Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 9: Đại lượng tỉ lệ thuận. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 9: Đại lượng tỉ lệ thuận. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

 Qua bài học sinh được củng cố lại các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.

 Rèn luyện kỹ năng vận dụng tính chất của tỉ lệ thuận vào giải bài toán.

 Giáo dục ý thức học liên hệ thực tế.

2. Chuẩn bị

a. Giáo viên.

 Giáo án, sách bài tập + Sách giáo khoa.

b. Học sinh.

 Ôn tập tốt.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 9: Đại lượng tỉ lệ thuận. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : //2010
Ngày dạy : //2010
Ngày dạy : //2010
Dạy lớp : 7A
Dạy lớp : 7B
Chñ ®Ò 4: Hµm sè vµ ®å thÞ
TiÕt 9: §¹i l­îng tØ lÖ thuËn. Mét sè bµi to¸n vÒ ®¹i l­îng tØ lÖ thuËn
1. Mục tiêu .
Qua bài học sinh được củng cố lại các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng tính chất của tỉ lệ thuận vào giải bài toán.
Giáo dục ý thức học liên hệ thực tế.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên.
Giáo án, sách bài tập + Sách giáo khoa.
b. Học sinh.
Ôn tập tốt.
3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
* Ổn định tổ chức: 
7A:
7B:
a. Kiểm tra bài cũ.(Kèm theo phần ôn tập)
b. Bài mới: Để củng cố thêm về đại lượng tỉ lệ thuận và một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Þ bài mới.
Hoạt động của thầy, trò
Học sinh ghi
I. Kiến thức cơ bản. 12’
?
Phát biểu định nghĩa về đại lượng tỉ lệ thuận.
1. Định nghĩa: Nếu đại lượng y và đại lượng x liên hệ với nhau bởi công thức y = kx với k là hằng số khác 0 thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
?
Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận?
2. Tính chất:
Nếu đại lượng y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì:
+ 
+ 
* Bổ xung.
1. Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lê k ¹ 0 thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 
2. Nếu z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k1, y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k2 thì z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k1k2.
?
Hãy chứng minh bổ xung 2?
Chứng minh
Nếu z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k1 thì ta có z = k1y
Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k2 thì y = k2x
Hay z = k1k2x 
Vậy z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k1k2
II. Luyện tập (31’)
?
Một xe tải chạy từ A tới B mất 6 giờ trong kho đó một xe con chạy từ B đến A chỉ mất có 3 giờ. Nếu hai xe đó khởi hành cùng một lúc thì sau bao lâu hai xe sẽ gặp nhau?
1. Bài 1.
Giải
Gọi quãng đường xe tải và xe con con đã đi cho đến khi gặp nhau lần lượt là S1 và S2, vận tốc của chúng theo thứ tự là v1, v2.
?
Muốn biết sau bao lâu hai xe gặp nhau ta làm ntn?
Trong cùng một thời gian, quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc
HS
Phải biết quãng đường, vận tốc của cả hai xe Þ thời gian.
Þ (t chính là thời gian cần tìm)
GV
Ta biết trong cùng thời gian, quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc nên có: 
Từ đó coi S1 + S2 = 1(Quãng đường là một đơn vị qui ước Þ áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau Þ tìm t)
Coi quãng đường AB là đơn vị qui ước thì S1 + S2 = 1; v1 = ; v2 = 
Do đó: t = 
Vậy sau khi khởi hành 2 giờ thì hai xe gặp nhau.
?
Từ bài toán trên rút ra nhận xét?
HS
* Nhận xét: Bạn có thây lạ không? Quãng đường AB không biết dài bao nhiêu vận tốc của mỗi xe không biết thế mà ta vẫn tính được thời gian hai xe phải đi để gặp nhau. Bí quyết nằm ở chỗ nào đó chính là trong cùng một thời gian thì quãng đường đi và vận tốc đi là hai đại lượng tỉ lệ thuận. nhờ đó ta tính được thời gian t theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
2. Bài 2.
?
Bài 2: Múc nước sinh hoạt của nhà bạn thủy được thống kê trong bảng sau:
Thời điểm
Cuối T6
Cuối T7
Cuối T8
Cuối T9
Chỉ số đồng hồ đo nước
204
220
237
250
Biết tổng số tiền nước nhà bạn Thủy phải trả trong quí III là 92000 đồng. Tính tiền nước phải trả trong mỗi tháng 7, 8, 9.
Giải
Số mét khối nước đã dùng trong các tháng 7, 8, 9 lần lượt là:
220 – 204 = 16 (m3)
237 – 220 = 17 (m3)
250 – 237 = 13 (m3)
Gọi số tiền nước đã dùng trong tháng 7, 8, 9 lần lượt là: x, y, z.
Ta phải chia 92000 đồng tành ba phần tỉ lệ với 16, 17 và 13 ta có:
Þ x = 2000.16 = 32000
 y = 2000.17 = 34000
 z = 2000.13 = 26000
?
Nêu hướng giải bài toán trên.
Vậy số tiền nước trong tháng 7, 8, 9 lần lượt là 32000 đồng, 34000 đồng, 26000 đồng.
HS
Trước hết ta tính số mét khối nước đã trong các tháng 7, 8, 9.
Gv
Biểu thị các đại lượng cần tìm (số tiền nước) trong 3 tháng bằng các chữ Þ áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau (gắn với điều kiện đầu bài).
* Nhận xét: Trong cách giải trên ta đã chia 92000 thành ba phần tỉ lệ thuận với 16, 17, 13. sớ dĩ như vậy vì số tiền nước và số nước dùng là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
?
Bài 3: Hai bể nước hình chữ nhật có diện tích bằng nhau, biết hiệu thể tích nước trong hai bể là 1,8 m3, hiệu chiều cao nước trong hai bể là 0,6 m. tính diện tích đáy mỗi bể?
3. Bài 3
Giải
Gọi V1, V2 là thể tích nước trong hai bể; h1, h2 là chiều cao nước trong hai bể đó khi diện tích đáy như nhau thì thể tích và chiều cao tỉ lệ thuận với nhau do đó:
(S chính là diện tích đáy bể)
Þ S = (m2)
Đáp số 3m2
c. Củng cố :
- GV cho học sinh nhắc lại định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà.(2’)
Xem lại các bài tập đã chữa.
Làm các bài tập 21, 22, 23

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 9 - ds.doc