Giáo án lớp 4 - Tuần 19

Giáo án lớp 4 - Tuần 19

I,Mục tiêu:

- HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

-Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

-Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 Giáo dục kĩ năng sống:

 + Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

 + Hợp tác

 + Đảm nhận trách nhiệm

II,Đồ dùng dạy - học :

-Tranh minh hoạ bài Tập đọc.

-Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III,Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

 

doc 24 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Thứ hai
 Ngày soạn : 5/ 01/ 2012
 Ngày giảng : 9/ 01/ 2012
TẬP ĐỌC: BỐN ANH TÀI
I,Mục tiêu: 
- HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
-Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 Giáo dục kĩ năng sống:
 + Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
 + Hợp tác
 + Đảm nhận trách nhiệm
II,Đồ dùng dạy - học :
-Tranh minh hoạ bài Tập đọc. 
-Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III,Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : GTB...(Giới thiệu chủ điểm Người ta là hoa đất )
Hoạt động 2: Luyện đọc:
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn (5 đoạn)
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- T/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 chú ý đọc đúng một số từ ngữ: Nắm Tay Đóng Cọc, Cẩu Khây, chõ xôi, vạm vỡ.
- T /c HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo nhóm 2.
-Gọi HS đọc bài 
-GV đọc mẫu cả bài, nhấn giọng một số từ ngữ: chín chõ xôi, tan hoang, sốt sắng, hăm hở, hăng hái ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
-Gọi 1 HS đọc đoạn 1
-Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng như thế nào?
-Gọi 1 HS đọc đoạn 2, Cả lớp đọc thầm 
+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
+Trước cảnh quê hương như vậy Cẩu Khây đã làm thế nào?
-Gọi 1 HS đọc đoạn 3
+Cẩu Khây đã gặp ai là người đầu tiên? Người đó như thế nào ?
- Gọi HS đọc đoạn 4
-Người thứ hai Cẩu Khây gặp là ai? Người đó có tài năng gì ?
-Gọi 1 HS đọc đoạn 5, cả lớp đọc thầm:
+Cuối cùng Cẩu Khây đã gặp ai? Cậu ấy ntn ?
+Cẩu Khây đi gặp yêu tinh cùng những ai?
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV nêu đoạn văn cần đọc diễn cảm.
-GV nêu cách đọc diễn cảm 
-Y/c HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 
-Gọi 1 số nhóm thi đọc 
*Nội dung của câu chuyện là gì ?
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò :
-GV nhận xét tuết học 
-Dặn: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
+Chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người. 
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc toàn bài 
-HS đọc nối tiếp 5 em lần 1
-HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp đọc đúng.
-HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 
-HS luyện đọc nhóm 2
-1 HS đọc toàn bài.
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm trao đổi :
+Sức khoẻ: nhỏ tuổi nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi nhưng đã bằng trai 18 
+Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.
-HS đọc 
+Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai sống sót.
+Thương dân bản cậu quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
-HS đọc 
+Gặp cậu bé Nắm Tay Đóng Cọc, cậu sốt sắng xin đi cùng.
-HS đọc 
-Đó là cậu bé Lấy Tai Tát Nước suối lên 1 thửa ruộng cao bằng mái nhà, cậu bé cùng Cẩu Khây lên đường.
-HS đọc 
+Cậu bé có tên Móng Tay Đục Máng, có tài lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng ...
+Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
-1 HS đọc.
- Cả lớp tìm chỗ ngắt, nghỉ, những từ ngữ cần nhấn giọng.
-HS nghe 
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm .
-Thi đọc diễn cảm.
*Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa, diệt trừ cái ác cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
TOÁN: KI - LÔ - MÉT VUÔNG
A/ Mục tiêu : 
-HS biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
-Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
-Biết 1 km2 = 1000 000 m2.
-Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4 (b).
B/ Chuẩn bị : 
 - Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng , khu rừng , mặt hồ , vùng biển .
 - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh chữa bài tập về nhà .
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu bài:
+ Giới thiệu ki - lô - mét vuông :
+ Cho HS quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp về một khu rừng hay cánh đồng có tỉ lệ là hình vuông có cạnh dài 1km 
+ Gợi ý để học sinh nắm được khái niệm về ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1ki- lô- mét .
-Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông kẻ trong hình vuông có diện tích 1dm2 đã học để nhẩm tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km .
-Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông .
-Đọc là: ki - lô - mét vuông .
- Viết là: km2 
 c) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK .
-Gọi học sinh lên bảng điền kết quả 
-Nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 2 : -Gọi học sinh nêu yêu cầu
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 -Gọi HS lên bảng chữa bài 
-Gọi HS nhận xét bài bạn
-Nhận xét, ghi điểm bài làm học sinh .
*Bài 3 : ( HS khá, giỏi)
-Gọi học sinh nêu đề bài 
-Yêu cầu HS làm bài .
-Cho HS xung phong trình bày bài làm.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh . 
Bài 4:-Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài .
GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh.
+Yêu cầu HS đọc kĩ về từng số đo rồi ước lượng với diện tích thực tế để chọn lời giải đúng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 d) Củng cố - Dặn dò:
 -Yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn: Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
- HS thực hiện yêu cầu .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giới thiệu
-Quan sát để nhận biết về khái niệm đơn vị đo diện tích ki - lô - mét vuông 
-Nắm về tên gọi và cách đọc, cách viết đơn vị đo này.
-Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình 
-Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2.
+ Đọc là : Ki - lô - mét vuông 
-HS nhắc lại.
- Hai học sinh đọc đề bài . 
+ Viết số hoặc chữ vào ô trống .
-Một HS lên bảng viết và đọc các số đo có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông :
 Đọc 
 Viết 
Chín trăm hai mươi mốt ki- lô -mét vuông
921km2 
Hai nghìn ki -lô -mét vuông 
2000km2 
Năm trăm linh chín ki- lô- mét vuông 
509km2 
Ba trăm hai mươi nghìn ki- lô- mét vuông 
320 000 km2 
-Học sinh nhận xét bài bạn 
-Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông . 
-Hai em chữa bài trên bảng .
 1km2 = 1000 000 m2 
 1m2 = 100 dm2 
 32 m2 49dm2 = 3249 dm2
1000 000 m2 = 1 km2 
5km2 = 5000 000 m2 
2 000 000 m2 = 2 km2 
-Hai học sinh nhận xét bài bạn . 
-Hai học sinh đọc đề bài .
-Lớp thực hiện vào vở nháp.
 Bài giải : 
 Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là :
 3 x 2 = 6 ( km2 )
 Đáp số : 6 km2 
- 1 HS đọc đề bài.
+ Lớp làm vào vở.
+ Một HS làm trên bảng.
a/ Diện tích phòng học: 40 m 2 
b/ Diện tích nước Việt Nam: 330 991 km 2 
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-HS ghi bài tập về nhà. 
 Thứ ba
 Ngày soạn : 6/ 01/ 2012
 Ngày giảng : 10/ 01/ 2012
TOÁN: LUYỆN TẬP
 A. Mục tiêu :
- HS chuyển đổi được các số đo diện tích.
-Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 (b), bài 5.
 B. Chuẩn bị :
 -GV: bảng phụ . -HS: Vở bài tập toán. 
 C. Lên lớp :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh chữa bài tập về nhà .
-GV kiểm tra, chấm vở bài tập 1 số HS. .
-Nhận xét chung .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện tập :
*Bài 1 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Yc học sinh làm vở nháp, 2 HS lên bảng điền kết quả. 
-Nhận xét bài làm học sinh .
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : ( HS khá, giỏi)
-Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm bài. 
 -Cho HS xung phong chữa bài
-Nhận xét, ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 5: -Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài .
GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh .
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ mật độ dân số để tự tìm ra câu trả lời để chọn lời giải đúng .
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 d) Củng cố - Dặn dò:
 Yc HS nhắc lại nội dung chính của bài.
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài tập 4.
- HS thực hiện yêu cầu .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giới thiệu
- Hai học sinh đọc. 
+ Viết số thích hợp vào chỗ trống .
-2 HS lên bảng làm .
530 dm2 = 530 00cm2 
10 km 2 = 10 000 000 m2
1 000 000 m2 = 1 km 2 
5 km2 = 5000 000 m 2 
2 000 000 m2 = 2 km 2 
-Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích . 
-Hai em đọc đề bài . 
-HS làm vào vở nháp.
 Bài giải :
a/ Diện tích hình chữ nhật :
 5 x 4 = 20 (km 2 )
b/ Đổi : 8000 m 2 = 8 km 
 Diện tích hình chữ nhật :
 8 x 2 = 16 (km 2 )
- 1 HS đọc đề bài .
+ Lớp làm vào vở .
+ Một HS làm trên bảng .
a/ Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất .
b/ Mật độ dân số TP HCM gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng .
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-HS lắng nghe và ghi nhớ. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ
 AI LÀM GÌ ?
I,Mục tiêu: 
-HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? (ND ghi nhớ)
-Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).
II,Đồ dùng dạy - học : PHT, bảng phụ 
III,Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A,Giới thiệu bài: “Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?”
B,Bài mới:
Hoạt động 1: Phần nhận xét :
Bài tập 1: 
Câu 1: -Gọi HS đọc yêu cầu, đọc đoạn văn 
-GV giao nhiệm vụ: Tìm các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn trên?
-GV yêu cầu HS làm bài 
-Gọi HS trình bày 
-GV chữa bài
GV : Đoạn văn có 5 câu kể 
Câu 2: Gọi HS đọc yêu cầu của câu 2, xác định CN trong các câu trên 
Câu 3: -Gọi HS đọc yêu cầu 
- Y/c HS làm bài 
-GV chốt: CN dùng để chỉ người, con vật có hoạt động được nói đến Vị ngữ.
Câu 4: -GV yêu cầu HS xác định CN của các câu do các từ loại nào tạo thành?
*Chốt: từ loại tạo thành chủ ngữ là Danh từ và cụm danh từ.
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 
-GV yêu cầu HS tìm một số ví dụ và phân tích ví dụ đó.
Hoạt động 2: Luyện tập 
-Gọi HS đọc Bài tập 1 
-Gọi HS nêu yêu cầu: Xác định chủ ngữ của từng câu.
-Cho HS làm bài 
Bài 2:-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
-Yêu cầu đặt 3 câu, mỗi câu có 1 cụm từ cho trước làm chủ ngữ.
-GV nhận xét, ghi điểm.
C,Củng cố -Dặn dò :
-Cho HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học.
-BTVN (3)
-HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu, đoạn văn.
-HS hđ theo cặp:
Câu kể :
+Một đàn ngỗng ...định đớp bon trẻ.
+Hùng đút một ...chạy biến.
+Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
+Em liền nhặt một cành xoan ...ra xa.
+Đàn ngỗng ....chạy mất.
-HS xác định CN trong các câu trên .
+Một đàn ngỗng //
+Hùng //
+Thắng //
+Em //
+Đàn ngỗng //
-HS đọc 
-HS trình bày.
-HS nhắc lại.
-HS làm cá nhân (có thể do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành )
-HS đọc 
-HS nêu ví dụ:
+Lan/ đang học bài.
+Con chim họa mi đang hót trong vườn.
-HS đọc yêu cầu 
-HS làm bài theo cặp:
a ...  bài tập 
-Gọi HS trình bày 
-GV nhận xét, khen những HS đặt câu đúng, hay. 
VD: Nước ta rất giàu tài nguyên khoáng sản.
Bài tập 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và các câu tục ngữ 
-GV giao nhiệm vụ: Trong 3 câu a, b, c những câu nào ca ngợi tài trí của con người ?
*GV chốt lại : Câu a và câu c
Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu 
-Em hãy nói rõ mình thích câu nào? vì sao?
-GV giải thích nghĩa bóng của các câu tục ngữ.
*Người ta là hoa đất: ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất. 
*Chuông có đánh ...mới tỏ "Khẳng định mỗi người có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình ....
C,Củng cố -Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị tiết sau 
-HS nhắc lại theo yêu cầu 
-HS đọc yêu cầu SGK: Phân loại các từ sau theo nghĩa của tiếng "Tài" 
-HS làm việc theo nhóm 
-đại diện các nhóm trình bày nội dung 
+Tài có nghĩa "khả năng hơn người bình thường "tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng ...
+Tài "có nghĩa là tiền của": tài nguyên, tài trợ, tài sản ...
-HS đọc lại và ghi chép vào VBT
-HS đọc yêu cầu 
-HS làm bài cá nhân 
-HS nối tiếp nhau trình bày trước lớp câu mình đặt 
-HS cả lớp nhận xét.
-HS đọc nối tiếp 
-HS làm bài cá nhân 
-HS trình bày 
Câu a: người ta là hoa đất 
Câu c: Nước lã mà vã nên hồ ..
-Cả lớp nhận xét 
-1 HS đọc yêu cầu 
-HS giải thích 
-HS trình bày 
-HS nhắc lại các từ ngữ đã mở rộng trong bài học 
-Về nhà làm bài ở VBT.
KỂ CHUYỆN: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I, Mục tiêu: 
-HS biết dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ HS(BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II,Đồ dùng dạy - học :	
-Tranh minh hoạ ở SGK phóng to.
III,Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: “Bác đánh cá và lão hung thần”
Hoạt động 2: GV kể chuyện:
-GV kể chuyện lần 1
-GV giải thích một số từ khó : ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn.
-GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ SGK 
Hoạt động 3: Tìm hiểu lời thuyết minh cho tranh:
-Gọi HS đọc yêu cầu câu 1
-Y/c HS tìm lời cho các nội dung tranh
-Gọi HS trình bày. 
-GV chốt lại và ghi nhanh lời thuyết minh dưới tranh.
*Gọi HS đọc câu 2: Y/c HS kể chuyện:
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài 
-HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
-Gọi HS các nhóm kể nối tiếp câu chuyện theo nội dung tranh.
-Cho các nhóm thi kể 
-GV nhận xét, khen những em kể hay, có sáng tạo ...
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện :
-Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ?
-Gọi HS trả lời 
-GV chốt nội dung câu chuyện.
Hoạt động 5: Củng cố -Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học 
-Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-HS lắng nghe GV kể.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
-HS hđ cá nhân viết ra giấy nháp.
-Mỗi HS trình bày 1- 2 tranh.
+Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có chiếc bình to.
+Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được nhiều tiền.
+Tranh 3: Bác cạy nắp bình. Từ trong bình một làn khói đen kịt tuôn ra, tụ lại, hiện thành một con quỹ.
......
-HS đọc yêu cầu 
-HS kể chuyện trong nhóm, mỗi HS kể 1 đoạn, các bạn trong nhóm góp ý kiến
-3 nhóm nối tiếp nhau kể chuyện 
-Đại diện các nhóm thi kể, lớp nhận xét.
-HS hđ nhóm đôi trao đổi ND 
*Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT: ÍCH LỢI CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I, Mục tiêu: 
- HS biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh 1 số loại cây rau, hoa
III, Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét, tổng kết bài kiểm tra chương I
 Hoạt động 2: Dạy bài mới
1, Giới thiệu bài:
2, Tìm hiểu bài:
a) Lợi ích của việc trồng rau, hoa:
- HS quan sát hình 1 SGK, trả lời:
+Quan sát hình 1 và liên hệ thực tế em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau?
( Trong rau xanh có chứa nhiều vi-ta-min và các chất dinh dưỡng. Rau xanh còn được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi.)
 + Gia đình em thường sử dụng loại rau nào làm thức ăn?
 +Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình em?
 + Ngoài làm thức ăn, rau còn được dùng để làm gì?
 + Hãy nêu ích lợi của việc trồng hoa?
 ( Hoa dùng để trang trí, quà tặng, thăm viếng,... )
 - Cho HS lấy ví dụ minh họa về ích lợi của việc trồng hoa
 b) Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta:
 + Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và trồng ở khắp mọi nơi ở nước ta?
 ( Khí hậu, đất đai của nước ta thuận lời cho cây rau, hoa phát triển )
 + Muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải làm gì?
 ( Phải có hiểu biết về kĩ thuật gieo, trồng, chăm sóc)
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
 - GV tổng kết giờ học
 Dặn: 
Học kĩ nội dung bài
Chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu
 Ngày soạn : 9/ 01/ 2012
 Ngày giảng: 13/ 01/ 2012
TOÁN: LUYỆN TẬP
I,Mục tiêu: 
-HS nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
-Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a).
 II. Chuẩn bị : 
- Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như các bài tập sách giáo khoa .
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
 III. Lên lớp :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh chữa bài tập về nhà .
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
 - Diện tích hình bình hành và nêu công thức tính diện tích hình bình hành ?
-Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 c) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài. 
+ GV vẽ các hình và đặt tên các hình như SGK lên bảng .
+ Yêu cầu 1 HS nêu các cặp cạnh đối diện ở từng hình .
-Gọi 3 học sinh đọc kết quả, lớp làm vào vở và chữa bài 
A	B E G M N
D C E 
 K H Q P 
-Nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 2 : 
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-GV kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa lên bảng .
+ Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở 
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
 Bài 3 :
-Gọi học sinh nêu đề bài .
+ GV treo hình vẽ và giới thiệu đến học sinh tên gọi các cạnh của hình bình hành .
 A a B 
 b
 C D
+ Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành .
+ Tính tổng độ dài 2 cạnh rồi nhân với 2 .
- Công thức tính chu vi :
P = ( a + b ) x 2 
+ Gọi chu vi hình bình hành ABCD là P , cạnh AB là a và cạnh BC là b ta có : 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Gọi 1 em lên bảng tính .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
 *Bài 4 : ( HS khá, giỏi)
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
+ Đề bài cho biết gì ? và yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho HS xung phong làm bài .
-Giáo viên nhận xét , sửa chữa.
d) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bàitập trong vở BT.
- HS thực hiện yêu cầu .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
-1 HS đọc đề bài.
- HS ở lớp thực hành vẽ hình và và nêu tên các cặp cạnh đối diện của từng hình vào vở.
+ 3 HS đọc bài làm .
a/ Hình chữ nhật ABCD có : 
- Cạnh AB và CD , cạnh AC và BD
 b/ Hình bình hành EGHK có :
- Cạnh EG và KH, cạnh EKvà GH
c/ Tứ giác MNPQ có :
- Cạnh MN và PQ , cạnh MQ và NP
-1 HS đọc thành tiếng .
- Kẻ vào vở .
 - 1 HS nhắc lại tính diện tích hình bình hành .
- HS ở lớp tính diện tích vào vở 
+ 1 HS lên bảng làm .
Độ dài đáy
7cm
14 dm
23 m
Chiều cao 
16cm
13dm
16m
Diện tích 
7x16=
112cm2 
14x13= 
182dm2
23x 6=
368m 2
-1 em đọc đề bài . 
+ Quan sát nêu tên các cạnh và độ dài các cạnh AB và cạnh BD .
+ Thực hành viết công thức tính chu vi hình bình hành .
+ Hai HS nhắc lại .
- Lớp làm bài vào vở .
-1 em làm bài trên bảng .
 a/ Chu vi hình bình hành :
 ( 8 + 3 ) x 2 = 22 (cm)
b/ Chu vi hình bình hành :
 ( 10 + 5 ) x 2 = 30 (dm)
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Cho biết mảnh đất hình bình hành có đáy 40 dm , chiều cao 25 dm .
+ Đề bài yêu cầu tính diện tích của mảnh đất .
+ Lớp làm vào vở nháp , 1 HS lên bảng làm bài .
Bài giải :
- Diện tích mảnh đất hình bình hành là:
 40 x 25 = 1000 ( dm 2 )
 Đáp số : 1000 dm 2 
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập. 
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I,Mục tiêu: 
-HS nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II,Đồ dùng dạy - học :
-Bút dạ, giấy, bảng phụ .
III,Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A,KTBC:
-Gọi 2HS đọc mở bài cho bài văn miêu tả đã làm tiết trước.
-GV nhận xét, bổ sung.
B,Bài mới :
1,GV giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
-GV giao n/vụ : Các em đọc bài Cái nón và cho biết kết bài là đoạn nào? nói rõ kết bài theo cách nào?
-Em hãy nhắc lại 2 cách kết bài đã học?
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT 
-Em hãy chọn 1 trong 3 đề bài đã cho và viết 1 kết bài mở rộng cho đề em chọn.
-HS làm bài, một số em làm vào phiếu lớp 
-GV gọi HS trình bày 
-GV nhận xét, ghi điểm cho HS làm bài tốt.
C,Củng cố -dặn dò :
-Gọi HS nêu lại 2 cách kết bài và tác dụng của nó.
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại .
-2 HS thực hiện yêu cầu 
-HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu 
-HS nhắc lại 
-HS hđ cá nhân , trình bày:
+a, Đoạn kết bài là :"Má bảo...méo vành ".
+b, Đó là kiểu kết bài mở rộng, kết bài đã nói về lời mẹ dặn và ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
-HS đọc thầm và chọn 1 trong 3 đề bài.
-Viết kết bài mở rộng vào vở.
-3 HS làm vào phiếu lớp.
-3 HS lên bảng trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS nêu 
-HS ghi bài tập về nhà.
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
I,Mục tiêu : 
-Đánh giá lại các hoạt động đội tuần qua
-Rèn ý thức phê và tự phê cho HS.
-Thảo luận các hoạt động tuần qua.
-Triển khai kế hoạch tuần 20.
II,Các Hoạt động chính:
Hoạt động 1:
-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động tuần qua. 
-Các tổ và cá nhân HS góp ý kiến.
-Về các mặt: Nề nếp, học tập...
-Sinh hoạt đội: Nề nếp, xếp hàng...
Hoạt động 2: GV nhận xét chung.
-Ưu điểm:
+ Nề nếp lớp duy trì tốt cần phát huy.
+Các em đã chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập học kì II đầy đủ.
-Tồn tại: 
 +Chữ viết một số em chưa đẹp cần khắc phục.
 +Lớp học chưa sôi nổi, cần phát biếu xây dựng bài nhiều hơn..
Hoạt động 3: GV triển khai các hoạt động tuần tới với chủ điểm: Học sinh tốt.
 -Thực hiện chương trình tuần 20.
 -Tiếp tục phong trào thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ.
 -Duy trì nề nếp lớp
 -Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 -Luyện tập cầu lông, đá cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19 lop 4.doc