HS được cũng cố và khắc sâu các phép toán trong N.
Rèn luyện kỹ năng tính toán và tìm UCLN, BCNN và các bài toán ứng dụng.
Bước đầu tập cho HS ý thức và lòng yêu thích học tập môn toán. Nâng cao kỹ năng thực hành tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài lên lớp, tài liệu tham khảo. Bảng phụ.
HS: On tập các phép tính trong tập hợp N; cách tìm UCLN,BCNN.
Phương pháp: Vấn đáp + Hợp tác nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tuần: 13 Số tiết: 2 Ngày soạn: 17/10/2008 Ngày dạy: 19 /11/2008 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG TÌM UCLN, BCNN aµb I. MỤC TIÊU: F HS được cũng cố và khắc sâu các phép toán trong N. F Rèn luyện kỹ năng tính toán và tìm UCLN, BCNN và các bài toán ứng dụng. F Bước đầu tập cho HS ý thức và lòng yêu thích học tập môn toán. Nâng cao kỹ năng thực hành tính toán. II. CHUẨN BỊ: GV: Soạn bài lên lớp, tài liệu tham khảo. Bảng phụ. HS: Oân tập các phép tính trong tập hợp N; cách tìm UCLN,BCNN. Phương pháp: Vấn đáp + Hợp tác nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: (10 phút) Nêu vấn đề ôn tập. § GV: Các em đã học được các phép toán trong tập hợp các số tự nhiên, đó là phép toán luỹ thừa, nhân, chia, cộng và trừ. Hôm nay ta hãy nhớ lại và thực hiện giải một số bài tập để nắm rõ hơn về số tự nhiên. § HS: Lắng nghe và chuẩn bị ôn tập 2. Hoạt động 2: (32 phút) Giải bài tập áp dụng.. BÀI TẬP : Bài tập 1: Tìm số tự nhiên x, biết: a) 123 – 5 . (x + 4) = 38 b) 70 x c) [(6 . x – 72) : 2 -84] . 28 = 5628. GV: Gọi HS lên bảng làm bài - Ta phải làm thế nào để tìm x? - Hãy trình bài cách giải. - Hướng dẫn:a) Tìm 5(x + 4) tìm (x + 4) tìm x. b) Tìm (6 . x – 72) : 2 -84 (6 . x – 72) : 2 (6 . x – 72) 6 . x x. HS: Làm bài tập - Hai HS lên bảng a) 123 – 5 . (x + 4) = 38 5 . (x + 4) = 123 – 38 5 . (x + 4) = 85 (x + 4) = 85 : 5 (x + 4) = 17 x = 17 – 4 x = 13 Bài tập 2: Thực hiện phép tính, rồi phân tích ra thừa số nguyên tố a) 2448 : [119 – (23 – 6)] b) 5 . 42 – 18 : 32. GV: Yêu cầu HS thực hiện bằng máy tính; nêu kết quả; giải bài. - Hãy nêu cách giải bằng máy tính? - Kết luận: Ta thấy dù làm bằng máy tính, cũng phải thực hiện theo thứ tự các phép phép tính đã được quy định. HS: Tất cả các HS có máy tính đều tham gia tính toán - Kết quả : a) 24 b) 78 - Hai HS lên bảng làm bài: a) 2448 : [119 – (23 – 6)] = 2448 : [119 – 17] = 2448 : 102 = 24 = 23 . 3. b) 5 . 42 – 18 : 32 = 5 . 16 – 18 : 9 = 80 – 2 = 78 = 2 . 3 . 13 Bài tập 3: Cho tổng A = 270 + 3105 + 150. Không thực hiện phép tính, xét xem tổng A có chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 hay không? Tại sao? HS: Làm việc nhóm (4’) - Thảo luận, ghi bảng nhóm - Theo bảng nhóm: + A2, vì 2702, 1502 và 31052 - Hãy nêu một số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9. + A3, vì tất cả các số hạng đều chia hết cho 3 + A5, vì tất cả các số hạng đều chia hết cho 5 + A9, vì 2709, 31059 và1509 ø Bài tập 4: Cho a = 45, b = 204, c = 126 a) Tìm UCLN (a, b, c) b) Tìm BCNN (a, b) GV: Tiếp tục cho HS hoạt động nhóm. - Hãy nhắc lại quy tắc tìm ƯCLN và BCNN. HS: Phát biểu và làm việc nhóm 3. Hoạt động 3: (40 phút) Bài tập ứng dụng. Bài tập 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật dài 105m, rộng 60m. Người ta muốn trồng cây xung quanh vườn sao cho mỗi gốc vườn có một cây và khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp, khi đó tổng số cây là bao nhiêu? GV: Treo bảng ghi đề bài - Gọi HS đọc đề bài. Hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì? + Cây được trồng như thế nào trong mảnh vườn? + Mảnh vườn hình gì? Cho biết kích thước của mảnh vườn? HS: Theo dõi, trả lời và theo dõi để hiểu và làm bài. - Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp. - Trồng xung quanh - Hình chữ nhật, dài 105m, rộng 60m. Giải: - Gọi khoảng cách giữa hai cây liên tiếp là a (mét). Vì mỗi góc vườn có một cây và khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng nhau nên 105 a và 60 a. - Ta phải có : 105 a và 60 a, a là số lớn nhất nên a là: ƯCLN(105;60) = 15 - Chu vi của vườn: (105 + 60) .2 = 330(m) - Tổng số cây: 330 : 15 = 22(cây) - Theo dõi và cùng làm bài theo hướng dẫn của GV. Bài tập 6: Số HS khối 6 của một trường trong khoảng từ 200 đến 400, khi xếp hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều thừa 5 HS. Tính số HS đó. HS: Hoạt động nhóm Giải: - Gọi số HS là a, ta có a – 5 là bội chung của 18; 15; 12 và 195 ≤ a ≤ 395. Ta tìm được a – 5 = 360. Vậy a = 365. GV: - Kết luận - Phát quà (kẹo) các nhóm làm bài đúng. - Cho HS nhận xét cặn kẽ bài làm của các bạn Bài tập 7: Tôi nghĩ ra số có ba chữ số Nếu bớt số đó đi 7 thì được số chia hết cho 7 Nếu bớt số đó đi 8 thì được số chia hết cho 8 Nếu bớt số đó đi 9 thì được số chia hết cho 9 Hỏi số tôi nghĩ là bao nhiêu? HS: Tính và trả lời - Số đó là 504. GV: Yêu cầu HS giải thích. 4. Hoạt động 4: (5 phút) Một số bài toán kỳ lạ Nếu ta nhân số 12345679 (không có chữ số 8) với một số a bất kỳ có một chữ số, rồi nhân kết quả với 9 thì được số có chín chữ số giống nhau và mỗi chữ số bằng a. HS: Kiểm tra bằng máy tính. 6. Hoạt động 6: (3 phút) Hướng dẫn ở nhà. - Cố gắng ôn tập để nắm vững chắc các kiến thức đã học trong chương.
Tài liệu đính kèm: