Giáo án Lớp 4 Tuần 16 - Trường Tiểu Học Tân Thượng

Giáo án Lớp 4 Tuần 16 - Trường Tiểu Học Tân Thượng

Tập đọc

KÉO CO

I. Mục đích yêu cầu

 + Luyện đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó đọc, dễ lẫn lộn: , khuyến khích, trai tráng

 + Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả

 + Hiểu các từ ngữ: thượng võ, giáp.

 +Yêu phong tục cổ truyền của quê hương đất nước mình .

II. Đồ dùng dạy – học

 + Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 + Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

 

doc 35 trang Người đăng vultt Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 16 - Trường Tiểu Học Tân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn: 17-12-2005
Ngày dạy: 19 / 12 / 2005
Tập đọc
KÉO CO
I. Mục đích yêu cầu
 + Luyện đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó đọc, dễ lẫn lộn: , khuyến khích, trai tráng
 + Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả
 + Hiểu các từ ngữ: thượng võ, giáp.
 +Yêu phong tục cổ truyền của quê hương đất nước mình .
II. Đồ dùng dạy – học
 + Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 + Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi từng đoạn của bài.
+ Gọi 1 em đọc bài và nêu đại ý.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. – Ghi đề
+ GV treo tran, yêu cầu HS quan sát và trả lời : Bức tranh vẽ cảnh gì? Trò chơi này thường diễn ra vào những dịp nào trong năm?
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
+ Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
+ GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp bài.
+ GV theo dõi và sửa lỗi phát âm chưa đúng cho từng HS.
+ Gọi HS đọc phần chú giải.
+ Yêu cầu HS đọc trong nhóm bàn
- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý cách đọc: Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ GV gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
H: Đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
H: Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
H: Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì?
Ý 1: Cách chơi kéo co.
+ Gọi HS đọc đoạn 2, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
 H: Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
H: Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì?
Ý 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
+ Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
H: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
H: Ngoài kéo co, em còn biết các trò chơi nào khác?
H: Đoạn 3 ý nói gì?
Ý 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
H: Nội dung bài nói lên điều gì?
Đại ý: Bài văn giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta.
+ Yêu cầu HS nhắc lại.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
+ Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc: “ Hội làng Hữu Trấpngười xem hội”
+ HS thi đọc đoạn văn, bài văn.
+ Nhận xét giọng đọc và tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
H: Em có thích trò chơi kéo co không? Vì sao?
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bài sau.
2 HS
+ lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Bức tranh vẽ cảnh thi kéo co.
+ Lớp lắng nghe và đọc thầm theo.
+ từ đầu bên ấy thắng.
+ tiếp người xem hội.
+ còn lại.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc theo nhóm bàn, đại diện đọc đoạn, nhóm khác theo dõi nhận xét.
+ HS lắng nghe 
+ HS đọc.
+ Giới thiệu cách chơi kéo co.
+ HS nhớ và nêu cách chơi.
+ HS nêu.
+ HS nhắc lại.
+ Yêu cầu 2 HS đọc.
+ 2 HS giới thiệu cách chơi kéo co.
+ HS trả lời
+ HS đọc.
+ Cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. So lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
+ HS trả lời
+ HS trả lời nối tiếp
+ 1 em nêu lại.
 + HS nhắc lại đại ý
+ 4 HS đïc nối tiếp bài.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm.
+ HS trả lời.
+ Lắng nghe và thực hiện.
Khoa học
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I Mục đích yêu cầu 
 + Giúp HS biết tự làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số tính chất của không khí.
 + Biết được ứng dụng tính chất của không khí và đời sống.
 + Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Bong bóng bay, dây thun để buộc, quả bóng đá, bơm xe đạp.
III. Hoạt động day - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
1. Không khí có ở đâu? Lấy ví dụ chứng minh?
2. Hãy nêu định nghĩa về khí quyển?
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. Ghi đề
H: Xung quanh ta luôn có gì?
Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không có màu, mùi, vị.
+ GV cho HS quan sát cái li thuỷ tinh rỗng và hỏi: Trong li có gì?
+ Yêu cầu HS sờ, ngửi, nếm xem thấy có vị gì?
+ GV mở lọ dầu thơm và hỏi HS ngửi thấy mùi gì? Đó có phải là mùi của không khí không?
- GV : Ta ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của các chất khác có trong không khí.
H: Vậy không khí có những tính chất gì?
- GV kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “ Thi thổi bóng”
+ Tổ chức cho HS thổi bóng bay trong nhóm.
H: Cái gì làm cho quả bóng căng phồng lên? Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?
H: Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
 Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó-
- Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra
+ GV cho HS quan sát hình minh hoạ SGK và làm thí nghiệm bằng bơm tiêm.
H: Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì?
+ Yêu cầu các nhóm thực hành thí nghiệm bơm một quả bóng.
H: Không khí có những tính chất gì?
H: Để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta phải làm gì?
3. Củng cốù, dặn dò:
H: Trong đời sống hằng ngày, người ta đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ
+ Dặn HS về nhà học bài.
3HS
+ HS lắng nghe.
- Xung quanh chúng ta luôn có không khí.
- HS quan sát và trả lời.
- Ngửi thấy mùi thơm, không phải là mùi của không khí mà là mùi của dầu thơm.
- HS lắng nghe.
HS nhắc lại
 - HS nhắc nói tiếp
+ HS hoạt động trong nhóm.
+ Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên. Hình dạng khác nhau.
+ Không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS quan sát hình minh hoạSGK và thí nghiệm.
+Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
+ Các nhóm thưc hành bơm quả bóng và giải thích thí nghiệm.
- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất địng, không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
+ Chúng ta nên thu dọn rác, tránh để bẩn, mùi hôi, thối bốc mùi vào không khí.
+ Bơm bóng bay, bơm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, bơm phao bơi, làm bơm tiêm.
+ HS đọc nối tiếp
1 HS đọc lại 
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG
I. Mục đích yêu cầu 
 + HS hiểu được ý nghĩa của lao động: giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người.
 + HS yêu thích và có tinh thần lao động.
 + Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, phù hợp với khả năng của mình và tự giác làm tốt các việc phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi 2 HS lần lượt nêu phần ghi nhớ ở bài trước.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. Ghi đề
 Hoạt động 1: Liên hệ bản thân.
H: Hãy kể những công việc em làm ngày hôm qua
+ GV : Như vậy, trong ngày hôm qua, các bạn trong lớp đã làm được 1 số việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình
 Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện “Một ngày của Pê-chi-a”
+ GV kể câu chuyện “ Một ngày của Pê-chi-a”
+ Gọi HS đọc lại câu chuyện.
H: Hãy so sánh một ngày cùa Pê-chi-a với những người khác trong truyện?
H: Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
H: Nếu em là Pê-chi-a em có làm như bạn không? Vì sao?
Kết luận: Lao động mới tạo ra của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người. Vì vậy mỗi người chúng ta phải biết yêu lao động.
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
+ GV chia nhóm , yêu cầu HS hoạt động nhóm.
1. Sáng nay, lớp đi lao động dọn vệ sinh xung quanh trường, Hoa đến rủ Mai đi nhưng Mai ngại trời lạnh nên viết giấy xin phép nghỉ. Việc làm của Mai đúng hay sai?
2. Hà đang quét sân thì Nam rủ đi đá bóng, mặc dù rất thích nhưng Hà vẫn từ chối và tiếp tục quét cho xong, việc làm của Hà đúng hay sai?
+ GV nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình và nhà trường, phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân.
3. Củng có, dặn dò:
+ Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK.
+ Dặn HS sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về lao động. Các tấm gương lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động.
2HS
+ HS lắng nghe.
+ Lần lượt HS kể công việc làm của mình
+ Lắng nghe
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc truyện
+ Lắng nhge.
+ HS suy nghĩ và trả lời 
+ Theo dõi, lắng nghe
+ 2 HS nhắc lại.
+ Các nhóm hoạt động, sau đó thống nhất bày tỏ ý kiến của nhóm mình.
- Sai.
- Đúng.
+ Lớp lắng nghe.
+ HS nêu, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe và thực hiện chuẩn bị cho tiết sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu 
 + Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số.
 + Áp dụng phép chia cho số có 2 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
 +Giáo dục tính nghiêm túc và tính cẩn thận .
II. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép chia:
75480 : 75 ; 12678 : 36.
+ 1 em lên giải bài toán giải giao về nhà. GV kiểm tra vở ở nhà của 1 số HS khác.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. Ghi đề Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ Gọi HS nhận xét bài trên bảng
Bài 2: 
+ GV gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
 Tóm tắt
 25 viên: 1m2
 1051 viên: m2 ?
B ...  cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS đọc bài mới trong SGK.
- Dặn HS chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cho bài “Làm đất, lên luống để gieo trồng rau, hoa.”
- HS lắng nghe.
- Quan sát, nhận xét.
- Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, chất dinh dưỡng và đất.
1 em đọc bài SGK.
- Từ mặt trời.
- Không VD mùa nắng trời nắng nóng hanh khô, mùa mưa thì mưa dai dẳng
- Mùa đông trồng bắp cải, su hào,.. mùa hè trồng rau muống, mướp, rau dền,
- Từ đất, nước mưa, không khí
- nước hoà tan chất dinh dưỡng ở trong đất để rễ cây hút được dễ dàng đồng thời nước còn tham gia vận chuyển các chất và điều hoà nhiệt độ trong cây.
-Cây thiếu nước sẽ bị khô héo và lâu ngày sẽ bị chết. Cây thừa nước sẽ bị úng.
- Mặt trời.
- Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây.
- Thân cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt.
- Trồng rau, hoa ở nơi có nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách đểâ cây không bị che lấp lẫn nhau.
- HS đọc tóm tắt SGK.
- Lắng nghe.
- Đạm, lân, ka li, can xi
- Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng là phân bón.
- Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất.
- Thiếu chất dinh dưỡng cây chậm lớn, còi cọc, dễ bị sâu bệnh phá hại.
- Thừa chất khoáng cây mọc nhiều thân, lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp.
- HS đọc SGK.
- phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tuỳ loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp.
- Cây lấy không khí từ bầu khí quyển và không khí có trong đất.
- Để hô hâp và quang hợp.
- Thiếu không khí cây hô hấp. Quang hợp kém, dẫn đến sinh trưởng. Phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu không khí nhiều, lâu ngày cây sẽ chết.
-Trồng cây ở nơi thoáng và phải thường xuyên xới, xáo làm cho đất tơi xốp.
- 2 – 3 em đọc ghi nhớ SGK.
Lắng nghe
Ngày soạn: 22-12-2005 Tập làm văn
Ngày dạy: 23 / 12 / 2005
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu
+ Viết bài văn miêu tả đ62 chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Văn viết chân thực giàu cảm xúc, sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình với đồ chơi đó.
 +Yêu quý đồ dùng học tập và biết giữ gìn cẩn thận .
II. Đồ dùng dạy – học
+ Chuẩn bị dàn ý từ tiết trước.
III. Hoạt động day – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bàiï.
Bài 1:
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS đọc gợi ý.
+ Gọi HS đọc dàn ý của mình.
B) Xây dựng dàn ý
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em.
+ Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em
Hoạt động 2: Viết bài
- HS tự viết bài vào vở.
-GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Nhận xét chung về bài làm của HS.
-Dặn HS nào cảm thấy bài của mình chưa tốt về nhà viết lại và nộp vào tiết học tới.
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ 1 HS đọc.
+ 1 em đọc.
+ 2 HS đọc.
- 2 em trình bày một em mở bài trực tiếp, một em mở bài gián tiếp.
- 1 em giỏi đọc.
- 2 em trình bày: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
Lắng nghe 
Đánh dấu bài về nhà để sửa 
Chính tả (Nghe viết)
Kéo co
I. Mục đích yêu cầu
 + Nghe viết chính xác, đẹp đoạn : Hội làng Hữu Trấpăng1 trong bài Kéo co. 
 + Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu d/r/gi hoặc vần ât/âc.
 +Nghiêm túc tự giác viết bài 
II. Đồ dùng dạy hoc.
 Chép bài vào bảng phụ 
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS khác viết các từ sau:chốn tìm, nơi chốn, châu chấu, ngật ngưỡng, kĩ năng..
+ Nhận xét về chữ viết của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
+ GV gọi HS đọc đoạn văn.
H: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Chấp có gì đặc biệt?
 Hướng dẫn viết từ khó.
+ Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
+ Yêu cầu 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp, sau đó nhận xét và sửa lỗi cho số HS viết chưa đúng.
- Viết chính tả, soát lỗi và chấm bài.
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả.
Bài 2:
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho một số cặp Hs. Yêu cầu HS tự tìm từ.
- Gọi 1 cặp lên dán phiếu, đọc các từ tìm được, những HS khác bổ sung sửa bài.
- Nhận xét chung kết luận lời giải đúng.
b) Tiến hành tương tự a).
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS về nhà làm bài còn lại.
+ HS thực hiện yêu cầu, lớp viết nháp rồi nhận xét bạn viết trên bảng.
- Lộc
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ 1 HS đọc.
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Tr6áp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
+ Các từ ngữ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tiáh Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng.
+ HS luyện viết đúng.
+ HS lắng nghe và viết bài, soát lỗi.
+ 1 HS đọc.
+ 2 HS ngồi cung bàn tìm từ ghi vào phiếu hoặc ghibằng chì vào SGK..
+ Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (Nếu sai).
Nhảy dây – múa rối – giao bóng.
- Lời giải: đấu vật – nhấc – lật đật.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
Chia cho số có ba chữ số tiếp theo.
I. Mục đích yêu cầu 
 + Giúp Hs biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số.
 + Áp dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có lời văn.
 + Rèn tính cẩn thận ,tính chính xác và tính nghiêm túc trong giờ học 
Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Kiểm tra bài cũ
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. Ghi đề
Hoạt động 1: hướng dẫn thực hiện phép chia.
a) Phép chia 42535 : 195 (Trường hợp chia hết)
- GV viết lên bảng phép chia 41535 : 195 và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
+ GVtheo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện của mình trước lớp, nếu sai hỏi xem có em nào có cách làm khác không? 
- GV nhắc lại cách thực hiện đặt tính và tính.
H: Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ GV hướng dẫn HS ước lượng thương trong các lần chia:
 - 415 : 195 có thể ước lượng 400: 200 = 2
 - 253 : 195 có thể ước lượng 250 : 200 = 1 dư 50
585 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng
 600 : 200 = 3.
- Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
b) Phép chia 80120 : 245(trường hợp chia có dư)
- GV viết lên bảng phép chia và yêu cầu Hs thực hiện đặt tính và tính.
- Theo dõi HS làm bài. Sau đó nêu cách thực hiện của mình trước lớp.
- GV hướng dẫn lại cách thực hiện đặt tính và tính như SGK.
- H: Phép chia 80120 : 245 là phép chia như thế nào? 
- GV chú ý hướng dẫn các em cách ước lượng trong các lần chia
- Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu Hs tự đặt tính và tính.
- Yêu cầu Hs cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm Hs.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
a) x ´ 405 = 86265
x = 86265 : 405
x = 213
- Yêu cầu HS nêu cách tìm x của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 2 em đọc đề bài.
Yêu cầu S tự tóm tắt và làm bài vào vở.
Tóm tắt
305 ngày : 49410 sản phẩm
 1 ngày : . sản phẩm?
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học .
+ Hướng dẫn cho HS bài làm thêm ở nhà và chuẩn bị bài sau.
+ 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
+ HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.
+ 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
- Nêu cách làm của mình.
- Thực hiện chia theo hướng dẫn của Gv.
 - Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng là tìm được số dư là 0.
- Lắng nghe.
- Cả lớp cùng thực hiện sau đó nêu lại cách làm theo từng bước thực hiện chia.
- 1 em lên bảng, cả lớp làm bài vào nháp.
- Nêu cách làm của mình trước lớp.
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn.
- Là phép chia có số dư là 5.
- Lắng nghe.
- Cả lớp làm bài, sau đó 1 em nêu lại từng bước thực hiện chia.
- Đặt tính rối tính.
-2 em lên bảng làm bài,cả lớp làm nháp
- HS nhận xét, đổi vở chữa bài .
- Tìm x.
b) 89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
- 2 em lên bảng trả lời.
- 2 em đọc đề.
Tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài giải:
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là:
49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
Đáp số : 162 sản phẩm.
Lắng nghe
SINH HOẠT LỚP
Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 16
 a) Lớp trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần.
Về nề nếp và chuyên cần: Nề nếphọc sinh đi học đều và thực hiện tốt nề nếp của lớp .
 Về học tập: Nhiều em đã có sự tiến bộ như :Giang , Guy , Lộc , Hoàn , Thuận 
 Và hăng hái phát biểu xây dụng bài như em : Vũ , Nghĩa ,Tài , Sương , Thi , Lực 
Các hoạt động khác: Nộp tiền quỹ tình thương và quỹ vì bạn nghèo nhanh ở các tổ : tổ 1, tổ 2 còn tổ 3 nộp chậm 
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 17
+ Về nhà xin tiền bố mẹ để nộp tiền giấy thi .
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp
+ Thi đua thực hiện tiết học tốt, buổi học tốt , ôn thi HKI
+Các em còn lại chưa nộp tiền quỹ thì về nhà tiếp tục xin tiền bố mẹ để nộ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 16 chi tiet.doc