Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 42: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 42: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức:

- Trình bày được những nét chính về xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.

- Nhớ những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

2/ Năng lực: Rèn luyện và nâng cao cho HS các kĩ năng giải thích, đánh giá một số sự kiện, hiện tượng tiêu biểu.

3/ Phẩm chất: Có thái độ đồng tình, khâm phục, kính trọng với những nhân vật có công với đất nước, đồng thời phê phán, lên án hành động bán nước của Lê Chiêu Thống

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

- Giải thích đánh giá được: nguyên nhân bùng nổ KN Lam Sơn;

II/ Thiết bị và học liệu

1. Giáo viên:

 Máy tính, tài liệu liên quan đến bài học.

 2. Học sinh:

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.

- Ng/c bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

 

doc 5 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 42: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/4/2022
Ngày giảng: 14/01 (7B); 7ACDE
Tiết 42 - BÀI 32: PHONG TRÀO TÂY SƠN 
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: 
- Trình bày được những nét chính về xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
- Nhớ những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
2/ Năng lực: Rèn luyện và nâng cao cho HS các kĩ năng giải thích, đánh giá một số sự kiện, hiện tượng tiêu biểu.
3/ Phẩm chất: Có thái độ đồng tình, khâm phục, kính trọng với những nhân vật có công với đất nước, đồng thời phê phán, lên án hành động bán nước của Lê Chiêu Thống
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
- Giải thích đánh giá được: nguyên nhân bùng nổ KN Lam Sơn; 
II/ Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên:
	Máy tính, tài liệu liên quan đến bài học.
	2. Học sinh:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.
- Ng/c bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III/ Tiến trình các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức (1')
2/ Kiểm tra bài cũ (5’) 
H. Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài tiêu biểu trong thế kỉ XVIII? Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
	Hoạt động 1- Mở đầu (3p)
Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú để HS bắt đầu một tiết học mới. 
HĐCL1’: HS thực hiện phần khởi động.
 HSTL -> chia sẻ. GV khái quát, dẫn dắt vào bài. 
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn
Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII. Nhớ những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
GV giới thiệu: 
- Từ giữa thế kỉ XVIII chính quyền họ Nguyễn ngày càng thối nát. Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, khét tiếng tham nhũng. Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi sa xỉ.
- Nông dân bị địa chủ cướp rộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế, lâm thổ sản. Đời sống người dân vô cùng cực khổ
=> Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
(slide 3) HĐCN 2 - 3’: Đọc thầm thông tin mục 2 (SGK-T.86) kết hợp quan sát lược đồ hình 2, hoàn thiện phiếu học tập.
Nội dung
Phong trào Tây Sơn
Thời gian
Lãnh đạo
Căn cứ
Lực lượng tham gia
Mục tiêu
- HS báo cáo, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT (slide 3)
(slide 4): Xác định trên lược đồ căn cứ và địa bàn hoạt động nghĩa quân Tây Sơn
HS HĐCN, TL. GV uốn nắn.
(slide 5) H: Vì sao nhân nhân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
+ Chính quyền chúa nguyễn mục nát.
+ Đời sống người dân vô cùng cực khổ
+ Nghĩa quân lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, xóa nợ, bãi bỏ thuế...
Việc làm của nghĩa quân phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ quyền lợi cho người dân đặc biệt người dân nghèo.
2. Sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn
Nội dung
Phong trào Tây Sơn
Thời gian
Mùa xuân 1771
Lãnh đạo
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Căn cứ
Ban đầu ở Tây Sơn thượng đạo sau đó chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo
Lực lượng tham gia
Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc, thợ thủ công.
Mục tiêu
Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, xóa nợ, bãi bỏ thuế...
4. Củng cố (2’): 
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học (2’): 
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi kết hợp đọc thêm trong tài liệu.
- Bài mới: Xem trước mục 3, tìm hiểu về sự kiện nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
Ngày soạn: 3/4/2022
Ngày giảng: 18/01 (7B); 7ACDE
Tiết 43 - BÀI 32: PHONG TRÀO TÂY SƠN 
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Lập niên biểu được sự kiện nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
2/ Năng lực: Rèn luyện và nâng cao cho HS các kĩ năng giải thích, đánh giá một số sự kiện, hiện tượng tiêu biểu.
3/ Phẩm chất: Có thái độ đồng tình, khâm phục, kính trọng với những nhân vật có công với đất nước, đồng thời phê phán, lên án hành động bán nước của Lê Chiêu Thống
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
- Giải thích đánh giá được: nguyên nhân bùng nổ KN Lam Sơn; 
II/ Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên:
	Máy tính, tài liệu liên quan đến bài học.
	2. Học sinh:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.
- Ng/c bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III/ Tiến trình các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức (1')
2/ Kiểm tra bài cũ (3’) 
KT sự chuẩn bị của HS
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
	Hoạt động 1- Mở đầu (3p)
Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú để HS bắt đầu một tiết học mới. 
HĐCL1’: HS thực hiện phần khởi động.
 HSTL -> chia sẻ. GV khái quát, dẫn dắt vào bài. 
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
Mục tiêu: Lập niên biểu được sự kiện nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
(slide 6) HĐN2-5p: Đọc thông tin phần 3.1 (SGK/87) hoàn thiện bảng niên biểu sau:
Thời gian
Sự kiện chính
9/1773
1774
1777
1783
HS kẻ vào vở điền bằng bút chì
GV chốt trên máy chiếu (slide 6)
GV chỉ bản đồ thành Quy Nhơn (Tây Sơn - Bình Định).
GV kể chuyện: Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi rồi khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn tấn công từ ngoài vào. Chỉ trong một đêm nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn.
H: Nhận xét cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc? Thành Quy Nhơn thuộc về Tây Sơn có ý nghĩa gì?
(Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được một thành luỹ dinh thự của bọn quan lại. Uy thế chính trị của chúng suy sụp, trái lại uy thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng).
* GV chỉ vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận nghĩa quân đã làm chủ khi chiếm được thành Quy Nhơn.
 Hs sửa vào vở
(slide 7) GV nhấn mạnh trên LĐ
(slide 8) H1: Tại sao quân Tây Sơn lại hòa hoãn với quân Trịnh?
H2: Tại sao năm 1777 quân Tây Sơn giết được chúa Nguyễn nhưng đến năm 1783 chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong mới sụp đổ?
(1). Quân Tây Sơn phải hòa hoãn với quân Trịnh vì lúc đó nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc 
có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn nên Nguyễn Nhạc tạm thời phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng đánh quân Nguyễn.
(2). Do quân Trịnh lúc bấy giờ còn rất mạnh, trong khi dó quân Nguyễn đang suy yếu sau một thời gian giao chiến với quân Tây Sơn. 
- Chúa Nguyễn lúc này mới 12 tuổi không trực tiếp lãnh đạo chính quyền mà Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Do vậy đến năm 1873 quân Tây Sơn mới đánh tan được quân của Trương Phúc Loan -> chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong mới sụp đổ
H: Việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong có ý nghĩa như thế nào?
(Thể hiện quân TS ngày càng lớn mạnh, được đông đảo nhân dân đã tin tưởng và ủng hộ nghĩa quân, đây là tiền đề để nghĩa quân đánh đổ các tập đoàn PK tiếp theo ở Đàng Ngoài).
HĐN 2, 3p: Đọc thông tin mục 3.2 kết hợp quan sát LĐ H.2,3 (sgk/87,88), hoàn thiện bảng niên biểu:
Thời gian
Sự kiện chính
Giữa năm 1784
1-1785
19-1-1785
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
GV chốt.
H: Việc nghĩa quân TS đánh tan quân XL Xiêm có ý nghĩa gì?
+ Đập tan âm mưu xâm lược của Xiêm.
+ Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
2. Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
3.1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
Thời gian
Sự kiện chính
9/1773
Nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
1774
- Chúa Trịnh tiến đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn vuợt biển vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn tạm hòa với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn.
1777
Tây Sơn bắt, giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
1783
Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị đánh đổ.
3.2. Đánh tan quân xâm lược Xiêm
Thời gian
Sự kiện chính
Giữa năm 1784
5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định
1-1785
Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận quyết chiến.
19-1-1785
- Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục.
- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh sang Xiêm lưu vong.
4. Củng cố (2’): 
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học (2’): 
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi kết hợp đọc thêm trong tài liệu.
- Bài mới: Xem trước mục 4, tìm hiểu về sự kiện nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh, thu phục Bắc Hà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_42_phong_trao_tay_son_nam_hoc_202.doc