Giáo án Lịch sử 8 tuần 10

Giáo án Lịch sử 8 tuần 10

Tiết 19: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT

1.MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA

a. Về kiến thức:

- Nhằm kiểm tra đánh giá quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của HS trong chương trình lịch sử từ đầu năm -> nay.

- Qua bài viết của hs, gv nắm bắt được khả năng tiếp thu của hs để có phương pháp uốn nắn hs yếu.

 b. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát sự kiện LS

c.Về tư tưởng:

- Bồi dưỡng hs ý thức về tính chích xác, sự ham học bộ môn. Bước đầu hình thành được ý thức đúng đắn về sự phát triển của lịch sử thế giới từ những cuộc CM TS đầu tiên ( TK XVI ) đến đầu TK XX.

 

doc 10 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2009
 Ngày dạy: 21/11/2009
Tiết 19: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
1.MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
a. Về kiến thức: 
- Nhằm kiểm tra đánh giá quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của HS trong chương trình lịch sử từ đầu năm -> nay.
- Qua bài viết của hs, gv nắm bắt được khả năng tiếp thu của hs để có phương pháp uốn nắn hs yếu.
 b. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát sự kiện LS
c.Về tư tưởng: 
- Bồi dưỡng hs ý thức về tính chích xác, sự ham học bộ môn. Bước đầu hình thành được ý thức đúng đắn về sự phát triển của lịch sử thế giới từ những cuộc CM TS đầu tiên ( TK XVI ) đến đầu TK XX.
2. NỘI DUNG ĐỀ
A.Phần trắc nghịêm (3 điểm)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
a. Hội đồng công xã tuyên bố thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
A. 8/3 /1870 – Pa- ri.
B. 28/3/1871 – Luân đôn.
C. 26/3/1871- Pa- ri.
D. 28/3/1871 – Béc- lin
b. Nước nào được gọi là “ đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn ” 
A. Pháp
B. Anh
C. Mỹ
D. Nga
Câu 2: Nối niên đại ( cột 1 ) với sự kiện ( cột 2) sao cho đúng: 
Cột 1 ( Niên đại )
Cột 2 ( sự kiện )
18/3/1871
Bầu cử hội đồng công xã.
26/3/1871
Cuộc CM VS đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi
20/5-> 28/5/1871 
Trận chiến cuối cùng của các chiến sĩ công xã ở nghĩa địa Cha-le- sen
Câu 3: Bảng dưới đây viết đặc điểm của các nước đế quốc. Em hãy ghi tên các nước đế quốc đó vào ô trống còn lại của bảng: 
Tên nước
Đặc điểm
Pháp 
là “ CNĐQ thực dân ”
Đức 
là “ CNĐQ cho vay lãi ”.
Mĩ 
là “ CNĐQ quân phiệt , hiếu chiến”
Anh 
 Là “ Tổ chức thực dân tham lam thuộc địa như các nước đế quốc Tây Âu”
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Trình bày các thành tựu kĩ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX? 
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, kết quả và tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản ? 
3. ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nhiệm khách quan: (3 điểm).
Câu 1: (Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu
a
b
Đáp án
C
B
Câu 2: (Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm)
Cột 1 ( Niên đại )
Cột 2 ( sự kiện )
18/3/1871
Bầu cử hội đồng công xã.
26/3/1871
Cuộc CM VS đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi
20/5-> 28/5/1871 
Trận chiến cuối cùng của các chiến sĩ công xã ở nghĩa địa Cha-le- sen
Câu 3: (Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm)
Tên nước
Đặc điểm
Anh
Chủ nghĩa ĐQ Anh là “ CNĐQ thực dân ”
Pháp
Chủ nghĩa ĐQ Pháp là “ CNĐQ cho vay lãi ”.
Đức
Chủ nghĩa ĐQ Đức là “ CNĐQ quân phiệt , hiếu chiến”
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm):
	- Thế kỷ XVIII nhân loại đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về kỹ thuật.
* Công nghiệp: 
+ Kỹ thuật luyện kim, sx gang, sắt thép .......
+ Động cơ hơi nước được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
* Giao thông vận tải: Phát triển nhanh chóng.
+ Tàu thuỷ Phơn- Tơn ( Mĩ)
+ Xe hoả ( ở Anh ) chạy bằng máy hơi nước.
* Nông nghiệp: Phân hoá học và máy móc được sử dụng rộng rãi.
* Quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất.
=> Góp phần làm chuyển biến nền sx từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.
Câu 2: (3 điểm): 
 * Nguyên nhân:
	- CNTB phương Tây nhòm ngó , xâm lược.
	- CĐPK Nhật khủng hoảng nghiêm trọng.
 * Kết quả:
	- Đưa nước Nhật từ nước PK nông nghiệp => nước TBCN phát triển.
 * Tính chất:
	- Là cuộc CMTS do liên minh quí tộc TS tiến hành “ từ trên xuống ” ( có nhiều hạn chế ) -> Mở đường cho CNTB phát triển đưa nước Nhật thoát khỏi bị biến thành thuộc địa.
 4. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 18/11/2009
 Ngày dạy: 21/11/2009
 BÀI 13-TIẾT20
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914- 1918)
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
 - Mâu thuẫn giữa ĐQ với ĐQ đưa đến kết qủa tất yếu là sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất vì bản chất của CNĐQ là gây chiến tranh xâm lược. Bọn ĐQ ở cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
 - Diễn biến các giai đoạn phát triển của cuộc chiến tranh, qui mô, tính chất và những hậu quả nặng nề mà chiến tranh đã gây ra cho loài người.
 - Trong chiến tranh giai cấp VS và các DT trong đế quốc Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn- Sê- Vích đứng đầu là Lê- Nin đã tiến hành cuộc CM VS với khẩu hiệu “ biến chiến tranh ĐQ thành nội chiến CM ” thành công đem lại hoà bình và 1 XH mới tiến bộ
b. Về kĩ năng
 - Phân biệt được các khái niệm “ Chiến tranh đế quốc , chiến tranh CM , Chiến tranh chính nghĩa , chiến tranh phi nghĩa ”.
 - Biết trình bày DB cơ bản của chiến tranh trên bản đồ
 - Bước đầu biết đánh giá 1 số vấn đề lịch sử: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp.
	c. Về thái độ
 - Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên quyết chống CNĐQ, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
 - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCS, đấu tranh chống CNĐQ gây chiến.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV : - Bản đồ ĐNA cuối TK XIX.
 - Tư liệu về sự đoàn kết , đấu tranh của nd ĐNA chống CNTD.
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (1’)
	Không
 * Giới thiệu bài : - Thế kỷ XX đã đi qua với những cuộc chiến tranh bùng nổ. Trong đó có 2 cuộc chiến tranh lớn có qui mô toàn thế giới là chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2. Vậy chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, DB và kết cục mà nó đem lại ra sao?
 b. Dạy nội dung bài mới (40’)	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gợi cho hs nhớ lại tình hình các nước ĐQ Anh, Pháp , Đức, Mĩ cuối TK XIX - đầu TK XX.
? Điểm chung nổi bật nhất của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX - đầu TK XX là gì?
 Nền kinh tế phát triển mạnh => sự hình thành các công ty độc quyền ( chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị ở các nước đó ) => Đánh dấu thời kỳ chuyển sang giai đoạn CNĐQ ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
? Hiện tượng gì đã sảy ra khi các công ty độc quyền ra đời ở các nước ĐQ.
- GV phân tích:
+ Các nước ĐQ “ trẻ ”: Đức , Mĩ, áo, Hung phát triển kinh tế nhanh, nhưng lại ít thị trường và thuộc địa.
+ Các nước ĐQ “già”: Anh, Pháp phát triển chậm nhưng lại nhiều thuộc địa, thị trường.
? Sự phát triển không đồng đều giữa các nước ĐQ => sự thay đổi gì giữa các nước ĐQ. 
( Những nước phát triển sau cần có nhiều thị trường, trong khi những nước đi trước tuy đã chiếm 1 số lớn thuộc địa, nhưng vẫn muốn chiếm thêm thị trường mới, nhưng thế giới đã phân chia xong không còn “ chỗ trống ” như trong các thế kỷ trước đây nữa. Do đó nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước ĐQ để giành giật của nhau thị trường, thuộc địa và phân chia lại thế giới. 
 Những cuộc đấu tranh ấy đã bắt đầu diễn ra từ những năm cuối TK XIX – và đầu TK XX ).
- HS đọc đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 70 ).
? Em có nhận xét gì về các cuộc chiến này 
( HS thảo luận ).
- Đều là các cuộc chiến tranh giành thuộc địa lẫn nhau giữa các nước ĐQ: Mĩ – Tây Ban- Nha; Nga- Nhật.
- Chiến tranh để giành thuộc địa và thôn tính đất đai : Anh – bô ơ , liên quân 8 nước can thiệp vào Trung Quốc.
? Những cuộc chiến tranh đó phản ánh điều gì.
-> Phản ánh tham vọng của các nước ĐQ xâm chiếm thuộc địa và thị trường, đồng thời phản ánh mâu thuẫn giữa các nước ĐQ với các nd ĐQ về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Đế quốc Đức là hung hãn nhất vì nước Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng lại ít thuộc địa.
? Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ đã dẫn đến hậu quả gì?
+ 1882 thành lập khối liên minh: Đức , áo, Hung , Thổ Nhĩ Kì.
+ 1907 Thành lập khối hiệp ước: Anh , Pháp, Nga.
? Để giải quyết mâu thuẫn trên, hai khối đế quốc đã làm gì.
- GV phân tích: Để che đậy âm mưu đó, các nước ĐQ đánh lạc hướng sự chú ý của quần chúng nhân dân, đặc biệt là công nhân, đối với các vấn đề chính trị, XH trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Sô- vanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
? Hãy cho biết duyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh.
( Tình hình căng thẳng trong những năm 1912 – 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28/6/1914, Thái tử áo- Hung bị 1 phần tử khủng bố ở Xéc – Bi ám sát. Nhân sự kiện này, áo – hung tuyên chiến với Xéc- Bi ( 28/7/1914 ); Đức tuyên chiến với Nga ( 1/8 ) rồi Pháp ( 3/8 ) Anh tuyên chiến với Đức ( 4/8 ) => Chiến tranh thế giới thứ 1 đã bùng nổ ).
? Theo em nguyên nhân có gì khác với duyên cớ chiến tranh.
+ Nguyên nhân quyết định tính chất tất yếu của chiến tranh.
+ Còn duyên cớ chỉ là cái cớ trực tiếp có tác dụng làm chiến tranh bùng nổ ra sớm hơn hay muộn hơn mà thôi.
VD: Thái Tử áo- hung bị phần tử người Xéc- Bi ám sát, đây là cái cớ để phe liên minh ( Đức; áo- hung ) tuyên chiến với phe hiệp ước ( Anh , Pháp ) vì Xéc – Bi là nước được Anh, Pháp bảo trợ.
- GV nêu: Cuộc chiến tranh thế giới được chia làm 2 giai đoạn:
 + Giai đoạn 1: 1914- 1916.
 + Giai đoạn 2: 1917- 1918.
- GV dùng bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để trình bày những nét chính về DB chiến sự giai đoạn 1:
+ Khởi đầu Đức chớp nhoáng đánh chiếm Bỉ rồi thọc sang Pháp , ngăn chặn con đường ra biển không cho quân Anh tiếp viện. Pa- ri bị uy hiếp. Quân Nga tấn công vào đông Phổ, buộc Đức phải điều hết quân để chống lại Nga. Pa- ri được giải vây. Pháp phản công và giành thắng lợi ở Mác- Nơ. Quân Anh đổ bộ lên lục địa Châu Âu. Chiến tranh chớp nhoáng của Đức bị thất bại.
+ Năm 1915, Đức dồn sang mặt trận phía đông tấn công Nga.
+ Năm 1916, Đức lại quay lại mặt trận phía tây tấn công pháo đài véc- Đoong của pháp, từ cuối 1916 quân Đức - áo- hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông – Tây.
? Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự trong giai đoạn 1.
- GV phân tích: Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc Châu âu, dần dần tăng 38 nước trên thế giới, nhiều thuộc địa của các nước ĐQ bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. Riêng ở ấn độ , Anh bắt đi lính 400.000 người, Pháp cũng mộ 300.000 lính ở các nước thuộc địa chủ yếu ở Việt Nam. => chiến tranh lan rộng sang Châu á, Châu phi.
- GV cho HS quan sát H 50 ( sgk- 71 ).
? Theo em, bức tranh nói lên điều gì .
( Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng: Xe tăng, tàu ngầm, máy bay ... ).
- GV giải thích kênh hình 50: ( xe tăng lần đầu tiên Anh sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 1 để tấn công Đức lúc bấy giờ xe tăng của Anh là 1 thứ vũ khí ghê gớm, làm đảo lộn thế trận gây cho đối phương tổn thất to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần, xe tăng này vỏ thép dày, đạn bắn không thủng, lại được trang bị cả tiểu pháo lẫn trọng liên, cơ động trên mọi địa hình => lính Đức xô nhau bỏ chạy tán loạn).
? Hậu quả của chiến tranh trong giai đoạn đầu.
+ Các nước tham chiến đều bị thất bại nhiều.
+ Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của g/c thống trị.
- GV dùng bản đồ trình bày những nét chính về DB chiến sự trong giai đoạn thứ 2.
+ 2/ 1917 CM TS Nga lần thứ 2 thành công.
+ 4/1917 Mĩ đứng về phe Anh, pháp tuyên chiến với Đức.
+ 7/11/1917 CM Tháng 10 thắng lợi ở Nga, nhà nước Xô viêt rút khỏi chiến tranh.
7/1918 quân Anh – Pháp bắt đầu phản công -> 9/1918 quân Anh, Pháp Mĩ tổng tấn công ở khắp các mặt trận. Các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
+ 9/11/1918, CM bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thành lập nước CĐCH.
+ 11/11/1918 chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức- áo- Hung.
? Em có nhận xét gì về tình hình chiếm sự trong giai đoạn II.
- GV PT: Các cuộc CM bùng nổ mạnh mẽ trong DB cuộc chiến tranh, tiêu biểu là cuộc CM tháng 10 Nga 1917 -> sự ra đời của nhà nước Xô- Viết và CM Đức => góp phần buộc Đức nhanh chóng đầu hàng.
? Cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc với sự thất bại của phe nào.
( chiến tranh thế giớ thứ 1 kết thúc với sự thất bại của phe liên minh Đức - áo- hung ).
- GV giới thiệu H 51 ( sgk- 72 ): Đức kí hiệp định đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giớ thứ 1.
- Lưu ý HS: Chiến sự ở nhiều nơi, trên nhiều lục địa Âu, á, Phi , trên biển và Đại dương song chiến trường chính vẫn là Châu Âu.
- GV đặt câu hỏi: - HS thảo luận nhóm.
? Chiến tranh thế giới 1914 – 1918 đã gây nên những hậu quả khủng khiếp như thế nào.
- HS thống kê số liệu ( sgk- 72 ).
- GV dùng bảng thống kê kết quả thiệt hại về người và của 2 khối ĐQ ( sgv – 95 ). Từ đó rút ra nhận xét:
+ Đây là sự tàn phá khủng khiếp về người và của.
+ Tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, bản đồ thế giớ được chia lại, Đức mất nhiều thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Trong quá trình chiến tranh, phong trào CM g/c công nhân và nd các nước thuộc địa, phụ thuộc không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của CM T10 Nga 1917.
? Cho biết tính chất của chiến tranh thế giới thứ 1.
? Vì sao gọi cuộc chiến thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh ĐQ phi nghĩa.
- Là cuộc chiến tranh ĐQCN, chỉ đem lại nguồn lợi cho g/c TS cầm quyền.
- Đứng về cả hai khối ĐQ thì các bên tham chiến đều phi nghĩa, tổn phí và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người nd lao động và ND các thuộc địa.
=> “ Kẻ gieo gió thì ắt phải gặp bão ” -> Đức đã thất bại hoàn toàn chiến tranh thế giới thứ 1 đã kết thúc nhưng hậu quả của nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng nề. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa cần lên án.
? Tại sao gọi cuộc chiến tranh (1914- 1918) là chiến tranh thế giới.
 --Vì qui mô của cuộc chiến tranh không chỉ ở 1 nước, 1 khu vực mà lan ra toàn thế giới, nó lôi kéo hơn 30 nước vào vùng chiến và gây ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến tất cả các nước trên thế giới kể cả nước mới thành lập.
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. (10’)
- Sự phát triển không đồng đều của CNTB cuối TK XIX - đầu TK XX.
- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước ĐQ về thị trường, thuộc địa.
- Hình thành 2 khối ĐQ: Đức, áo – hung, Thổ nhĩ kì mâu thuẫn với Anh, pháp, Nga.
-> Chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh, chia lại thế giới.
II. Những diễn biến chính của chiến sự. (20’)
1. Giai đoạn thứ nhất ( 1914- 1918 ).
- ưu thế thuộc về phe liên minh.
- Chiến tranh lan rộng với qui mô toàn thế giới.
2. Giai đoạn thứ hai ( 1917- 1918 ).
- ưu thế thuộc phe hiệp ước -> tiến hành phản công.
- CM thắng lợi ở Nga 1917.
- 11/11/1918 Đức đầu hàng không điều kiện chiến tranh thế giới kết thúc.
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. (10’)
* Hậu quả:
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá.
=> gây đau thương cho nhân loại.
* Tính chất:
- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
 - Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ với các nước ĐQ về vấn đề thuộc địa và thị trường không đủ không điều hoà được đã được giải quyết bằng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Đây là cuộc chiến tranh có qui mô toàn thế giới, mang tính chất là cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược cần lên án tố cáo.
 - Hệ quả của cuộc chiến tranh đã đem lại cho nhân loại là những tổn thất đau thương to lớn về người và của.
Bài tập 1: Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ dẫn đến hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau.
Em hãy điền tên những nước thuộc 2 khối đó vào chỗ chấm.
Khối liên minh gồm: Mâu thuẫn Khối hiệp ước gồm:
.................................. ..............................
Bài tập 2: Hãy nối ô ở cột I ( thời gian ) với ô ở cột II ( sự kiện ) sao cho đúng.
Cột I ( thời gian )
Cột II ( Sự kiện )
7/11/1917
Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi
7/1918
Quân Anh, Pháp , Mĩ tổng tấn công.
9/1918
Quân Anh, Pháp bắt đầu phản công.
9/11/1918
Chính phủ mới của Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
11/11/1918
Cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ thành lập nền cộng hoà.
Bài tập 3: Viết và nối các kí hiệu lại với nhau ( bằng dấu - ) sao cho đúng.
a .Năm 1914 – 1916.
b .Năm 1917- 1917.
c .Ngày 11- 11 – 1918.
d .ưu thế thuộc về phe hiệp ước.
đ. ưu thế thuộc phe liên minh.
e. Chiến tranh kết thúc.
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
 	- Về nhà học bài biết trình bày chiến sự của cuộc chiến thế thứ 1 qua 2 giai đoạn.
	- Bài tập về nhà: bài 3 ( sgk- 73 ).
	- Về nhà ôn tập toàn bộ nội dung chương trình phần lịch sử thế giới Cận đại – chuẩn bị bài trước: lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử thế giới Cận đại ( theo mẫu ) ( sgk- 73 ).
	- Tiết sau: ôn tập lịch sử thế giới Cận Đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docT X.doc