Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Bài 2: Bài học cuộc sống

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Bài 2: Bài học cuộc sống

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết các yếu tố thể hiện đặc điểm của truyện ngụ ngôn như: đề tài, nhân vật, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian, thời gian.

– Nhận biết được sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong truyện.

– Rút ra được bài học của truyện và nêu được nhận xét về ý nghĩa, tác dụng của bài học ấy đối với người đọc, người nghe.

2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản những cái nhìn hạn hẹp: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản những cái nhìn hạn hẹp;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

- Năng lực theo dõi, dự đoán, suy luận.

3. Phẩm chất:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ thông điệp của văn bản;

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về tác phẩm

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

docx 61 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 82Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Bài 2: Bài học cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: BÀI HỌC CUỘC SỐNG
(14 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 9 tiết; Viết: 2 tiết;
Nói và nghe: 2 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.
- Nêu được ấn tượng chung về VB; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm VB.
- Nhận biết được các công dụng của dấu chấm lửng.
- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
- Yêu thương bạn bè, người thân, biết ứng xử đúng mực, nhân văn.
- Tuỳ vào điều kiện thực tế của việc dạy học mà số tiết của từng nhóm kĩ năng có thể được linh hoạt điều chỉnh sao cho đảm bảo được mục tiêu.
TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Mục tiêu:
- Nhận biết được được một số khái niệm như: truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Lấy được ví dụ minh họa.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK
Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm đã học (ở lớp 6) như: đề tài, cốt truyện, sự việc, nhân vật,
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Hãy chọn một truyện và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:
- Ai là người kể chuyện trong tác phẩm này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
- Nếu muốn tóm tắt nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào?
- Nhân vật chính của truyện là ai? Nêu một vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức. Hướng dẫn HS tìm hiểu các mục từ giải thích các yếu tố thể loại mới xuất hiện trong bài học này: Tình huống truyện, Không gian - thời gian trong truyện ngụ ngôn.
- Truyện ngụ ngôn là những truyện bịa đặt có ngụ ý về những bài học; về kinh nghiệm sống, đạo lí.
Nếu như ở các thể loại văn học khác, ngụ ý là ý nghĩa của sự phản ánh thì trong truyện ngụ ngôn nó là đối tượng phản ánh. Bởi vậy, truyện ngụ ngôn mang đậm màu sắc triết lí dân gian. Khi tưởng tượng và hư cấu truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian không tập trung trình bày một số phận với nhiều tình tiết rắc rối mà chỉ chú ý khai thác một vài tình tiết liên quan đến một bài học kinh nghiệm nào đó một cách kín đáo, tế nhị. Đó có thể là một bài học về kinh nghiệm ứng xử giữa người với người, một bài học về đạo đức, một ‘bài học về nhận thức
- Truyện ngụ ngôn phản ánh cuộc đấu tranh xã hội:
Xét trên bề mặt, truyện ngụ ngôn chỉ là truyện của các loài vật, đồ vật. Điều đó đúng nhưng chỉ là đúng về “phần xác” còn thực ra điều quan trọng của thể loại truyện này phải là “phần hồn”. Ở phần hồn này, sự ngụ ý kín đáo, bóng gió của tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở các bài học về đạo lí hay những kinh nghiệm sống mà còn có cả Sự phản kháng đối với xã hội, đả kích giai cấp thống trị với những thói hống hách, ngang ngược, quyền thế và dạy người ta những kinh nghiệm ứng phó với chúng.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật truyện ngụ ngôn được lựa chọn một cách tự do, phóng túng, con vật nào cũng được miễn là “khớp” được cái ý tưởng bóng gió xa xôi mà người ta “gá gửi” vào đó. Những nhân vật - con vật ấy có ích hay có hại cho loài người, truyện ngụ ngôn không quan tâm. Điều người ta quan tâm là con vật đó giúp thể hiện được triết lí như thế nào.
+ Việc lựa chọn nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn xuất phát từ động cơ thiên về phương diện lí trí hơn là tình cảm, ở đây những thao tác của tư duy hoạt động mạnh hơn sự rung động của trái tim - đọc truyện ngụ ngôn ta phải suy nghĩ nhiều hơn.
+ Truyện ngụ ngôn thực hiện chức năng mượn con vật làm cái vỏ để bọc kín cái ý, cái triết lí cần “gá gửi”. Vì vậy nội dung hình tượng nhân vật, phần cốt lõi không phải là miêu tả đặc điểm con vật mà là bài học suy lí, triết lí mà truyện muốn “gá gửi”.
- Xung đột trong truyện ngụ ngôn:
+ Xung đột về triết lí ứng xử, về lí lẽ hành động của nhân vật, mọi hành động của nhân vật trong truyện ngụ ngôn đều không hề cảm tính mà tất cả đều có lí lẽ, có “tính quan niệm”.
+ Xung đột trong truyện ngụ ngôn phản ánh xung đột xã hội (xung đột giữa người bị áp bức với kẻ áp bức, giữa đúng với sai, chân lí với nguy lí, tốt với xấu trong xã hội).
- Kết cấu truyện ngụ ngôn:
Do tính chất ngụ ỷ, truyền miệng nên hầu hết truyện ngụ ngôn đều ngắn, ít tình tiết, ít nhân vật, trừ một số truyện bằng thơ, cốt truyện là một trục thẳng, ít rẽ ngang tắt hay đảo ngược. Truyện thường có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn. Nghĩa hiển ngôn là câu chuyện được kể, đây là lớp nghĩa nổi hay còn gọi là “phần xác”. Nghĩa hàm ngôn là phần bài học kinh nghiệm, những điều răn dạy, đây là lớp nghĩa chìm hay còn gọi là “phần hồn”, nghĩa này phải suy nghĩ mới nhận ra được.
- Biện pháp nghệ thuật:
Truyện ngụ ngôn thường mượn vật để nói người, dùng đặc điểm, tính cách, hành động của các con vật hoặc cỏ cây hoa lá để bóng gió chuyện con người, kín đáo nêu lên bài học nào đó cho con người. Do vậy, biện pháp nghệ thuật mà truyện ngụ ngôn sử dụng là nghệ thuật ẩn dụ. Đó là hình thức ẩn dụ để ám chỉ tính cách, hành động của con người. Chính nhờ có hình thức ẩn dụ này mà các con vật, loài vật, các bộ phận của cơ thể người hiện lên sống động, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.
Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. Chẳng hạn, ở truyện Thỏ và rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật thỏ và rùa.
Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Cốt truyện của truyện ngụ ngôn: thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.
Nhân vật: là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... Được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật,...
Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thưởng được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân,... Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc.
Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:
+ Ngôi thứ nhất;
+ Ngôi thứ ba.
Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được khơi sâu. Chẳng hạn, tình huống truyện trong Thỏ và rùa là cuộc chạy đua giữa hai con vật và kết quả có tính bất ngờ, làm lộ rõ đặc điểm của mỗi nhân vật và bài học từ câu chuyện.
Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,...)
Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu:
- Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Hướng dẫn HS lập bảng so sánh nhanh giữa các yếu tố chung của truyện đã học với các yếu tố gắn với đặc điểm riêng của thể loại ngụ ngôn.
Em đã đọc các câu chuyện nào trong chủ đề Bài học cuộc sống, hãy chỉ ra một số đặc điểm của truyện đồng thoại trong câu chuyện đó? Em ấn tượng với chi tiết miêu tả nào về nhân vật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Chia sẻ của HS điền kết quả vào phiếu học tập.
Yếu tố
Trong truyện nói chung
Trong truyện ngụ ngôn
Đề tài
Cốt truyện
Sự kiện/ sự việc
Nhân vật
Yếu tố
Trong cổ tích/ truyền thuyết
Trong truyện ngụ ngôn
Đề tài
Cốt truyện
Sự kiện/ sự việc
Nhân vật
Hoạt động 4: Vận dụng.
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng kiến thức trong phần tri thức văn học để chuẩn bị cho các bài học trong chủ đề.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Kể tên các VB cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. Em cần chú ý điều gì khi đọc các VB truyện ấy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Chú ý đến nhân vật và các chi tiết miêu tả nhân vật, đối thoại của nhân vật.
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Soạn: Tiết 2.3. Những cái nhìn hạn hẹp, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT: VĂN BẢN 1. NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP
(Trần Hữu Thung)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết các yếu tố thể hiện đặc điểm của truyện ngụ ngôn như: đề tài, nhân vật, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian, thời gian.
– Nhận biết được sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong truyện.
– Rút ra được bài học của truyện và nêu được nhận xét về ý nghĩa, tác dụng của bài học ấy đối với người đọc, người nghe.
2. Năng lực
Năng lực chung
 ... i câu hỏi về yêu cầu của bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS về yêu cầu của bài kể lại một truyện ngụ ngôn.
- GV nhận xét và nhắc lạị các bước xây dựng bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn.
I. Nói và nghe
1. Yêu cầu chung
- Dùng ngôi thứ nhất để kể.
- Sử dụng một trong những cách sau để bài nói thêm hấp dẫn: 
+ Sử dụng hình ảnh: vẽ bức tranh liên quan đến câu chuyện hoặc tóm tắt truyện bằng sơ đồ tư duy...
+ Sử dụng âm thanh: dùng nhạc nền hoặc video clip minh hoạ cho bài nói.
+ Sử dụng đồ vật, mô hình: cầm một đồ vật hoặc mô hình liên quan đến nội dung câu chuyện của em trong khi kể.
2. Các bước tiến hành
TRÌNH BÀY NÓI (45’)
 Mục tiêu: 
Kể lại được một truyện ngụ ngôn.
 Nội dung: Bài làm của HS.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV yêu cầu HS:
- Trước tiên, luyện tập trong nhóm kể lại một truyện ngụ ngôn. 
- Sau đó, cá nhân HS kể lại truyện ngụ ngôn trước lớp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS luyện tập theo nhóm kể lại một truyện ngụ ngôn.
B3: Báo cáo, thảo luận
- 2 – 3 HS kể lại một truyện ngụ ngôn. 
- Các HS khác lắng nghe và ghi chép, nêu câu hỏi (nếu có).
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét ngắn gọn phần trình bày của các HS và đề nghị HS chuẩn bị cho hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Lưu ý: Ở hoạt động này, GV chỉ nhận xét khái quát, ngắn gọn về mức độ và thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, còn các nhận xét, đánh giá chi tiết về từng bài trình bày của HS thì GV sẽ thực hiện sau khi HS thực hiện việc trao đổi, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
3. Trình bày bài nói
SAU KHI NÓI (20’)
 Mục tiêu: – Tự đánh giá được với tư cách người nói và đánh giá được bài nói của bạn với tư cách người nghe; rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
Nội dung: Câu trả lời của HS: Tự đánh giá và rút kinh nghiệm về bài của mình và của bạn.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
(1) Trước tiên, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và dùng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng kể lại truyện ngụ ngôn (đối với những HS trình bày bài nói). 
(2) Sau đó, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và dùng bằng kiểm đánh giá kĩ năng kể lại truyện ngụ ngôn của bạn với tư cách người nghe. 
(3) Cuối cùng, GV yêu cầu tất cả HS suy ngẫm và rút kinh nghiệm từ hoạt động kể lại một truyện ngụ ngôn vừa thực hiện.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự: (1) > (2) – (3)
B3: Báo cáo, thảo luận
- Đối với nhiệm vụ (2), đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả nhận xét, đánh giá bài nói của bạn. HS được nhận xét có quyền trao đổi, giải thích thêm hoặc nếu thắc mắc cần được giải đáp với người nhận xét nếu muốn, cần đảm bảo cuộc trao đổi diễn ra nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng nhau.
– Đối với nhiệm vụ (3), 1 – 2 HS trình bày kinh nghiệm rút ra được từ việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trên ba phương diện:
+ Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần lưu ý, điều chỉnh về cách kế lại một truyện ngụ ngôn của HS. 
+ Cách nhận xét, đánh giá kĩ năng kể lại một truyện ngụ ngôn của HS: HS đã biết sử dụng những tiêu chí trong bảng kiểm để nhận xét, đánh giá chưa? HS có nhận ra những ưu điểm, những điểm cần khắc phục trong bài nói của bản thân và của các bạn hay không?...
+ Cách HS lắng nghe và phản hồi với nhận xét, đánh giá của các HS khác trong lớp.
– GV giải đáp những gì HS thắc mắc (nếu có).
4. Trao đổi về bài nói
Nhiệm vụ 2: Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị trong khi nói và nghe
SỬ DỤNG VÀ THƯỞNG THỨC NHỮNG CÁCH NÓI THÚ VỊ, HÀI HƯỚC TRONG KHI NÓI VÀ NGHE
 Mục tiêu: biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
Nội dung: Tìm hiểu các cách nói thú vị, hài hước
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK . Từ đó hãy trình bày các cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs đọc, suy nghĩ
B3: Báo cáo, thảo luận
Hs trả lời câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, kết luận các cách nói thú vị trong khi nói và nghe.
II. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị trong khi nói và nghe
- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện
- Sử dụng hình thức chế, nhại
- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu
Củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung
Học sinh chơi trò chơi
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv giới thiệu trò chơi, hướng dẫn luật chơi
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh chọn câu hỏi, chơi
B3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời
B4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ nói và nghe.
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập 
b) Nội dung
Chọn một truyện ngụ ngôn rồi đóng kịch (phân vai).
c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Mỗi tổ là một đội (4 đội)
Chọn một truyện ngụ ngôn rồi đóng kịch (phân vai).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện
B3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh đóng kịch
B4: Kết luận, nhận định
HS dùng rubric để nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và sản phẩm của HS.
***************************
||||||||||||
ÔN TẬP
KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÔN TẬP
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
 Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tp của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi Vòng quay may mắn
c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
 Câu 1: Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại gì?
Câu 2: Sự đối lập giữa hai nhân vật chó sói và chiên con cho chúng ta suy nghĩ gì?
Câu 3: Tác gỉa của vản bản “Hai người bạn đồng hành và con gấu” là ai?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt đông
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài
- HS trả lời các câu hỏi
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- So sánh được các bài trong cùng chủ đề
- Nêu ra được bài học và cách ứng xử cá nhân sau khi học xong các văn bản và bài đã học.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS trả lời miệng các bài tập trong SGK. Các học sinh khác lắng nghe nhận xét, bổ sung, trao đổi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
*Báo cáo, thảo luận:
4-5 HS trả lời miệng các bài tập.
*Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và hướng dẫn HS kết luận theo các định hướng tham khảo trong SGV/tr.66-67, gợi ý như sau:
Câu 1: GV hướng dẫn HS dựa vào Tri thức Ngữ văn và những gì đã học được để trả lời ngắn gọn:
Dựa vào đâu để em khẳng định rằng: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi (VB 1, 2: Những cái nhìn hạn hẹp), Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con (VB 3, 4: Những tình huống hiểm nghèo) đều là truyện ngụ ngôn?
Các văn bản nhân hóa loài vật hay con người để nói về một triết lý, phê phán thói hư tật xấu, nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống để khuyên nhủ, răn dạy con người.
Câu 2: Hậu quả của cái nhìn hạn hẹp của con ếch và các ông thầy bói mù và bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi: Sự trả giá bằng sinh mạng hoặc thương vong do mâu thuẫn xô xát, đánh nhau. Bài học về nhận thức bản thân, nhận thức thế giới và các sự vật, nắm bắt lẽ phải trong các tình huống của đời sống.
Câu 3: Trong những tình huống hiểm nghèo, hai “người bạn” trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu; “chó sói” trong Chó sói và chiến con đã bộc lộ đặc điểm, tính cách của họ như thế nào? Các truyện này đã để lại trong em những ấn tượng gì thật sự khó quên?
Hai người bạn đồng hành và con gấu:
Tính cách người bỏ rơi bạn chạy tháo thân; ích kỉ, không đáng tin, tò mò,...; tính cách người bị bỏ rơi: hóm hỉnh.
Ấn tượng: về sự may mắn, về sự ích kỉ, về sự hóm hĩnh, về câu nói.
Chó sói và chiên con:
Xem lại bài học VB 3, 4.
Ấn tượng về một chú chiên con đáng thương; một gã chó sói tàn bạo bất chấp lẽ phải.
Câu 4. 
a. HS dựa vào tri thức về kiểu bài SGK để trả lời những lưu ý khi viết một bài văn kể lại một sự việc liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử,
b. HS dựa vào bài viết của mình tìm câu văn phù hợp và thực hiện yêu cầu của câu hỏi (Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng đấu chấm lừng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lưng sao cho phù hợp).
Câu 5. Lưu ý chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn: 
a. Kể chuyện ngắn gọn hài hước giúp làm nổi bật bài học.
b. Vận dụng một số kĩ thuật và thường xuyên luyện tập để có thể sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe. 
Câu 6. HS dựa vào tri thức tiếng Việt và những gì đã thực hành để trả lời câu hỏi về đặc điểm chức năng của dấu chấm lửng và cách sử dụng loại dấu câu này trong khi viết văn.
Câu 7. Về thu hoạch được rút ra từ các tình huống, câu chuyện, nhân vật trong truyện ngụ ngôn.
Sau khi HS trả lời về thu hoạch của mình. GV có thể gợi mở thêm: 
Đời sống có nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến sai lầm trong nhận thức, hành động, ứng xử; cần tỉnh táo cảnh giác để tránh sai lầm.
Mỗi câu chuyện trong truyện ngụ ngôn hay lời khuyên trong ca dao tục ngữ, gắn với tình huống đều hàm chứa một bài học, khi đọc truyện, đọc VB cần nhận ra bài học ấy.
Nhân vật trong truyện ngụ ngôn, khác với nhân vật loài vật trong truyện đồng thoại, thường là hiện thân của các ngộ nhận, hành động sai lầm mà người đọc cần tránh.
Ngoài các nội dung trên, trong tiết ôn tập này, GV cũng cần lưu ý nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu đọc mở rộng VB thông tin ở nhà của HS.
|||||||||||||||||||||||||

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_chan_troi_sang_tao_bai_2_bai_hoc_cuoc.docx