I- MỤC TIÊU:
Biết công thức của đại lượng tỉ lệ nghịch y = hay xy = a (a 0)
Biết được các tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch
Giải được một số dạng toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ nghịch
II- CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi sẵn bài tập Định nghĩa tính chất
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Bài cũ: Nêu định nghĩa, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận
Áp dụng: Làm bài tập 13 SBT/ 44
TIẾT 26 ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH I- MỤC TIÊU: Biết công thức của đại lượng tỉ lệ nghịch y = hay xy = a (a 0) Biết được các tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch Giải được một số dạng toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ nghịch II- CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn bài tập Định nghĩa tính chất C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1) Bài cũ: Nêu định nghĩa, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận Áp dụng: Làm bài tập 13 SBT/ 44 2) Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Nhắc lại định nghĩa đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học Cho học sinh làm bài ?1 Sgk/ 56 Em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên ? Gviên giới thiệu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch Gọi hsinh đọc lại định nghĩa Sgk/ 57 Cho hsinh làm bài ?2 Sgk/ 57 Từ x bằng gì? chú ý Gọi hsinh đọc chú ý Sgk/ 57 Điều này khác với hai đại lượng tỉ lệ thuận như thế nào? Gviên cho học sinh làm bài ?3 Sgk/ 57: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau x x1 = 2 x2 = 3 x3 = 4 x4 = 5 y y1 = 30 y2 =? y3 =? y4 =? a) Tìm hệ số tỉ lệ. b) Thay mỗi dấu ? trong bảng trên bằng một số thích hợp c) Có nhân xét gì về tích hai giá trị tương ứng x1 y1; x2 y2; x3 y3; x4 y4 của x và y Từ ví dụ ?3 gviên giới thiệu tính chất Gọi hsinh đọc lại tính chất Sgk/ 58 So sánh tính chất này với tính chất tỉ lệ thuận. Cho hsinh làm bài 12 Sgk/ 58 Gọi hsinh đọc đề bài Hai đại lượng tỉ lệ nghịch liên hệ với nhau bởi công thức nào ? Gviên yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Gọi một hsinh lên bảng giải bài - nhận xét NỘI DUNG GHI BẢNG 1) Định nghĩa: a) Định nghĩa: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = hay xy = a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a. b) Chú ý: Sgk/ 57 2) Tính chất: Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì: * Tích hai giá trị tương ứng của chúng không đổi ( bằng hệ số tỉ lệ ) * Tỉ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia. 3) Luyện tập: Bài 12 Sgk/ 58 a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên khi x= 8, y= 15 Ta có hệ số tỉ lệ là a= xy = 8.15 = 120 b) Biểu diễn y theo x: y= c) Khi x = 6 thì y = Khi x= 10 thì y = Cho hsinh làm bài 13 Sgk/ 58 Để điền số thích hợp vào các ô trống trước hết ta cần phải tìm gì ? Dựa vào cột nào để tính hệ số a Gọi hsinh đứng tại chổ điền vào chổ trống Cho hsinh làm bài 14 Sgk/ 58 Gọi hsinh đọc đề bài, tóm tắt đề Cùng một công việc, số công nhân và số ngày làm là hai đại lượng quan hệ như thế nào? Theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch ta có điều gì? Tìm x Gọi hsinh giải bài Bài 13 Sgk/ 58 x 0,5 -1,2 3 +1,2 4 6 y 12 -5 2 5 1,5 1 Bài 14: Gọi số ngày để 28 công nhân xây xong ngôi nhà là x (ngày) Vì số công nhân và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch Nên 28 . x = 35 . 168 Vậy 28 công nhân xây một ngôi nhà hết 210 ngày 3) Củng cố: Cho hsinh làm bài 12; 13; 14 Sgk/ 58 Cho hsinh ôn tập và so sánh hai đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch về định nghĩa, tính chất bằng phiếu học tập. 4) Dặn dò: Học thuộc định nghĩa, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch Làm bài 15 Sgk/ 58 từ bài 18 đến 22 SBT/ 45 Xem trước bài “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch” Mang theo máy tính bỏ túi RÚT KINH NGHIỆM: .
Tài liệu đính kèm: