Giáo án Lịch sử 8 kì 1

Giáo án Lịch sử 8 kì 1

Tiết1-Bài1:

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

A.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng Anh ở thế kỷ XVI- XVII

Hiểu các khái niệm cơ bản như : cách mạng tư sản

2.Tư tưởng:

Bồi dưỡng cho HS có nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.

Nhận thức được rằng CNTB có tiến mặt bộ nhưng vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.

3.Kĩ năng: Rèn kỉ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

 

doc 72 trang Người đăng vultt Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 28 tháng 8 năm 2007
Tiết1-Bài1: 
Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng Anh ở thế kỷ XVI- XVII
Hiểu các khái niệm cơ bản như : cách mạng tư sản
2.Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho HS có nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.
Nhận thức được rằng CNTB có tiến mặt bộ nhưng vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.
3.Kĩ năng: Rèn kỉ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
B.Tài liêu.- thiết bị:
 -Bản đồ thế giới
 -Lựơc đồ: Cuộc nội chiến ở Anh.
C.Các bước lên lớp:
I.ổn định tổ chức:
II.Giới thiệu bài mới:
- Giới thiệu chương trình lịch sử lớp 8
- Chuyển tiếp bài mới
III.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung bài học
H: Nền sản xuất mới ra đời trong điều kiện lịch sử ntn?
(XH phong kiến suy yếu- Kìm hãm sự phát triển sản xuất)
H:Nền sản xuất mới biểu hiện ntn?
H:Xã hội có những biến chuyển gì?
H:Hậu quả? (các cuộc cách mạng bùng nổ)
- Sử dụng bản đồ thế giới giới thiệu vị trí Hà Lan
Yêu cầu 1 học sinh đọc mục (1)
H: Những biểu hiện nào chứng tỏ CNTB ở Anh phát triển?
H: CNTB ở Anh phát triển dẫn tới hệ quả gì?
H: Như vậy nguyên nhân cơ bản dẫn tới cách mạng Anh là gì?
-Sử dụng lược đồ “Cuộc nội chiến ở Anh”
-GV giới thiệu quá trình thành lập Quốc hội và sự ủng hộ của nhân dân đối với Quốc hội
-Giới thiệu Ôlivơ Crôm Oen
H: Vì sao Quốc hội đảo chính?
H: Cách mạng Anh đưa lại quyền lợi cho ai?
 Ai lãnh đạo cách mạng ?
H: Cách mạng Anh mang tính chất gì?
I. Sự biến đổi về kinh tế- xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVIII; cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
Một nền sản xuất mới ra đời
- Xuất hiện các xưởng thuê mướn công nhân, các trung tâm sản xuất,buôn bánị nền sản xuất TBCN
- Xã hội xuất hiện các giai cấp mới: Tư sản >< Vô sản
 Mâu thuẫn chế độ: Phong kiến>< các tầng lớp nhân dân
ị Cách mạng bùng nổ
Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
- 8/1566: Nhân dân Nê Đéc Lan nổi dậy chống ách thống trị Tây Ban Nha
- 1588:Các tỉnh miền Bắc Nê Đéc Lan giành được độc lập thành lập nước Cộng Hoà (Hà Lan)
II. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
1.Sự phát triển của CNTB ở Anh
 *Biểu hiện:
-Xuất hiện nhiều công trường thủ công
-Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại
-Phát minh mới về kĩ thuật
 *Hệ quả:
-Biến đổi về thành XH
-Đời sống nhân dân càng khổ
-Xuất hiện mâu thuẫn:
 Nông dân >< Quí tộc,địa chủ
 Tư sản-Quý tộc mới >< Chế độ quân chủ
2.Tiến trình cách mạng
*Giai đoạn 1:1642-1648
-8/1642:cuộc nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và nhà vua
-Lãnh đạo: Ôlivơ Crôm Oen
-Kết quả: Quốc hội đánh bại quân đội nhà vua
*Giai đoạn 2:1649-1688
-30/1/1649: Xử tử vua Sáclơ I
 Anh thành nước cộng hoà
-12/1688: Quốc hội đảo chínhị Anh trở thành nước quân chủ lập hiến
3.Tính chất, ý nghĩa
-Mở đường cho CNTB phát triển ở Anh
-Xác lập chế độ mới: chế độ tư bản
IV.Củng cố:H1: Nguyên nhân dẫn đến cách mạng Anh thế kỉ XVII
 H2: Điền các sự kiện cơ bản vào bảng phụ: 
8/1566: 
8/1642: 
1581: 
30/1/1649:
12/1688:
Ngày 29 tháng 8 năm2007
Tiết 2-Bài1: 
 III.Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc châu Mĩ
2.Tư tưởng:Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng
3.Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện sử dụng bản đồ
B.Tài liệu- Thiết bị:
-Bản đồ thế giới
-Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
-Tranh:Đại hội Philađenphia
C.Nội dung chính: Diễn biến, kết quả,tính chất của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
D.Các hoạt động chính:
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
a.Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Anh
b.Cho biết tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
III.Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
-Yêu cầu 1: HS đọc mục (1)
H: Kinh tế của các thuộc địa Anh phát triển như thế nào?
H: Thái độ của chính quốc Anh trước hiện tượng trên?
H: Dẫn đến điều gì?
H:Vì sao nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nổi dậy chống Anh?
-Giới thiệu tranh Đại hội Philađenphia
Gioocgiơ Oasinhtơn là người thuộc tầng lớp nào?
-Giới thiệu Tuyên ngôn độc lập
H:Nhận xét tính chất tiến bộ của tuyên ngôn?
H:Cuộc chiến tranh đã đạt được kết quả gì?
H:Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì?
H:Cho biết tính chất? Giải thích
1. Tình hình các thuộc địa, nguyên nhân của chiến tranh:
- Kinh tế các thuộc địa sớm phát triển theo TBCN.
- Chính quyền Anh ngăn cản sự phát triển kinh tế của các thuộc địa-> Mâu thuẫn
2.Diễn biến của cuộc chiến tranh:
-5/9 -> 26/10/1774 hội nghị Philađenphia
-4/1775 chiến tranh bùng nổ
Lãnh đạo: Gioocgiơ Oasinhtơn. 
-4/7/1776: Công bố Tuyên ngôn độc lập
-17/10/1777: Chiến thắng Xaratagô
ịBuộc Anh phải kí hiệp ước Véc xai
3.Kết quả và ý nghĩa
a.Kết quả
Hợp chủng quốc châu Mĩ được thành lập
b.ý nghĩa
-Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh
-Làm cho nền kinh tế Tư bản Bắc Mĩ phát triển
-ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước khác trên thế giới.
c.Tính chất:
Là 1 cuộc cách mạng tư sản
IV.Củng cố: GV tổng kết:
Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với sự phát triển của CNTB đã dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản: đầu tiên là cách mạng Hà Lan, tiếp đó là cách mạng Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Trong đó vai trò của nhân dân rất quan trọng quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Cách mạng thắng lợi đã mở ra thời kì mới trong lịch sử
V.Hướng dẫn học bài:
 Lập niên biểu các sự kiện đã học
Ngày 3 tháng 9 năm 2007
Tiết 3- Bài 2:
Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-HS nắm được những sự kiện cơ bản về diễn biến của cách mạng qua các giai đoạn, vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi cách mạng
-Hiểu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp
2.Tư tưởng:
-Nhận thức được tính chất hạn chế của cách mạng Pháp
-Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ thực tế
B.Nội dung chính:
 Mục II- III. Diễnbiến, ý nghĩa của cách mạng
C.Thiết bị:
-Tranh: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng- Xử tử vua LuI XVI
-Bản đồ thế giới, Bản đồ nước Pháp trước thế kỉ XVII
D.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh
-Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
III.Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
-HS đọc ở SGK(cá nhân)
H:Tính chất lạc hậu của nhà nước Pháp thể hiện ở những điểm nào?
H:Nguyên nhân của tình trạng trên?
(Sự bóc lột của phong kiến, địa chủ)
HS quan sát sơ đồ các đẳng cấp (vẽ)
H:Có mấy đẳng cấp?
Vai trò, vị trí của các đẳng cấp?
-Khai thác tranh: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
-Yêu cầu HS miêu tả
H:Nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Môngtexkiơ, Vônte, Rutxô
-Yêu cầu 1 HS đọc mục 1(II)
H:Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở chỗ nào?
H:-Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh?
 -Hậu quả?
Giáo viên miêu tả sự kiện 14/7/1789
H:Sự kiện 14/7 có ý nghĩa gì?
(đánh dấu sự thắng lợi bước đầu của cách mạng)
I.Nước Pháp trước cách mạng
1.Tình hình kinh tế
-Nông nghiệp lạc hậu
-Công thương nghiệp phát triển
-Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp
2.Tình hình chính trị, xã hội
*Trước cách mạng
Pháp là nước quân chủ chuyên chế
Tăng lữ ô Quý tộc
 -Có mọi quyền
 -Không phải đóng thuế
¯
 Đẳng cấp thứ 3:-Nông dân
-Không có quyền gì -Tư sản
-Phải đóng thuế -Các tầng lớp khác
3.Đấu tranh tư tưởng
Ba nhà tư tưởng nổi tiếng:
-Môngtexkiơ
-Vônte
-G.G.Rutxô
II.Cách mạng bùng nổ
1.Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
-Nợ nhiều
-Công, thương nghiệp đình đốn
-Nhân dân đấu tranh
ịMâu thuẫn xuất hiệnđCách mạng bùng nổ
2.Mở đầu thắng lợi của cách mạng
-5/5/1789:Hội nghị 3 đẳng cấp ở Vecxai
-17/6/1789:Đẳng cấp 3 tự họp thành Quốc hội lập hiến
-14/7/1789:Tấn công pháo đài Baxti
IV.Củng cố và bài tập:
H:Nguyên nhân dẫn tới cách mạng Pháp 1789
 Cách mạng bắt đầu ntn?
-Đọc trước mục : III.Sự phát triển của cách mạng
Ngày4 tháng9 năm2007
Tiết 4- Bài2:
 III.Sự phát triển của cách mạng
A.Mục tiêu:
 Xem tiết 3
B.Trọng tâm:
-Các giai đoạn phát triển của cách mạng Pháp
-ý nghĩa lịch sử của cách mạng
C.Thiết bị:
-Lược đồ:Lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793
-1 số tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
1.Nguyên nhân dẫn tới cách mạng Pháp 1789?
2.Tường thuật cuộc tấn công pháo đài Baxti? ý nghĩa của sự kiện này?
III.Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
HS nghiên cứu nội dung của Tuyên ngôn
H:Nhận xét?
H:-Cuộc khởi nghĩa 10/8/1792 dẫn đến kết quả gì?
 -Nhận xét kết quả? (Cao hơn giai đoạn trước)
H:Thái độ của phái Ghirôngđanh?
H:Vì sao?
GV giới thiệu về Rôbexpie
H:Chính phủ cách mạng đã có những biện pháp gì?
H:Em có nhận xét gì về các biện pháp trên?
H:Vì sao tư sản phản cách mạng đảo chính?
H:Vì sao sau 1794 cách mạng Pháp không thể tiếp tục cách mạng phát triển?
H:Cách mạng Pháp đã làm được những gì?
H:Tại sao nói đây là cuộc cách mạng triệt để? (So sánh với cách mạng Anh, Mĩ) 
1.Chế độ quân chủ Lập hiến
(14/7/1789đ10/8/1792)
-8/1789:Quốc hội thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền.
-9/1791:Thông qua hiến pháp xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
-10/8/1792:Chế độ phong kiến bị xoá bỏ
2.Bước đầu của nền cộng hoà
-2/9/1972:Xác lập chế độ cộng hoà
-Phái Ghi rông đanh cầm quyền
.
-2/6/1793:Phái Ghirôngđanh bị lật đổ.
3.Chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh (2/6/1793- 27/7/1794)
-Phái Giacôbanh cầm quyền.
-Biện pháp:
+Chia ruộng đất cho nông dân.
+Trưng thu lúa mì.
+Quy định giá tối đa cho dân nghèo.
+Quy định mức lương tối đa.
-27/71794:Tư sản phản cách mạng đảo chính. Cách mạng kết thúc
4.ý nghĩa của cách mạng Pháp:
-Lật đổ chế độ phong kiến.
-Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp.
-ảnh hưởng sâu rộng đến các nước ở châu Âu.
=> Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để.
IV.Củng cố:
 Nêu các sự kiện chứng tỏ cách mạng Pháp phát triển qua 3 giai đoạn.
V.Hướng dẫn học:
-Lập niên biểu các sự kiện chính của cách mạng Pháp.
-Chứng minh: Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất. 
Ngày 10 tháng 9 năm2007
Tiết5-Bài3:
Sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức : Nắm được các nội dung chủ yếu:
-Cách mạng công nghiệp: nội dung- hệ quả
-Sự xác lập CNTB trên phạm vi thế giới
2.Tư tưởng:
-Sự áp bức, ... i sự phát triển của tình hình thế giới
*Tư tưởng: Nâng cao nhận thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình
*Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử
-Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
B.Tài liệu, thiết bị:
-Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai
-Lược đồ:
+Phát xít Đức tấn công châu Âu năm 1939-1941
+Chiến dịch Xtalingrát
+Một số tư liệu liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài
III.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài học
-GV nhắc lại chiến tranh thế giới thứ nhất (1 số nét chính)
H:Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ do những nguyên nhân nào?
Sự kiện đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
-Sử dụng lược đồ quân Đức đánh chiếm châu Âu
-1 học sinh đọc mục II SGK
-Yêu cầu 1 học sinh trình bày lại các nét chính việc Đức tấn công đánh chiếm châu Âu
H:Giai đoạn này, ưu thế thuộc về phe nào? 
-Khai thác H.77, H.78
Nhận xét? (Tội ác của CNPX)
H.Vì sao gọi là chiến tranh thế giới?
-GV trình bày
H:Nhận xét vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
(Đi đầu, chủ chốt, quyết định)
-1 HS nhắc lại hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất?
H:Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ntn?
I.Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
-Mâu thuẫn về quyền lực giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất
-Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít
-Chính sách thoả hiệp của khối đế quốc với khối phát xít
-1/9/1939:Đức tấn công Ba Lan
 Chiến tranh bùng nổ
II.Những diễn biến chính
1.Từ 1/9/1939 đến đầu 1943
-Đức tấn công và chiếm hầu hết các nước châu Âu
-22/6/1941:Đức tấn công Liên Xô
-Phe phát xít:
*ở Thái Bình Dương:
7/12/1941:Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng chiếm Đông Nam á
*ở Bắc Phi: Italia -> Ai Cập
Chiến tranh lan rộng khắp thế giới
2.Từ 1943 -> 8/1945: quân đồng minh phản công, Chiến tranh kết thúc
-Chiến tranh Xtalingrát -> Liên Xô phản công
-Cuối 1944: Liên Xô giải phóng
-9/5/1945: Phát xít Đức đầu hàng
-14/8/1945: Nhật đầu hàng
3.Kết cục của chiến tranh
-Chủ nghĩa phát xít sụp đổ
-60 triệu người chết
-90 triệu người bị tàn tật
-Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất
IV.Củng cố:
-Chiến tranh thế giới hai trải qua mấy giai đoạn? Kết cục?
-1 HS làm bài tập trắc nghiệm về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
V.Hướng dẫn học:
 Lập niên biểu về các sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ hai
Ngày 17 tháng 12 năm2007
Tiết33-Bài22:
Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX
A.Mục tiêu:
*Kiến thức:HS thấy được sự hình thành và phát triển của một nền văn hoá mới: vă hoá Xô viết trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại
-Hiểu được những tiến bộ vượt bậc của KH-KT thế giới nửa đầu thế kỉ XX
*Tư tưởng: Có ý thức trân trọng và bảo vệ những giá trị của nền văn hoá Xô viết và những thành tựu khoa học kĩ thuật của nhân loại
-Hiểu rõ những tiến bộ của KHKT cần được sử dụng và lợi ích của con người
*Kĩ năng: Bồi dưỡng phương pháp so sánh, đối chiếu lịch sử để HS thấy được những điểm ưu việt của nền văn hoá Xô viết
B.Tài liệu:
-Hình ảnh về một số thành tựu nửa đầu thế kỉ XX (tranh)
-Một số truyện kể, tư liệu lịch sử về các nhà văn, nhà khoa học nửa đầu thế kỉ XX
C.Tiến trình lên lớp
I.ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra 15 phút
 Câu hỏi: cáhc mạng Trung Quốc từ 1919-1939 có những sự kiện nào chú ý? (có thể lập bảng thống kê)
 Yêu cầu: Nêu được các sự kiện nổi bật sau:
-4/5/1919: Phong trào Ngũ Tứ
-7/1921: Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập
-1926 -> 1927: Cách mạng Trung Quốc tập trung đánh đổ các tập đoàn quân Phiệt, tay sai đế quốc
-1927 ->1937: Nội chiến nhằm lật đổ nền thống trị của quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch
-Từ 7/1937: Quốc-Cộng hợp tác để chống Nhật
 Biểu điểm: Nêu đúng được 1 sự kiện cho 2 điểm
III.Bài mới:
 Giới thiệu: Trong nửa đầu thế kỉ XX, mặc dù đã diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng nhân loại đã đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hoá, KHKT - đặc biệt là sự hình thành và phát triển của nền văn hoá mới: văn hoá Xô viết và những thành tựu lớn trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
-HS cần hiểu được nguyên nhân, những thành tựu chính và tác động đối với đời sống con người
-1 HS đọc mục 1
H: Vì sao KHKT luôn luôn phát triển?
H: Cho biết những thành tựu chính?
(Dựa vào SGK và kiến thức các bộ môn đã học)
-Sử dụng tranh ảnh minh hoạ
H: Cho biết những phát minh khoa học được ứng dụng vào đời sống?
(Điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh)
H: Suy nghĩ của em về câu nói của Nôben?
-HS hiểu được nguyên nhân và những thành tựu của nền văn hoá Xô viết?
H: Em hiểu nền văn hoá là gì?
(Giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử)
GV: Văn hoá ở bài này chỉ đề cập đến những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống tinh thần
-1 HS đọc 8 dòng đầu mục 2 (trang 110)
H: Nền văn hoá Xô viết ra đời trong hoàn cảnh nào?
 Tại sao gọi đó là nền văn hoá mới?
H: Cho biết những thành tựu cơ bản?
H: Vì sao xoá mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu?
(Liên hệ Việt Nam năm 1946)
H: Các thành tựu cụ thể trong giáo dục? (xoá mù chữ, thực hiện phổ cập THCS)
-Yêu cầu 1 HS đọc SGK
-Liên hệ Việt Nam
1.Sự phát triển của KH- KT thế giới đầu thế kỉ XX
a.Nguyên nhân
-Do nhu cầu của cuộc sống và sản xuất luôn đòi hỏi ngày càng cao
b.Những thành tựu chính:
*Lĩnh vực vật lí: Lí thuyết nguyên tử hiện đại, thuyết tương đối của Anbe Anhxtanh
*Các khoa học khác: Hoá, Sinh, Địa lí đều đạt các thành tựu to lớn
c.Tác dụng:
-Nhiều phát minh khoa học được ứng dụng vào thực tiễn phục vụ đời sống con người
-Mặt hạn chế:
 (Sử dụng để chế tạo phương tiện chiến tranh)
2.Nền văn hoá Xô xiết được hình thành và phát triển.
a.Hoàn cảnh ra đời: Sau cách mạng tháng Tám thành công.
b.Nền văn hoá mới: được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại
c.Thành tựu:
-Xoá bỏ nạn mù chữ, thất học
-Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết
-Phát triển hệ thống giáo dục, văn hoá nghệ thuật, KHKT
IV. Củng cố bài:
-Nhắc lại 1 số thành tựu chính về KHKT đầu thế kỉ XX?
-Nền văn hoá mới được ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu một số thành tựu nổi bật của nền văn hoá mới (lĩnh vực giáo dục)
V. Hướng dẫn học bài
 Ôn tập phần lịch sử thế giới hiện đại, chuẩn bị cho tiết 34
Ngày 18 tháng 12 năm2007
Tiết 34:
Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)
A.Mục tiêu:
*Kiến thức:Củng cố, hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới; ghi nhớ những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại
*Tư tưởng:
 Củng cố nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính; căm ghét chiến tranh, yêu hoà bình
*Kĩ năng:
 Bồi dưỡng kĩ năng lập bảng thống kê, lựa chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu
B.Tài liệu, phương tiện:
 Bảng phụ
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài
III.Ôn tập:
*Hoạt động 1:
I.Những sự kiện lịch sử chính:
 GV treo bảng thống kê (1) lên bảng- Yêu cầu HS lên bảng, mỗi em hoàn thành 1 ô
Nước Nga
Niên đại
Sự kiện
Kết quả
2/1917
Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi
-Lật đổ chế độ Nga Hoàng
-Tồn tại hai chính quyền
7/11/1917
Cách mạng xã hội tháng Mười
-Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời
-Thành lập nước cộng hoà Xô viết
1918-1921
Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết
Xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước mới
1921-1941
Liên Xô xây dựng CNXH
-Cải cách XHCN
-Tiến hành công nghiệp hoá, tập thể hoá nông nghiệp
Các nước khác
1918-1923
Cao trào cách mạng châu Âu, châu á
Thành lập các Đảng cộng sản, quốc tế cộng sản
1924-1929
Thời kì ổn định và phát triển của CNTB
Sản xuất công nghiệp nhanh, chính trị ổn định
1929-1933
Khủng hoảng kinh tế lan rộng ở Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản
-Kinh tế giảm sút, chính trị bất ổn
-Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
1933-1939
Các nước tư bản tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng
-Đức, Italia, Nhật => Phát xít
-Anh, Pháp, Mĩ => cải cách kinh tế, xã hội
1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ hai
Chủ nghĩa phát xít thất bại
*Hoạt động 2: Tìm hiểu những nội dung chủ yếu
 II.Những nội dung chủ yếu
Hoạt động của GV
Nội dung cần đạt
GV treo bảng thống kê (2) lên bảng
Bảng ghi đầy đủ, đã hoàn thành bảng (1) (đáp án)
H:Nội dung chính của nước Nga- Liên Xô trong thời kì này là gì?
H:Nội dung chính của lịch sử các nước khác thời kì này là gì?
-Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
-Phong trào cách mạng Âu- Mĩ lên cao. Đảng cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng theo cách mạng tháng Mười
-Phong tráo độc lập dân chủ phát triển ở các nước thuộc địa phụ thuộc giai cấp công nhân trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng
-Các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế
-Chiến tranh thế giới thứ hai và những hậu quả nghiêm trọng
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài:
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
Ngày 24 tháng 12 năm2007
Tiết35:
Kiểm tra học kì
A.Mục tiêu:
-Kiểm tra nhận thức của HS qua học kì 1
-Đánh giá kết quả học tập của học sinh học kì 1
-Rèn kĩ năng trình bày sự kiện, khắc sâu các sự kiện chính
-Đề ra vừa sức, đảm bảo tính khách quan
B.Đề ra: Có đề kèm theo
C.Đáp án, biểu điểm:
Câu1: (3 điểm) 
 1.Chọn đáp án B (1 điểm)
 2. Chọn đáp án A (1 điểm)
 3. Chọn đáp án C (1 điểm)
Câu2: Chọn và nối các sự kiện (2 điểm)
 1-4 4-1
 2-8 5-3
6-7
Câu3: (5 điểm) Yêu cầu:
1.(3 điểm)
*Kinh tế: Do thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất nên kinh tế Nhật phát triển nahnh chóng trong một vài năm đầu sau chiến tranh. Trong thời gian 1914-1919 sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, nhiều công ti mới xuất hiện. Nông nghiệp không có gì thay đổi, giá thực phẩm nhất là gạo tăng làm cho đời sống nhân dân khó khăn
*Chính trị- Xã hội:
-Năm 1918: Cuộc bạo động lúa gạo bùng nổ
 Phong trào công nhân bãi công lên cao
-7/1922: Đảng cộng sản Nhật thành lập
2.(2 điểm) Yêu cầu nêu được:
*Điểm giống:
-Đều thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất
-Kinh tế đều phát triển và dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản ở 2 nước
-Cả 2 nước đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế
*Điểm khác:
-Nước Mĩ thoát ra cuộc khủng hoảng bằng một chính sách mới. Duy trì được chế độ dân chủ tư sản
-Nước Nhật thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách phát xít hoá đất nước. Biến Nhật trở thành nước phát xít

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 8 ki 1.doc