm tự hào sâu sắc trên bước đường XD đất nước độc lập tự chủ sau này
Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc XD đất nước ? Những việc làm của Ngô Quyền sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán
- Sau chiến thắng BĐ (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp. Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua.
Việc NQ lên ngôi vua có ý nghĩa gì?
- Khẳng định quyền độc lập tự chủ của DT
NQ chọn vùng đất nào đóng đô?
Em có biết ông vua nào trước NQ đã chọn Cổ Loa là kinh đô? Vì sao Cổ Loa lại được 2 triều vua chọn làm kinh đô?
- An Dương Vương (XH Âu Lạc)
- Là vùng đất Phong Khê, đông dân, nằm ở trung tâm đất nước vừa gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng lại là đường nối với sông Hồng ở mạn Bắc nối với sông Cầu ở mạn Nam.
Sau hơn 10TK thống trị của các triều đại PKPB đã chấm dứt nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững. NQ đã có quyết định gì?
Tại sao NQ lại bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập triều đình mới? (quyết định bỏ chức TĐSử của PKPB)
- Họ Khúc mới chỉ giành được quyền tự chủ, trên danh nghĩa vẫn phụ thuộc vào nhà Hán (TĐSử chỉ là 1 chức quan ở TQ)
- ND quyết tâm XD 1 quốc gia độc lập
NQ đã thiết lập bộ máy chính quyền mới ntn? (vẽ sơ đồ)
Vua có vai trò gì trong bộ máy nhà nước
- Đứng đầu triều đình, quy định mọi công việc chính trị, ngoại giao quân sự.
- Đặt ra các chức quan: Văn, võ
- Quy định các nghi lễ trong triều đình, màu sắc trang phục của quan lại các cấp
- ở địa phương: NQ cử tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm thứ sử Châu Hoan (Nghệ An, Hà Tĩnh)
Kiều Công Hoan làm thứ sử Châu Phong (Phú Thọ)
HS vẽ sơ đồ
Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Ngô?
- Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đã thể hiện ý thức độc lập, tự chủ
Với những chính sách của Ngô Quyền tình hình đất nước dưới thời Ngô ra sao?
Sau khi trị vì đất nước được 5 năm. Năm 944 Ngô Quyền qua đời tình hình nước ta thay đổi ntn?
- Năm 944, NQ mất còn Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn còn nhỏ không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền.
- Một viên quan (người em vợ NQ) là Dương Tam Kha đã tiến quyền (cướp ngôi) và tự xưng Bình Vương. Con trưởng của NQ là Ngô Xương Ngập sợ liên luỵ đã phải bỏ trốn khỏi kinh thành lên đất Trà Hương (Kim Thành Hải Dương) nương nhờ hào trưởng Phạm Lệnh Công. Mâu thuẫn trong dòng họ nẩy sinh. Các phe phái, thế lực cát cứ và thổ hào ở khắp nơi lần lượt nổi dậy.
- 950 Ngô Xương Văn (em Ngô Xương Ngập) được sự ủng hộ của các chỉ huy sứ: Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đã nhân việc Dương Tam Kha cử đi đánh 2 thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình (Quốc Oai- Hà Tây) đã quay lại đánh úp kinh thành bắt Dương Tam Kha giành lại ngôi vua Xương Văn tự xưng Nam Tấn Vương và cho người lên Trà Hương mời anh mình về cùng trông coi việc nước.
- Xương Ngập về tự xưng Thiên Sách Vương, nắm hết quyền hành => Mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút.
- Mâu thuẫn nội bộ nhà Ngô tạo điều kiện cho các thổ hào thứ sử địa phương nổi dậy, mộ quân làm chủ vùng miền trấn tự, tách khỏi chính quyền TW.
Sau khi Ngô Xương Văn chết tình hình đất nước ntn?
965 Ngô Xương Văn chết cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn của 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau sử cũ gọi loạn 12 sứ quân
Sứ quân là gì?
 - Là các thế lực PK nổi dậy chiếm lĩnh 1 vùng đất
Kể tên và chỉ vị trí 12 sứ quân trên lược đồ
- SGK- 12 sứ quân
Việc chiếm đóng của các sứ quân, điều đó có ảnh hưởng ntn tới đất nước, đến cuộc sống ND và bảo vệ đất nước.
- Các sứ quân chiếm đóng ở nhiều vị trí quan trọng trên khắp đất nước, liên tiếp đánh lẫn nhau -> đất nước loạn lạc -> là điều kiện thuận lợi cho giặc ngoại xâm tấn công đất nước.
Chuyển KQ: Các sứ quân ra sức mộ quân, xây thành đắp luỹ -> làm tổn hao rất nhiều sức người, sức của của dân.
- Cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau diễn ra giữa các sứ quân diễn ra liên miên, người dân phải hứng chịu mọi hậu quả của chiến tranh (người chết, SX đình đốn,  cuộc sống lâm vào cảnh cùng cực
- Việc cát cứ của các sứ quân đã chia cắt đất nước thành nhiều vùng, do vậy với sức mạnh của đất nươc thống nhất bị giảm đi rất nhiều. Giữa lúc đó thì ở TQ, nhà Tống thành lập mối đe doạ đánh chiếm nước ta ngày càng trở nên nguy hiểm => lúc này sự sống còn của dân tộc đòi hỏi phải nhanh chóng chấm dứt loạn 12 sứ quân để khôi phục quốc gia thống nhất đất nước là y/c cấp bách. Vậy ai sẽ là người đứng ra hoàn thành nhiệm vụ LS này?
Em hãy khái quát lại tình hình đất nước dưới thời Ngô
- Loạn 12 sứ quân -> chia cắt, loạn lạc
- Thời gian này 960 ở TQ nhà Tống thành lập bắt đầu mở rộng thế lực xuống phía Nam. Nguy cơ ngoại xâm lại xuất hiện đe doạ. Đất nước trước 1 thử thách lớn
Sơ lược vài nét về Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Bộ Lĩnh là ai?)
Giới thiệu trong SGK
- GV nói thêm: Mặc dầu là con 1 thứ sử nhưng ĐBL lại lớn lên trong lòng ND, được ND yêu mến, chính ND đã giúp ông tự đào tạo thành 1 vị tướng có tài, có ý chí giúp nước và sau đó ủng hộ ông hoàn thành sự nghiệp đánh tan các sứ quân.
Ông đã làm gì để chuẩn bị dẹp yên 12 sứ quân? Lập căn cứ ở đâu?
- Ông cùng các bạn thân như: Đinh Điền, Nguyễn Bặc tổ chức lực lượng rèn vũ khí, XD lực lượng, căn cứ
- Được ND ủng hộ.
Lược thuật quá trình thống nhất đất nước của ĐBL trên lược đồ
- Với 1 lực lượng quân sự mạnh, là 1 sứ quân có tài. ĐBL đánh đâu thắng đấy, tự xưng Vạn Thắng Vương. Cùng với các tướng: Đinh Điền- Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Lê Hoàn  ĐBL đánh chiếm nhiều vùng xung quanh Hoa Lư rồi kéo quân đánh Đằng Châu. Sứ quân Phạm Bạch Hổ xin đem lực lượng cua rmình theo ĐBL. Tiếp đó ông đánh sang Thanh Oai, chiếm giữ Đỗ Động Giang của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, rồi chia 2 cánh quân đánh sang Giao Châu và đánh lên Tiên Du. Nguyễn Thủ Tiệp thua to, phải bỏ đất Tiên Du mà chạy. Sứ quân Ngô Nhật Khánh chống không nổi, xin hàng. ĐBL lại tiến đánh Kiều Công Hãn, sứ quân này thua, bỏ chạy về Trường Châu rồi mất ở đó các sứ quân khác lần lượt bị đánh tan.
- Cuối 967, đất nước trở lại bình yên thống nhất.
Vì sao ĐBL lại dẹp yên được các sứ quân (vì sao ĐBL có thể hoàn thành nhiệm vụ LS thống nhất đất nước)
- Người có tài đánh đâu thắng đấy
- Được ND ủng hộ
Việc ĐBL dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước có ý nghĩa gì?
(HS thảo luận)
- Đánh lại các thế lực cát cứ, lập lại hoà bình trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc XD đất nước sau này
- Thống nhât lãnh thổ, thống nhất lực lượng nhằm tạo được sức mạnh cần thiết khi có kẻ thù đến XL.
1/ Ngô Quyền dựng nền độc lập (12’)
Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua
Đóng đô ở Cổ Loa
Bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc -> thiết lập bộ máy chính quyền mới.
Bộ máy nhà nước
Vua đứng đầu triều đình 
Đặt các chức quan: Văn, võ
Cử tướng có công giữ các châu.
Vua
Quan văn
Quan võ
Thứ sử các châu 
Đất nước bình yên
2/ Tình hình chính trị dưới thời Ngô (12’)
- 944: Ngô Quyền mất -> Dương Tam Kha cướp ngôi -> triều đình lục đục -> các phe phái nổi dậy khắp nơi
950: Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha -> mâu thuẫn nội bộ
965: Ngô Xương Văn chết -> loạn 12 sứ quân
=> Đất nước bị chia cắt loạn lạc
3/ Đinh bộ lĩnh thống nhất đất nước (12’)
Tình hình đất nước:
Đất nước chia cắt loạn lạc
Nhà Tống có âm mưu xâm lược
Quá trình thống nhất:
- ĐBL lập căn cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình)
- Liên kết với sứ quân Trần Lãm
- Đánh bại các sứ quân
- Cuối 967 đất nước thống nhất.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
 ? Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của NQ trong việc XD đất nước
H- Xưng vương, chọn đất đóng đô, bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc coi giữ nơi quan trọng.
? Tại sao lại xảy ra loạn 12 xứ quân?
H- Dương Tam Kha không vì nghĩa lớn, mưu lợi riêng, nhân khi các con của NQ còn nhỏ đã chiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình địa phương phản đối. Sau khi nhà Ngô giành lại được ngôi báu, uy  ... hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Trình bày tình hình nước ta cuối thời Ngô và quá trình thống nhất đất nước của ĐBL
Trình bày công lao của NQ và ĐBL đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Đáp án: 
- Loạn 12 sứ quân, đất nước bị chia cắt loạn lạc, âm mưu xâm lược của nhà Tống 
Quá trình thống nhất:
ĐBL lập căn cứ ở Hoa Lư
Liên kết với sứ quân Trần Lãm
Đánh bại các sứ quân
Cuối 967 đất nước thống nhất.
Công lao của NQ- ĐBL
NQ đặt nền móng XD chính quyền độc lập
ĐBL: Chấm dứt loạn lạc 12 sứ quân thống nhất đất nước.
*Giới thiệu bài : Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, đất nước lại được thanh bình, thống nhất. ĐBL lên ngôi vua, tiếp tục công cuộc XD 1 quốc gia vững mạnh mà NQ đã đặt nền móng.
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
G
?
H
?
H
?
H
?
?
G
?
H
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
G
G
?
?
H
Sau khi thống nhất đất nước, ĐBL đã làm gì?
Năm 968 công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành ĐBL lên ngôi Hoàng đế
Tại sao ĐBL không xưng vương mà lại xưng đế (ý nghĩa)
- Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn mạnh, có nhiều nước thần phục (là người Việt đầu tiên xưng đế)
- Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ chịu thần phục nước khác.
ĐBL sau khi lên ngôi Hoàng đế đã làm gì?
Tại sao ĐTH lại lấy tên nước là Đại Cồ Việt
- Đại: Là lớn, Cồ: là lớn -> khẳng định nước Việt to lớn có ý đặt ngang hàng với Trung Hoa.
Tại sao ĐTH lại chọn Hoa Lư làm đất đóng đô?
- Là quê hương của ĐTH, đất hẹp, nhiều đồi núi thuận lợi cho việc phòng thủ.
- GV: giải thích phần chữ nhỏ SGK
Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế TQ đã nói lên điều gì? (thảo luận)
Nhằm khẳng định người dân Việt có giang sơn, bờ cõi riêng, nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với TQ chứ không phải là nước phụ thuộc.
Theo em tại sao ĐTH xưng đế nhưng vẫn sai sứ sang giao hảo với nhà Tống?
- Như vậy so với thời NQ, ĐBL đã tiến thêm 1 bước trong việc XD chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia DT. Mặc dù ĐBL xưng Hoàng đế nhưng ông đã ý thức được mối quan hệ bang giao rất quan trọng giữa nước ta với TQ.
=> GV nói thêm: Tình hình nước ta sau CTBĐ 938 NQ đã giành lại được độc lập cho TQ nhưng vẫn nhận thức rằng mối quan hệ bang giao giữa nước ta và TQ rất quan trọng nên ông thận trọng chỉ xưng vương chưa lên ngôi Hoàng đế để tránh khỏi sự đối đầu với PKPB khi nền ĐL của ta còn non trẻ.
ĐTH còn áp dụng biện pháp gì để XD đất nước
- Phong vương cho con
- Cử tướng lĩnh thân cận: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lê Hoàn,  nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
- Ông cho XD cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước
- Những kẻ phạm tội dùng những hình phạt nghiên khắc: Ném vào vạc dầu đang sôi, vứt vào chuồng hổ,  -> chưa có pháp luật cụ thể (mục đích răn đe kẻ phản loạn)
So với thời Ngô ĐN có tiến bộ gì?
- Đất nước đã tiến thêm 1 bước trong việc XD chính quyền ĐL, tự chủ khẳng định chủ quyền quốc gia DT
Những việc làm của ĐBL có ý nghĩa gì?
- ổn định đời sống XH làm cơ sở để XD phát triển đất nước.
Đọc đoạn 1 SGK
Nhà Lê đã được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Cuối 979 ĐTH và con trưởng là Đinh Liễn bị 1 viên quan nhỏ trong triều là Đỗ Thích giết chết (viên quan này nằm mơ thấy có 1 ngôi sao rơi vào mồm, cho là điềm mình sắp làm vua nên tìm cách giết vua Đinh). Được tin đó nhà Tống gấp rút chuẩn bị đem quân xâm lược nước ta tình thế hết sức nguy ngập. Lúc này vua mới là Đinh Toàn tuổi còn nhỏ (6 tuổi). Do vậy thái hậu Dương Vân Nga cùng các quan lại đồng lòng cử Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế để chuẩn bị đối phó với quân Tống XL => Nhà Lê thành lập sử cũ gọi là nhà Tiền Lê để phân biệt với nhà Lê của Lê Lợi sau này.
Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua
- SGK (chữ nhỏ)
-> Được lòng người quy phục.
Việc thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn nói lên điều gì? (HS thảo luận)
- Trước tình thế nguy ngập của đất nước hành động đó của bà là đúng đắn, thông minh, quyết đoán bà đã biết hi sinh quyền lợi của 1 dòng họ để bảo vệ quyền lợi của cả 1 DT là điều đáng khen => Vượt lên quan niệm PK để bảo vệ lợi ích DT.
- Chính vì nghĩa cử cao đẹp đó DTVN đã có được sức mạnh đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống.
Chính quyền nhà Lê được tổ chức ntn?
- Triều đình TW do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự, dân sự. Giúp vua Lê Hoàn bàn việc nước có Thái Sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng) -> Dưới vua là các chức quan văn võ
- Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
- Cả nước chia 10 lộ, dưới lộ: Phủ, châu hầu hết các quan lại đều là võ tướng.
Vẽ sơ đồ:
Chính quyền TWs:
Vua
Thái sư
Đại sư
Quan võ
Quan văn
Đơn vị hành chính:
10 lộ
Phủ 
Châu
Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức ntn?
- Nhà Lê XD 1 đội quân mạnh để bảo vệ chính quyền TW gồm 10 đạo quân 2 bộ phận: Cấm quân (quân triều đình), quân địa phương: Đóng tại các lộ, luân phiên nhau luyện tập, làm ruộng.
So sánh tình hình nhà Tiền Lê với thời ĐTH
- XD dựa trên nền móng của nhà Đinh đặt ra.
- Đó là sự hoàn thiện về tổ chức bộ máy cai trị TW (vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái Sư, quan lại gồm 3 ban) ở địa phương (cả nước chia 10 lộ dưới lộ có: phủ, châu)
- Đồng thời nhà Lê cũng chú ý củng cố lực lượng quân sự và tiếp tục giữ mối bang giao với nhà Tống.
Quân Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào?
Trình bày diễn biến trên bản đồ.
Quân Tống chuẩn bị ntn để XL nước ta.
- Đầu 981 nhà Tống cử Hầu Nhân bảo chỉ huy đạo quân tiến hành xâm lược nước ta. Quân Tống chia 2 đạo:
+, Quân bộ từ Ung Châu (Quảng Tây) tiến đánh Lạng Sơn.
+, Quân thủy từ Quảng Đông tiến vào sông BĐ
=> 2 đạo quân thuỷ bộ dự định phối hợp với nhau tiến vào vây hãm thành Hoa Lư.
Lê Hoàn đã chuẩn bị những gì để đánh quân Tống?
- Ông gấp rút chuẩn bị kháng chiến: Học tập kinh nghiệm của NQ hơn 40 năm trước ông đã cho người đóng cọc trên sông BĐ cử 1 đạo quân chặn ở đây => đây là việc làm nối tiếp truyền thống độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ND ta.
- Bản thân Lê Hoàn chỉ huy quân chủ lực kéo lên vùgn biên giới để chặn đánh quân bộ của địch
- Lê Hoàn khôn khéo: Sau khi chuẩn bị xong LH cho người sang Nhà Tống dâng sớ xin được lập Đinh Toàn lên làm vua gây thêm sự chủ quan kiêu ngạo của quân Tống và tăng thời gian chuẩn bị cho quân ta.
Thuật lại:
- Khoảng cuối mùa xuân 981 trên mặt trận thuỷ chiến ở sông BĐ quân ta đã chiến đấu rất dũng cảm, đánh lui quân thuỷ địch làm thất bại kế hoạch phối hợp 2 đạo quân thuỷ bộ của địch
- Trên bộ tại vùng biên giới quân ta tấn công mãnh liệt hơn nữa chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thương rất nặng. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống bị đánh bại phải tháo chạy về TQ. Tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân và nhiều tướng khác bị bắt sống.
- Nhà Tống phải bãi binh, thừa nhận sự thất bại của đạo quân viễn chinh.
=> Cuộc kháng chiến chống Tống của ND ta kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
1 lần nữa ND ta bằng sức CĐ anh dũng của mình khẳng định quyền làm chủ đất nước, bảo vệ vững chắc thành quả ĐT và XD của tổ tiên mình. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng 1 đòn nặng nề vào tư tưởng bành trướng của vua tôi nhà Tống
- Tên tuổi Lê Hoàn và quân tướng nhà Tiền Lê cũng như Dương Thái Hậu mãi mãi khắc sâu vào LS kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của ND ta.
Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến sao LH sai sứ sang TQ trao trả tù binh và đặt quan hệ bình thường?
- Nhằm không chạm vào lòng từ ái muốn trả thù của nhà Tống để đảm bảo mối bang giao giữa 2 nước.
I/ Tình hình chính trị, quân sự
1/ Nhà Đinh xây dựng đất nước (12’)
- 968 ĐBL lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng)
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
- 970 đặt niên hiệu là Thái Bình, quan hệ hoà hảo với Nhà Tống
- Phong vương cho các con
- Cắt cử quan lại giữ những chức vụ chủ chốt
- XD cung điện, đúc tiền
- Xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội (Đề ra các hình phạt)
2/ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê (12’)
* Sự thành lập
- 979 ĐTH bị giết -> nội bộ lục đục
Nhà Tống âm mưu xâm lược
=> Lê Hoàn được suy tôn làm vua
-> Nhà Lê thành lập -> đổi niên hiệu Thiên Phúc.
* Tổ chức chính quyền
TW: Vua đứng đầu
 Dưới vua có quan văn võ
 Giúp vua có Thái sư, đại sư
Đơn vị hành chính:
Cả nước chia 10 lộ
Dưới lộ: Phủ, Châu
Quân đội gồm 10 đạo:
2 bộ phận: Cấm quân
 Quân địa phương.
3/ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (12’)
Hoàn cảnh lịch sử
Cuối 979 nhà Đinh rối loạn -> Quân Tống xâm lược
Diễn biến
Quân địch: Đầu 981, tiến theo 2 đường Thuỷ- bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy.
Ta:
- Chặn quân thuỷ ở sông BĐ
- Tiêu diệt cánh quân bộ ở biên giới phía Bắc thắng lợi.
* ý nghĩa: 
- Khẳng định quyền làm chủ đất nước
- Đánh bại âm mưu XL của kẻ thù
- Thể hiện yư chí quyết tâm chống ngoại xâm của DT ta
- Giữ vững nền độc lập
- Củng cố lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của DT
G: Kể thêm:
Quan hệ với nhà Tống sau chiến tranh bắt đầu hoà hoãn tốt đẹp
Năm 982- 983 LH sai sứ sang Tống càu phong đặt quan hệ hoà hiếu 
986 nhà Tống phong LH làm tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ, Kinh triệu quận hầu. LH nhân đó trao trả nhà Tống 2 tên tướng: Quách Quân Biện- Triệu Phụng Huân
987 nhà Tống cử Quốc Tử Giám bác sĩ là Lí Giác sang sứ nước ta với ý thức DT không chịu thua kém nước ngoài LH cử 1 nhà sư giỏi: Đỗ Thuận đóng giả làm giang lệnh chèo đò sang đón sứ. Ra giữa sông Lí Giác nhìn thấy đôi ngỗng đang bơi bèn ứng khẩu ngâm 2 câu thơ: “Ngỗng kia ngỗng 1 đôi; Ngửa mặt nhìn chân trời” Đỗ Thuận bình tĩnh vừa chèo đò vừa đọc tiếp: “Lông trắng phô nước biếc; Rẽ sóng chèo hồng bơi” Lí Giác vừa ngạc nhiên vừa khâm phục từ đó luôn tỏ ra kính nể triều Lê.
=> Năm 990 sứ nhà Tống là Tống Cảo sang nước ta phong thêm cho LH 2 chữ “đặc tiến” LH đã dàn thuyền trên sông để đón. Sau đó lên bộ cùng sứ thần đi ngựa về cung. Đến điện Minh đức LH nhận sắc phong nhưng không lạy lấy cớ là đánh giặc bị ngã ngựa đau chân. Trong tiệc thiết đãi LH lại nói với Tống Cảo về tâu với vua Tống: Từ sau khi có quốc thư thì cho giao nhận ngay ở đầu địa giới không phiền phải đến tận kinh đô nữa => vua Tống chấp nhận.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
 ? HS quan sát 2 bức tranh SGK: Hiện nay Ninh Bình tổ chức lễ hội, tái hiện vở chèo ĐBL, Thái Hậu thể hiện ý nghĩa gì? (nhớ ơn)
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước.
Làm bài tập trong vở BTLS
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Học bài
Làm bài tập còn lại
Vẽ lại sơ đồ chính quyền nhà Lê
Tìm hiểu ND bài 9 phần 2

Tài liệu đính kèm:

  • docT 6.doc