Giáo án Lịch sử 8 tuần 4

Giáo án Lịch sử 8 tuần 4

BÀI 4 TIẾT 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC.

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

- Nguyên nhân có phong trào đấu tranh của g/c công nhân; Buổi đầu của phong trào công nhân: Đập phá máy và bãi công trong nửa đầu TK XIX.

- Phong trào công nhân trong những năm 1830 –1840 đã trưởng thành và tạo tiềm đề cho sự ra đời của lí luận CM như thế nào?

b. Về kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định về qua trình phát triển của phong trào công nhân vào TK XIX.

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1213Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/10/2009
 Ngày dạy: 03/10/2009
BÀI 4 TIẾT 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA 
CHỦ NGHĨA MÁC.
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Nguyên nhân có phong trào đấu tranh của g/c công nhân; Buổi đầu của phong trào công nhân: Đập phá máy và bãi công trong nửa đầu TK XIX.
- Phong trào công nhân trong những năm 1830 –1840 đã trưởng thành và tạo tiềm đề cho sự ra đời của lí luận CM như thế nào?
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định về qua trình phát triển của phong trào công nhân vào TK XIX.
	c. Về thái độ
- Nhận thức được qui luật “ ở đâu có áp lực, ở đó có đấu tranh ” và những cuộc đtranh chỉ giành được thắng lợi khi có tổ chức và có 1 hệ tư tưởng chỉ đạo đúng đắn.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết đấu tranh của g/c công nhân.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : Các tranh, ảnh về phong trào của g/c công nhân trong thời kỳ này.
- Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: ? Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa TK XIX, CNTB đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?
- Đáp án: CMTS lần lượt nổ ra ở nhiều nước âu mĩ, đánh đổ chế độ PK và xác lập CNTB trên phạm vi thế giới.
CM công nghiệp ở Anh khởi đầu sau lan rộng ra nhiều nước TB làm cho sx TBCN phát triển. Đồng thời CM công nghiệp => việc phân chia XHTB thành 2 g/c cơ bản, đối lập: TS và VS.
CNTB phát triển do nhu cầu nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ => bọn thực dân tăng cường xâm chiếm các nước ở á phi. ,Mĩ- la- Tinh
Làm thuộc địa gay nhiều tội ác với ND nước này.
* Giới thiệu bài : Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của CNTB. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa công nhân với TS nàg càng gay gắt, dẫn đến những cuộc đấu tranh g/c ngay từ buổi đầu thời cận đại.CNXH khoa học ra đời đã chỉ đường cho g/c công nhân đoàn kết đấu tranh giành thắng lợi.
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
- HS đọc đoạn đầu của mục 1.( sgk - 28).
GV đặt vấn đề: Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, g/c công nhân đã đấu tranh chống CNTB.
- GV PT: 
+ Giai cấp VS ra đời cùng với g/c TS nhưng g/c VS bị áp bức bóc lột ngày càng nặng nề.
+ Cùng với sự phát triển công nghiệp, g/c công nhân hình thành sớm ở Anh, sau tăng nhanh ở các nước khác, song đời sống của họ vô cùng khổ cực.
Họ phải làm việc từ 14-> 16 h/ ngày, điều kiện ăn ở của họ rất tồi tàn......
- GV miêu tả c/s của công nhân Anh vào đầu TK XIX. ( sgk- 31 ).
- GV hướng dẫn HS quan sát h 24: lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh và lời kể ( phần chữ in nghiêng ) của các công nhân nhỏ tuổi ( sgk- 28 - 29).
? Em có nhận xét gì về bức tranh và lời kể của công nhân nhỏ tuổi ở Anh.
( Sự bóc lột dã man của g/c TS đối với công nhân nhỏ tuổi).
? Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em.
( Trẻ em cũng làm những công việc nặng nhọc nhưng lương lại thấp ).
? Theo em , nguyên nhân nào là cơ bản và chủ yếu=> phong trào đấu tranh của công nhân vào cuôi TK XVIII, đầu TK XIX?
?Sự bóc lột của g/c TS đối với công nhân đã đưa đến điều gì?
KL => Rõ ràng g/c TS đã đẩy công nhân đến chỗ bần cùng hoá, vì vậy ngay từ khi mới ra đời họ đã đấu tranh chống TS.
- HS đọc thầm đoạn 2 mục 1. ( sgk- 29 ).
? Cho biết những hình thức đấu tranh của phong trào công nhân cuối TK XVIII , đầu TK XIX.
- GVPT: Phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh vào cuối TK XVIII, Đầu TK XIX,, phong trào này lan ra nhiều nước khác: Pháp, Đức, Bỉ.
? Vì sao trong đấu tranh chống TS, g/c công nhân Anh lại mở đầu đấu tranh bằng phong trào đập phá máy móc.
-Do nhận thức còn thấp, công nhân tưởng lầm máy móc làm cho họ khổ cực nên họ đập phá máy móc.
- Đập phá là biểu hiện của hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của g/c VS thể hiện sự tuyệt vọng của công nhân trước sự cạnh tranh của máy móc.
? Ngoài ra công nhân còn đấu tranh bằng hình thức nào?
? Hình thức đấu tranh này tiến bộ hơn hình thức đtranh trước ở chỗ nào.
- Bãi công là hình thức đấu tranh thể hiện bước tiến mới trong phong trào đấu tranh của công nhân. So với phong trào đập phá máy móc thì phong trào này họ đã nhận thức đúng kẻ thù của họ là g/c TS chứ ko phải máy móc ( Máy móc chỉ là công cụ LĐ của g/c TS mà thôi ).
-> Bãi công là hình thức đtranh cao hơn song vẫn thuần tuý mang tính chất kinh tế.
- GVPT: Bước tiến trong phong trào công nhân còn thể hiện trong quá trình đấu tranh , g/c công nhân đã ->
- HS đọc đoạn chữ in nghiêng ( sgk – 29 ).
? Việc thành lập các công đoàn có tác dụng gì?
( Để đoàn kết, đâú tranh có tổ chức....)
=> Phong trào đấu tranh của công nhân 
chống lại g/c TS ko chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục dâng cao và phát triển trong những năm 1830- 1840.
- HS đọc “ từ đầu đến Hiến chương ”. ( Sgk – 29 ).
? Trình bày những sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830- 1840.
- GV nêu: Từ những 30-40 của TK XIX, g/c công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại g/c TS.
- GV giới thiệu đôi nét về “ Li - ông . Một trung tâm công nhân công nghiệp lớn của Pháp, sau Pa- ri; 30.000 thợ dệt sống rất cực khổ, họ đòi tăng lương nhưng ko được chủ chấp nhận, nên đứng dậy đấu tranh, làm chủ thành phố trong 1 số ngày.”
- Tinh thần đấu tranh của công nhân thành phố Li - ông ( Pháp ) thể hiện qua khẩu hiệu “ Sống trong lao động, chết trong đấu tranh ”.
? Theo em, khẩu hiệu “ Sống trong lao động, chết trong đấu tranh ”. có ý nghĩa ntn?
( Quyền được lao động, ko bị bóc lột và quyết tâm chiến đâú để bảo vệ quyền lao động của mình.)
- GV nêu: Đây là phong trào đấu tranh chính trị của công nhân Anh từ năm 1836. 
- GV giới thiệu cho h/s kênh hình 25: Công nhân Anh đưa hiến chương đến quốc hội 
+ GV giải thích + trình bày phong trào đấu tranh ( SGV- 35 ).
? Em có nhận xét gì, đánh giá gì về “ phong trào hiến chương ” ở Anh.
- Đây là 1 phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức: ( Công nhân mít tinh, biểu tình. đưa kiến nghị lên quốc hội đòi hỏi phổ thông đầu phiếu, đòi tăng lương giảm giờ làm ).
- Mục tiêu chính trị rõ nét, có tính chất g/c rộng lớn.
? Trình bày kết quả của phong trào đấu tranh của phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước Châu âu trong nửa đầu TK XIX.
? Vì sao những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà ko đi đến thắng lợi.
? Phong trào công nhân trong những năm 1830 –1840 có ý nghĩa ntn
I. phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ Xi X
1.Phong trào đập phá máy móc và bãi công (18’)
* Nguyên nhân 
- sự bóc lột dã man , tàn bạo của g/c TS đối với g/c công nhân.
( Vô sản mâu thuẫn với TS => phong trào công nhân ).
* Hình thức đấu tranh.
- Đập phá máy móc và đốt công xưởng.
- Bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm......
- Thành lập các công đoàn.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830- 1840.(18’)
- ở Pháp: 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li- ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập chế độ cộng hoà.
- ở Đức: 1844, công nhân dệt vùng Sơ- lê- Din khởi nghĩa, phản đối sự hà khắc của chủ xưởng và cải thiện điều kiện lao động.
- ở Anh: Từ ( 1836 – 1847 ) diễn ra “ phong trào hiến chương ”.
* kết quả chung:
- Các cuộc đấu tranh của công nhân đều thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
- Thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng.
- Chưa có đường lối chính trị đứng đắn.
* ý nghĩa:
- Đánh dấu sự trưởng thành của g/c công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận CM. 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
* Sơ kết bai học: Giai cấp VS ra đời cùng với g/c TS, hình thành XH TBCN. Ngay từ đầu 2 g/c đối lập này đã mâu thuẫn gay gắt với nhau => cuộc đấu tranh của VS chống TS từ hình thức thấp đến phát triển dần lên cao.
* Bài tập củng cố bài.
Bài 1: Viết chữ Đ ( đúng ) hoặc S ( sai) vào các ô trống dưới đây.
 Trẻ em làm việc như người lớn nhưng lương thấp.
 Công nhân đập phá máy móc là do máy móc làm khổ họ.
 Nhưng hình thức đấu tranh buổi đầu của công nhân có tác dụng phá hoại cơ sở vật chất của chủ, công đoàn ra đời.
	Phong trào đập phá máy móc nổ ra đầu tiên ở Anh.
	Bài 2: Tóm tắt phong trào công nhân những năm 1830- 1840 vào bảng sau:
Thời gian
Địa điểm nổ ra khởi nghĩa
Mục tiêu đấu tranh
 Kết quả.
1831
Công nhân dệt thành phố Li- ông ( Pháp ).
Đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập chế độ cộng hoà.
Khởi nghĩa bị đàn áp.
............
.....................................
............................
...........................
...........
....................................
...............................
........................
..........
......................................
.............................
..........................
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Về nhà học bài – hoàn thành bài tập ở lớp và ở vào vở bài tập.
Biết trả lời câu hỏi cuối mục sgk.
Đọc và tìm hiểu trước bài: Phần II – Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Ngày soạn : 04/10/2009
 Ngày dạy: 07/10/2009
BÀI 4 TIẾT 8: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA 
CHỦ NGHĨA MÁC. (TIẾP)
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
 - Giúp HS nắm được nét chính về tiểu sử và cuộc đời hoạt động của Mác và Ăng ghen.
 - Nắm được những nét chính của tuyên ngôn đảng cộng sản; Phong trào công nhân từ 1848 đến năm 1870 và sự thành lập, hoạt động của quôc tế thứ nhất.
b. Về kĩ năng
 - Biết phân tích, nhận định về quá trình phát triển của phong trào công nhân vào TK XIX.
 - Bước đầu làm quen với về văn kiện lịch sử tuyên ngôn của ĐCS 
	c. Về thái độ
 - Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH khoa học.
 - Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của g/c công nhân.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV : - ảnh chân dung C. Mác và PH. Ănghen.
 - Bản tuyên ngôn của ĐCS và các tài liệu tham khảo cần thiết khác.
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
 - Hỏi: ? Trình bày kết quả, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu âu trong nửa đầu TK XIX. ?
- Đáp án: * Nguyên nhân thất bại:
- Thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng.
- Chưa có đường lối chính trị đứng đắn.
* ý nghĩa:
 - Đánh dấu sự trưởng thành của g/c công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận CM. 
 * Giới thiệu bài : ở bài học trước, các cuộc khởi nghĩa ở Pháp, Đức, Anh vào những thập niên 30- 40 của TK XIX đã đánh dấu 1 thời kì đấu tranh mang tính độc lập của g/c công nhân. Song nó cũng bộc lộ những nhược điểm lớn như phong trào chưa có 1 đường lối đúng đắn, khoa học, chưa có 1 tổ chức lãnh đạo sáng suốt...
 Chính trong bối cảnh đó, CNXH khoa học do Mác và ăng ghen sáng lập đã giải quyết được khiếm khuyết trong đường lối đấu tranh của phong trào công nhân.
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
HS đọc phần tóm lược tiểu sử của Mác và ăng ghen ( SGK-30- 31 ).
?Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Các mác và Ăng ghen.
+ CácMác: Sinh năm 1818 trong 1 gđ trí thức, gốc do thái ở Đức. Năm 23 tuổi ông đỗ tiến sĩ triết học. Ông vừa nghiên cứu khoa học vừa cộng tác với các báo có khuynh hướng CM. Năm 1843 ông sang Pháp tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào CM ở Pháp.
+ Ăng ghen: sinh 1820 trong 1 gđ chủ xưởng giàu có ở Đức, 1842, ông sang Anh tìm hiểu đời sống của g/c công nhân.
- HS đọc 2 đoạn chữ in nghiêng về bài viết của Mác và Ăng ghen ( sgk – 31 ).
? Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen là gì?
- GV nêu: Cả 2 ông đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của g/c VS là “ người đào mồ chôn CNTB ”.
- 1844: Ăng ghen từ Anh sang Pháp gặp Mác, từ đó bắt đầu 1 tình bạn lâu dài, bề n chặt và cảm động giữa 2 nhà lí luận CM lỗi lạc.
? Em có nhận xét đánh giá gì về cuộc đời cũng như tư tưởng của 2 ông.
=> Qua tìm hiểu về cuộc đời và bài viết của Mác và Ăng ghen đã khẳng định: Phẩm chất CM tình bạn vĩ đại, tình yêu chung thuỷ, tinh thần vượt khó khăn thiếu thốn trong đời sống để phục vụ CM.
- GV trình bày: Trong thời gian ở Anh Mác và Ăng ghen liên hệ với 1 tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “ Đồng minh của những người chính nghĩa ” và cải tổ thành “ Đồng minh của những người cộng sản ”. 
? Em hiểu ntn? Về khái niệm “ đồng minh của những người CS ”.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
? Tuyên ngôn của ĐCS ra đời trong hoàn cảnh nào.
CNTB đã phát triển
Thất bại của những cuộc đấu tranh của VS đầu TK XIX.
=> Đặt ra 1 y/c cấp thiết phải có 1 lí luận khoa học và CM cho phong trào công nhân quốc tế.
- 2/ 1848 cương lĩnh của đồng minh do Mác và Ăng ghen soạn thảo được công bố ở Luân - Đôn dưới hình thức 1 bản tuyên ngôn “ tuyên ngôn của ĐCS ” 
- HS đọc đoạn chữ in nghiêng ( SGK- 32)
? Trình bày những nội dung chủ yếu của Tuyên Ngôn.
- GV pt nhỏ: 
+ Sự thay đổi các CĐXH trong lịch sử loài người là do sự phát triển của sx, trong XH phân chia thành nhiều g/c đối kháng, đấu tranh g/c là động lực phát triển XH.
+ Sứ mệnh lịch sử của gcvs là “ người đào mồ chôn CNTB” mối quan hệ giữa gcvs và đảng cs sẽ đảm bảo thắng lợi của CM.
? Cho biết ý nghĩa của câu kết thúc “ Tuyên Ngôn” vs tất cả các nước đoàn kết lại.
? Tuyên Ngôn của Đảng cs ra đời có ý nghĩa ntn.
- GV pt: 
+ Tuyên Ngôn trình bày học thuyết về CNXH khoa học 1 cách ngắn gọn, rõ ràng, có hệ thống.
=> Học thuyết này được ngọi là CN Mác.
+ CN Mác phản ánh quyền lợi của g/c công nhân là vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống gcts. Trước đó do thiếu vũ khí này nên gcvs còn điều kiện tự phát và gặp nhiều thất bại.
* GV sơ kết: Ngay từ khi mới ra đời gcvs đã đấu tranh chống gcts bóc lột, song không tránh khỏi thất bại. Đến khi CN Mác ( tức CNXH khoa học) ra đời, pt công nhân kết hợp với CN Mác trở thành pt cs quốc tế.
( pt công nhân + CN Mác = pt cs quốc tế)
? Nhắc lại kết quả pt đấu tranh của công nhân vào nửa đầu TK XIX.
( Các cuộc đấu tranh của của công nhân ở các nước Châu Âu ( Pháp, Đức, Anh ) trong nửa đầu TK XIX đều bị thất bại vì thiếu tổ chức, lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn ).
- GV đặt vấn đề: Vậy phong trào công nhân từ 1848 – 1870 có những đặc điểm gì nổi bật so với trước.
- GV trình bày khái quát phong trào công nhân châu âu. 
+ GV tường thuật cuộc khởi nghĩa 6/1848 ( SGV- 37 )
+ Mác nhận định: “ Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa 2 g/c phân chia XH hiện nay ”
+ ở nước Đức phong trào đấu tranh của công nhân và thợ thủ công cũng diễn ra làm cho g/c TS lo sợ và đã đầu hàng thế lực PK => Phong trào CM vẫn tiếp tục phát triển.
? Cho biết kết quả CM từ sau CM 1848- 1849 đến 1870.
GV nêu: Tuy thành quả CM rơi vào tay g/c TS.
? Theo em, phong trào công nhân từ 1848- 1870 có nét gì nổi bật.
? Vì sao g/c công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế .
 ( Có cùng 1 kẻ thù chung , đoàn kết mới có sức mạnh)
=> Trước tình hình đó đòi hỏi phải thành lập 1 tổ chức CM quốc tế của g/c VS .
? Hoàn cảnh nào đưa tới việc thành lập quốc tế thứ nhất.
- Thành phần tham gia: Gồm đại biểu công nhân nhà nước. 
- GV giới thiệu kênh hình 29 ( sgk – 34 )
+ Tường thuật buổi lễ thành lập quốc tế thứ nhất ( sgv - 37)
? Mác có vai trò ntn? trong việc thành lập quốc tế thứ nhất.
VD: - Đòi ngày làm 8h, thành lập công đoàn ... 
- Tiến hành hoạt động cụ thể: vận động VS quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp bãi công => thắng lợi.
=> Mác đã kết hợp li luận với thực tiễn cụ thể.
? Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân thế giới.
- GV lấy dẫn chứng chứng minh.
+ Phái P-Ru- Đông: phản đối việc bãi công, xây dựng đảng và công đoàn.
+ Chủ nghĩa công đoàn Anh: Hạn chế hoạt động của công nhân trong phạm vi kinh tế, phản đối công nhân bãi công, chủ trương thoả hiệp với TS 
+ Phái Lát- Xan chủ trương dựa vào chính phủ TS ( ở Đức ) để xây dựng XHCN... 
Phái Be- Cu – Nin phản đối việc thành lập mọi hình thức nn, kể cả c VS .
- Gv dẫn chứng chứng minh: 
+ Vận động công nhân Pháp ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Anh ( 1868 ) 
+ Kêu gọi công nhân quyên góp ủng hộ công nhân Bỉ trong những năm ( 1868- 1869)
1. Mác và Ăng ghen. (10’)
* Tiểu sử Mác và Ăng ghen
* Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen
- Cùng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng g/c TS khỏi ách áp bức bóc lột của g/c TS.
2. Đồng minh của những người CS và tuyên ngôn của ĐCS (10’)
- Đồng minh của những người CS là 1 chính đảng độc lập đầu tiên của VS quốc tế.
- 2/1848 tuyên ngôn của ĐCS ra đời .
* Nội dung:
- Nêu rõ quy luật phát triển của XH loài người là sự thắng lợi của CNXH. 
- G/ C VS là lực lượng lật đổ chế độ TB và xây dựng chế độ XHCN
- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế VS.
* ý nghĩa:
- Là văn kiện quan trong của CNXH 
- Bao gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của CNXH và CM XHCN.
3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 quốc tế thứ nhất. (16’)
a. Phong trào công nhân từ 1848- 1870.
+ ở Pháp: 23/6/1848 công nhân Pa- ri lại khởi nghĩa.
+ ở Đức: Công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy 
- Từ sau CM 1848- 1849 đến 1870 CNTB trở thành hệ thống thế giới.
=> g/c công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò g/c của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế của công nhân.
b. Quốc tế thứ nhất.
* Hoàn cảnh:
+ Từ thực tế đấu tranh đòi hỏi phải thành lập 1 tổ chức CM quốc tế của g/c VS để thống nhất chỉ đạo đấu tranh.
+ 28/9/ 1864 quốc tế thứ nhất thành lập ( Luân đôn ).
* Vai trò của Mác.
- Mác chuẩn bị cho sự thành lập, tham gia thành lập.
- Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa quốc tế chống những tư tưởng sai lệch, thông qua những nghị quyết đúng đắn.
* Vai trò của quốc tế thứ nhất.
- Đấu tranh những tư tưởng sai lệch 
- Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
Phong trào công nhân trong giai đoạn này đã phát triển => đòi hỏi có sự lãnh đạo thống nhất.
Quốc tế thứ nhất ra đời và những hoạt động của nó đã đánh dâú 1 bước tiến quan trọng trong phong trào công nhân. Mà trong đó phải nói đến công lao của Mác và Ăng ghen 
* Bài tập củng cố.
Bài 1: Tuyên ngôn của ĐCS ra đời vào năm nào? hãy chọn chữ cái trước ý trả lời mà cho là đúng.
a. Tháng 2 - 1848
b. 1789.
c. 1861
d.1865.
Bài 2: Viết chữ Đ( đúng) hoặc S (sai) vào các ô dưới đây.
 - Đồng minh của những người cs còn có tên là đồng minh 
 của những người chính nghĩa. 
 - Đồng minh của những người cs là chính đảng đối lập đầu 
 tiên của vs quốc tế.
	- Cưỡng lĩnh của đồng minh những người cs được công bố 
 2/1848. 
	- Tuyên Ngôn của đảng cs bao gồm những luận điểm cơ 
 Bản về sự phát triển của XH và CM.
Bài 3: Viết tiếp những từ thích hợp vào chỗ trống:
 Từ khi thành lập đến 1870, quốc tế thứ nhất ....
 Vừa đóng vai trò ......................thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
* Yêu cầu về nhà học bài đầy đủ – tìm đọc tác phẩm Tình bạn vĩ đại và cảm động để hiểu về hiểu cuộc đời và hoạt động của 2 nhà sáng lập ra CNXH khoa học.
- Bài tập về nhà: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn thể hiện cơ sở tình bạn và lí tưởng CM của C. Mác và Ăng ghen.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 5: Công xã Pa – ri 1871. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc