1-Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đơn thức đồng dạng, cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
2-Kĩ năng: Nhận biết được các đơn thức đồng dạng. Biết làm các phép tính cộng trừ đơn thức đồng dạng
3- Thái độ: Tích cực học tập
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- Giáo viên: SGK,SBT, máy chiếu
- Học sinh: Dụng cụ học tập
C. Phương pháp giảng dạy:
Ngày soạn: 3/10/2011 Tuần thứ :25 Tiết thứ: 54 Đ4: đơn thức đồng dạng A. Mục tiêu bài dạy: 1-Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đơn thức đồng dạng, cộng trừ các đơn thức đồng dạng. 2-Kĩ năng: Nhận biết được các đơn thức đồng dạng. Biết làm các phép tính cộng trừ đơn thức đồng dạng 3- Thái độ: Tích cực học tập B. Chuẩn bị của GV và HS: - Giáo viên: SGK,SBT, máy chiếu - Học sinh: Dụng cụ học tập C. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp vấn đáp, gợi mở. - Phương pháp phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp hợp tác nhóm. D. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức lớp: Ngày giảng Lớp Sĩ số 7B3 7B4 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình chiếu slides 2 HS1: Thế nào là đơn thức ? Bậc của đơn thức có hệ số khác không là gì ? Lấy ví dụ đơn thức bậc 4 có biến x, y, z? HS 2: Cho đơn thức 3x2yz a, Viết 3 đơn thức có cùng phần biến với đơn thức trên? b, Viết 3 đơn thức khác phần biến với đơn thức trên? Gv nhận xét vào bài 3. Nội dung bài giảng mới: Hoạt động của GV và HS Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu đơn thức đồng dạng - Trình chiếu slides 3 - Giáo viên cho HS nhận xét các đơn thức ở mục a và b của HS 2 phần kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là đơn thức đồng dạng. -GV:chốt lại nội dung định nghĩa ? Đọc đn? - HS đưa ra ví dụ về 2 đơn thức đồng dạng - HS hoạt động theo nhóm ?2 viết ra bảng nhóm. - Giáo viên nhận xét bài của các nhóm -Giáo viên đưa ra bài tập áp dụng -Trình chiếu slides 4 Bài tập: Xếp các đơn thức sau thành nhóm các đơn thức đồng dạng - Giáo viên đưa ra chú ý -Trình chiếu slides 5 - Giáo viên cho học sinh cộng 2 biểu thức số SGK. ? Dựa vào tính chất nào để thực hiện phép cộng 2 biểu thức số trên? - HS: tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng. - GV: áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để thực hiện phép cộng 2 đơn thức. ? Làm VD 1? - Cả lớp làm bài -HS :trình bày - Cả lớp theo dõi và nhận xét. -Trình chiếu slides 6 - Học sinh tự nghiên cứu VD2 ? Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào. -GV:nhấn mạnh cách cộng trừ các đơn thức đồng dạng -Trình chiếu slides 7 - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?3 - Giáo viên yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện - HS lên bảng thực hiện bài 1 - HS làm bài 16 sgk theo nhóm -Trình chiếu slides 8 - GV cho HS chơi trò chơi “Thi ai nhanh hơn” Luật chơi: Có 3 nhóm tham gia chơi, mỗi nhóm là 4 bạn . Mỗi nhóm đợc giao một đơn thức. Yêu cầu mỗi bạn từ dưới lên viết một đơn thức đồng dạng với đơn thức đã cho, đơn thức sau không trùng đơn thức trước. Bạn cuối cùng tính tổng các đơn thức của nhóm. Nhóm nào làm đúng và xong trước là thắng cuộc. 1. Đơn thức đồng dạng Định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. * Chú ý: SGK ?2 0,9xy2; 0,9x2y không đồng dạng. 2. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng Ví dụ 1: 2x2y+x2y = (2+1)x2y = 3x2y Đơn thức 3x2y là tổng của 2 đơn thức 2x2y và x2y Ví dụ 2: 3xy2-7xy2 = (3-7) xy2 = -4 xy2 Đơn thức -4 xy2 là hiệu của hai đơn thức 3xy2 và 7xy2 *) Cách cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng: Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. ?3 3. Luyện tập: Bài tập 1 : Tính giá trị biểu thức sau: x2y+6x2y-3x2y tại x =1 ;y=-1 Bài tập 16 (tr34-SGK) Tính tổng 25xy2; 55xy2 và 75xy2. (25 xy2) + (55 xy2) + (75 xy2) = 155 xy2 4. Củng cố: ?Thế nào là đơn thức đồng dạng ?Nêu cách cộng trừ đơn thức đồng dạng HS:Trình bày GV:Chốt lại nội dung kiến thức của bài 5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: -Trình chiếu slides 9 - Nắm chắc khái niệm 2 đơn thức đồng dạng - Vận dụng tốt qui tắc phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. - Làm các bài 15, 16,17(SGK-tr35) 19, 20, 21, 22 (SBT) V. Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: