Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 10: Từ vuông góc đến song song (tiếp theo)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 10: Từ vuông góc đến song song (tiếp theo)

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:

 1. Kiến thức:

- Biết quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song.

 2. Kỹ năng:

- Biết dùng quan hệ vuông góc và song song để chứng minh hai đường thẳng vuông góc hoặc song song

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 10: Từ vuông góc đến song song (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Ngày soạn: 3/ 10/ 2011
Tiết 10: 	 TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG 
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:
 1. Kiến thức:
Biết quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song.
 2. Kỹ năng:
Biết dùng quan hệ vuông góc và song song để chứng minh hai đường thẳng vuông góc hoặc song song
 3. Thái độ:
Tập suy luận logic, biết vẽ hình đúng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Trực quan, nêu vấn đề, hoạt đọng nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, ê ke, bảng phụ
* Học sinh: SGK, thước đo góc, thước thẳng và bảng nhóm, ê ke
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
HS1:
Hãy nêu dấu hiện nhận biết hai đường thẳng song song.
Cho M nằm ngoài d, vẽ c qua M sao cho c^d.
HS2:
Phát biểu tiên đề Ơclít và tính chất hai đường thẳng song song.
Trên hình bạn vừa vẽ dùng ê ke vẽ đường thẳng d' qua M và d'^c.
GV: Qua hình bạn vừa vẽ trên bảng em có nhận xét gì về quan hệ giữa d và d'. Vì sao?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (‘1) Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì liệu nó có vuông góc với đường thẳng còn lại hay không? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(14’)
QUAN HỆ GIỮA TÍNH VUÔNG GÓC VÀ TÍNH SONG SONG
GV: Cho HS quan sát hình 27 SGK và trả lời ?1
HS1: Lên bảng và vẽ lại hình 27, cả lớp vẽ vào vở.
HS: Nhận xét về quan hệ giữa 3 đường thẳng đó.
HS: Nhắc lại các tính chất 2 đường thẳng song song.
GV: Đưa bảng phụ có đề toán:
- Nếu a//b và c^a theo em quan hệ giữa c và b thế nào?
- Liệu c có cắt b không? Tại sao?
- Nếu c cắt b thì góc tạo thành bằng bao nhiêu? Tại sao?
GV: Qua bài toán trên em rút ra kết luận gì?
GV: Nêu 2 nội dung tính chất.
HS: Củng cố bằng bài tập 40.
1. Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
a
b
c
a) a//b
b
a
c
b) Vì c cắt a, b tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau.
Tính chất 1: SGK
Tính chất 2: SGK.
Bài tập 40 SGK.
Hoạt động 2(11’)
BA ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
GV: Cho HS nghiên cứu mục 2 SGK.
HS: Nghiên cứu sgk
GV: Dự đoán xem d’ và d’’ có song song với nhau hay không?
HS: Có
GV: Vẽ đường thẳng a vuông góc với d . Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở SGK
GV: Chia lớp thành 3 nhóm 
HS: Hoạt động theo nhóm để hoàn thành ?2 vào bảng nhóm.
GV: Qua ?2 GV yêu cầu HS phát biểu tính chất.
HS: Phát biểu tính chất
HS: Củng cố bằng bài 41.
2. Ba đường thẳng song song
d''
d'
a
d
Tính chất: SGK
Bài 41 sgk
4. Cũng cố: (9’)
- Nhắc lại các tính chất đã học trong bài
GV: Yêu cầu HS làm bài toán sau.
a) Dùng thước thẳng và ê ke vẽ hai đường thẳng a, b cùng vuông góc với đường thẳng c.
b) Tại sao a//b.
c) Vẽ đường thẳng d cắt đường thẳng a, b tại C và D. Đánh số các góc có đỉnh C, D rồi đọc tên các cặp góc bằng nhau? Giải thích vì sao?
5. Dặn dò: (2’)
Học thuộc các tính chất, tập diễn đạt các tính chất bằng hình vẽ và ký hiệu.
Làm bài tập 42-44 SGK và 33, 34 SBT.
Ôn lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, tiên đề Ơclít.
 Xem lại các bài tập tiết sau Luyện tập
	 	 Ngày soạn: 5 / 10/ 2011
Tiết 11: 	 LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:
 1. Kiến thức:
Nắm vững quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
 2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng dùng quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song để giải bài tập.
 3. Thái độ:
Bước đầu rèn cho các em tập suy luận.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Trực quan, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, ê ke, bảng phụ
* Học sinh: SGK, thước đo góc, thước thẳng và bảng nhóm, ê ke
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( Lòng ghép luyện tập) (15’)
GV gọi 3 HS lên bảng chữa 3 bài tập 42, 43, 44 SGK.
HS: Thực hiện
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Đễ cũng cố, giúp các em nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với đường thẳng thứ 3. Tiết hôm nay ta đi vào Luyện tập
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (7’)
GV: Cho HS cả lớp làm bài 45 SGK.
GV: Đưa bảng phụ có ghi bài tập.
HS: Lên bảng vẽ hình.
Cả lớp thực hiện ở nháp.
GV: Hướng dẫn HS tập suy luận logic.
HS: Tham gia suy luận phát biểu chính kiến của mình.
GV: Chốt lại sau mỗi câu trả lời và mỗi câu nhận xét của học sinh
 Hoạt động 2(7’)
GV: Yêu cầu hs đọc đề và nghiên cứu bài 46
HS: Thực hiện
GV: Vẽ hình lên bảng.
 Dựa vào hình vẽ diễn đạt bằng lời, ghi bằng ký hiệu.
HS: Thực hiện
GV: a có song song với b không? Vì sao?
HS: Trả lời theo mình hiểu
GV: Khẳng định lại.
GV: và có quan hệ gì?
HS: Là hai góc trong cùng phía
GV: Thì ta có điều gì?
HS: Trả lời
GV: Vậy góc cần tìm bằng bao nhiêu độ?
HS: 800
Hoạt động 3: (7’)
GV: Yêu cầu hs đọc đề và nghiên cứu bài 47
GV: Vẽ hình lên bảng yêu cầu hình diễn đạt bài toán bằng lời.
HS: Hoạt động nhóm.
G: Yêu cầu bài làm các nhóm phải có hình, có ký hiệu, suy luận phải có căn cứ.
HS: Thực hiện
GV: Cho các nhóm nộp phiếu và cùng cả lớp xây dựng bài.
Bài 45:
d'
d''
d
Cho d'; d'' phân biệt. d'//d; d''//d
Suy ra d''//d'.
	Suy luận
Nếu d' cắt d'' tại M Þ MÏd (vì d'//d)
Þ M nằm ngoài d có d'//d; d''//d. Trái với tiên đề.
Þ d'//d''.
Bài 46:
A
B
a
b
C
D
120044
Cho a^AB tại A.
	b^AB tại B.
CD cắt a tại D, cắt b tại C.
ADC = 1200. Tính DCB = ?
Cách tính: 
Bài 47:
A
B
a
b
1300
C
D
Cho a//b. Â = 900; =1300. Tính = ?; = ?
4. Cũng cố: (5’)
Nhắc lại quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với đường thẳng thứ 3.
 - GV: Làm thế nào kiểm tra được hai đường thẳng có song song hay không?
GV: Nêu tính chất mối quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
5. Dặn dò: (2’)
Học thuộc các tính chất về vuông góc và song song.
Làm bài tập 36, 37, 38 SBT.
Đọc trước bài định lý.
	 	 Ngày soạn: 5/ 10/ 2011
Tiết 12: 	 ĐỊNH LÝ
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:
 1. Kiến thức:
Học sinh biết thế nào là định lí và chứng minh một định lí
 2. Kỹ năng:
 - Biết cấu trúc của một định lí gồm 2 phần: Gỉa thiết và kết luận
Biết tìm đúng gỉa thiết, kết luận trong một định lí, trong một bài toán
Biết vẽ hình minh họa định lí và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu
 3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, khả năng tư duy logic
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Nêu vấn đề, hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, ê ke
* Học sinh: SGK, thước đo góc, thước thẳng và bảng nhóm, ê ke
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
HS1: Phát biểu tiên đề Ơclít và vẽ hình minh họa.
 - HS2: Phát biểu tính chất hai đường thẳng song song.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Để giúp các em biết được cấu trúc của một định lí và thế nào là chứng minh định lí. Tiết học hôm nay ta cùng đi tìm hiểu
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(11’)
ĐỊNH LI 
GV: Cho HS đọc và nghiên cứu phần định lý ở trang 99 SGK.
HS: Tự tìm hiểu.
GV: Thế nào là định lý.
HS: Trả lời.
GV: Cho HS làm ?1 SGK.
HS: Thực hiện
GV: Lấy thêm ví dụ khác.
GV: Nhắc lại:"Hai góc ..."
HS: Vẽ hình của định lý và ký hiệu.
GV: Cấu trúc định lý gồm mấy phần? Phần nào?
HS:Trả lời
GV: Cho khai thác:
	Nếu Ô1; Ô2 đối đỉnh thì Ô1 = Ô2
1. Định lí
* Định lý là một khẳng định đúng được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
O
1
2
Cho biết Ô1; Ô2 là hai góc đối đỉnh.
Phải suy ra Ô1 = Ô2
Cấu trúc
GT: Điều cho biết
KL: Điều cần suy ra
Được cấu trúc dưới dạng: 
	Nếu q thì Þ P
q(Ô1; Ô2 đối đỉnh)
P(Ô1=Ô2)
Hoạt động 2 (15’)
CHỨNG MINH ĐỊNH LÝ
GV: Để có kết luận Ô1=Ô2 ta phải suy luận thế nào?
HS: Tham gia ý kiến.
GV: Khẳng định lại.
GV: Đưa thêm ví dụ.
	Góc tạo bởi 2 tia phân giác 2 góc kề bù thì vuông góc với nhau.
HS: Theo dõi
GV: Hướng dẫn ghi GT, KL và hướng lập luận.
HS: Ghi GT- KL theo sự hướng dẫn
GV: Hướng dẫn gọc sinh cách lập luận
HS: Tham gia xây dựng cách lập luận.
2. Chứng minh định lí
Quá trình suy luận để đi từ GT đến KL gọi là chứng minh định lý.
Lập luận: ...
4. Cũng cố: (8’)
GV: Nêu định lý là gì? Định lý gồm những phần nào? Giả thiết là gì? Kết luận là gì?
HS: trả lời câu hỏi.
- Làm bài 49 SGK
5. Dặn dò: (2’)
Học và hiểu rõ định lý là gì? Cấu trúc định lý? 
Chứng minh định lý là gì? Tập suy luận theo kiểu chứng minh định lý.
Làm bài tập 50-52 SGK và 42, 43 SBT.
Đọc trước bài tập để tiết sau Luyện tập.
	 	 Ngày soạn: 8/ 10/ 2011
Tiết 13: 	 LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
HS biết biểu diễn, diến đạt định lý dưới dạng "Nếu ... thì ...".
Học sinh biết tìm đúng GT,KL trong một định lí, trong một bài toán
Biết vẽ hình minh họa định lý và viết GT, KL bằng ký hiệu.
 2. Kỹ năng:
 - Bước đầu biết chứng minh định lý bằng suy luận
 3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy logic
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Trực quan, nêu vấn đề, thực hành.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, ê ke, bảng phụ
* Học sinh: SGK, thước đo góc, thước thẳng và bảng nhóm, ê ke,bảng học tập
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
 HS1: 
Định lý là gì? Bao gồm những phần nào.
Giả thiết là gì? Kết luận là gì?
Chữa bài tập 50 SGK.
HS2: 
Thế nào là chứng minh một định lý?
Hãy minh họa định lý:"Nếu hai góc đối đỉnh thì bằng nhau" trên hình vẽ. Viết giả thiết và kết luận bằng ký hiệu của định lý đó.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Để củng cố khái niệm định lí và giúp các em hiểu hơn về chứng minh định lí. Tiết học hôm nay ta đi vào Luyện tập
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1( 7’)
NHẬN BIẾT ĐỊNH LÝ VÀ DIỄN ĐẠT ĐỊNH LÝ
GV: Trong các mệnh đề toán học sau mệnh đề nào là một định lý?
HS: Suy ngẫm rồi phát biểu? (Rất có thể HS chỉ nhận ra là mệnh đề d).
GV: Hãy minh họa định lý bằng hình vẽ và ghi GT, KL bằng ký hiệu.
HS: Tiếp tục phát biểu.
GV: Cho cả lớp thảo luận bổ sung và thống nhất cách vẽ, cách ghi bằng ký hiệu.
HS: Thảo luận
GV: Diễn đạt dưới dạng nếu thì
HS: Thực hiện
1. Nhận biết định lý và diễn đạt định lý:
Bài 1: Trong các mệnh đề toán học sau, mệnh đề nào là định lý:
a) Khoảng cách từ trung điểm đoạn thẳng đến mỗi đầu ...
b) Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành góc vuông.
c) Tia phân giác của một góc tạo với hai cạnh của hai góc có số đo bằng nữa số đo góc ấy.
d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau thì ...
Hoạt động 2 (10’)
BIỂU DIỄN ĐỊNH LÝ BẰNG HÌNH VẼ VÀ GT, KL
GV: Hãy vẽ hình biểu diễn bằng các ký hiệu định lý trên.
	HS1: Biểu diễn định lý 1.
	HS2: Biểu diễn định lý 2.
	Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
GV: Uốn nắn thêm cách vẽ hình và cách ghi GT, KL bằng ký hiệu.
HS: Theo dõi
2. Biểu diễn định lý bằng hình vẽ và GT, KL
O
x
t
y
GT: 
KL:
O
x
y
m
n
z
GT: 
KL:
Hoạt động 3 (10’)
TẬP CHỨNG MINH ĐỊNH LÝ
GV: Đưa bảng phụ ghi phần chứng minh hai định lý.
HS: Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp.
	HS1: Điền vào bài chứng minh định lý 1.
	HS2: Điền vào bài chứng minh định lý 2.
GV: Cho HS nhận xét
3. Chứng minh định lý
Định lý 2:
mOz = xOz vì ... (1)
zOn = zOy vì ... (2)
Từ (1) và (2) ta có: mOz + zOn = ...
mOn = 1800 vì ...
hay mOn = 900
4. Cũng cố: (5’)
 - Nhắc lại như thế nào là định lí, như thế nào là chứng minh định lí
- Cho HS hoạt động nhóm bài 53 SGK.
GV: Thu phiếu nhóm và chỉnh lại cho HS.
5. Dặn dò: (3’)
Làm các câu hỏi ôn tập chương. 
Làm bài tập 54, 55, 57 SGK và 44 SBT.
Giờ sau ôn tập, các em ôn trước ở nhà.
	 	 Ngày soạn: 10/ 10/ 2011
Tiết 14: 	 ÔN TẬP CHƯƠNG I
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
 2. Kỹ năng:
Sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình.
Biết kiểm tra hai đường thẳng cho trước có song song hay vuông góc không?
 3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy logic
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Trực quan, nêu vấn đề, thực hành và hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, ê ke, bảng phụ
 * Học sinh: SGK, thước đo góc, thước thẳng và bảng nhóm, ê ke, làm các câu hỏi ôn tập chương.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kết hợp trong giờ ôn.
3. Nội dung bài mới: (1’)
a. Đặt vấn đề: Để hệ thống hóa kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song. Tiết hôm nay ta đi vào tiết 1: Ôn tập chương I
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (20’)
ÔN TẬP HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
 1. Lý thuyết
 * Nội dung 1:
O2
1
3
4
a
b
x
y
A
B
O
A
B
a
b
c
1
1
a
b
c
a
c
b
a
c
b
GV: Mỗi hình trong bảng cho biết nội dung gì?
HS: Tham gia xây dựng. Nếu đúng GV ghi vào dươi mỗi hình. Nếu sai bổ sung thêm.
GV: Đưa tiếp bảng phụ 2 với nội dung: điền vào chỗ trống (...)
HS: Tham gia xây dựng để hoàn chỉnh nội dung.
GV: Đưa phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
Nội dung phiếu:
	Điền câu đúng sai. Nếu sai thì vẽ hình phản ví dụ để minh họa.
HS: Hoạt động theo nhóm và chữa sai đúng trước lớp.
* Nội dung 2:
a) Hai góc đối đỉnh là hai góc có ...
b) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng ...
c) Nếu hai đường thẳng a, b căt đường thẳng c và có một cặp góc so le trong bằng nhau thì ...
d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì ...
Nội dung 3:
a) Nếu 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau.
b) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
1
2
c) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
d) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
O
a
b
e) Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy.
A
B
M
a
Hoạt động 2 (
BÀI TẬP
GV: Cho cả lớp làm bài 54. Yêu cầu HS đọc kết quả:
	HS1: Đọc các cặp đường thẳng vuông góc.
	HS2: Đọc các cặp đường thẳng song song.
GV: Vẽ hình bài 55 lên bảng.
	HS1: Lên vẽ câu a.
	HS2: Lên vẽ câu b.
GV: Vẽ hình bài tập 45 SBT lên bảng
	HS1: Vẽ đường thẳng đi qua b song song với AC.
	HS2: Vẽ đường thẳng đi qua b, song song với AC và trả lời vì sao d1^d2.
2. Bài tập: (16’)
Bài 54:
Các cặp đường thẳng vuông góc:
	d1^d8; d3^d4; d1^d2; d3^d5; d3^d7
4 cặp đường thẳng song song:
	d8//d2; d4//d5; d4//d7; d5//d7
Bài 55:
M
b2
b1
a2
a1
N
B
A
C
4. Cũng cố: (5’)
- Nhắc lại các nội dung kiến thức vừa ôn tập 
5. Dặn dò: (2’)
Học thuộc và ký hiệu 10 câu hỏi ôn tập chương.
Làm bài tập 57, 58, 59 SGK và 47, 48 SBT.
	 	 Ngày soạn: 17/ 10/ 2011
Tiết 15: 	 ÔN TẬP CHƯƠNG I (TIẾT 2)
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiên thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
 2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình một cách chính xác.
 3. Thái độ: Bước đầu tập suy luận và tập vận dụng kiến thức về giải quyết các bài toán đưa ra.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Nêu vấn đề và hoạt động nhóm, trực quan.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
* Học sinh: Thước kẻ, ê ke, thước đo góc, phiếu học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
 c
a
b
2. Kiểm tra bài cũ: (10’)
Hãy phát biểu định lý được diễn tả bằng hình vẽ sau rồi ghi GT, KL của định lý.
HS: Lên bảng phát biểu
a) GT
a^c; b^c
b)
GT
a//b; c^b
 KL
a//b
KL
c^a
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Để tiếp tục cũng cố các kiến thức đã học trong chương: Đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song. Ta Ôn tập chương I(T2)
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Cho hình vẽ (Hình 39 SGK) Hãy tính số đo x của Ô.
	HS1: Lên bảng làm.
	Cả lớp làm vào nháp.
GV: Gợi ý thêm các kí hiệu điểm vẽ thêm tia Om//a//b. Và xét xem quan hệ x = AOB với các góc trong hình:
	Ô1 + Ô2 = ? Vì sao?
HS: AOB vì Om nằm giữa OA, OB.
GV: Có nhận xét gì về Ô1 và Â1? Vì sao?
HS: Ô1 = Â1 (so le trong).
Hoạt động 2:
GV: Đưa bảng phụ đề bài 59 lên bảng.
HS: Hoạt động theo nhóm vào phiếu học tập.
GV: Theo dõi các nhóm hoạt động.
Đại diện hai nhóm trình bày.
GV và HS nhận xét và thống nhất đáp án.
GV: Đưa đề bài lên bảng. Yêu cầu HS nêu GT và KL của bài toán.
HS: Nêu GT và KL
GV: Bài này tương tự bài nào đã giải? Ta nên ke thêm đường phụ nào?
HS: tương tự bài 57 SGK, ta nên kẻ thêm tia Bt//Cy.
GV: Hướng dẫn phương pháp phân tích theo sơ đồ bên.
HS: Tự chứng minh theo sơ đồ.
GV: Nhận xét bài làm của HS.
a
A
Bài 57 SGK:
O
m
B
b
1320
1380
1
2
Ô1 + Ô2 = AOB (Om nằm giữa)
Ô1 = Â1 (so le trong)
Ô2 + = 1800 (góc trong cùng phía)
Mà = 1320 (giả thiết)
Þ Ô2 = 1800 - 1320 = 480
x = AOB = Ô1 + Ô2 = 380 + 480
x = 860
Bài 59 hoạt động nhóm
A
C
D
B
E
G
d
d'
d''
5
6
2
1
3
4
3
2
GT: d//d'//d''
	 = 600; = 1100
KL: Tính Ê1; ; ; ;Â5; 
Đại diện các nhóm trình bày.
Bài 48 SBT:
A
B
C
x
y
z
1400
1500
700
1
2
GT
xAB = 1400
ABx = 700
yCB = 1500
KL
Ax//By
Cy//Bz Þ + = 1800
Þ = ABC - Þ Â + = 1800
Þ Ax // Bz
Þ Ax // By
4. Cũng cố: (5’)
- Nhắc lại các kiến thức đã ôn tập
- Nhắc lại các dạng bài tập đã làm
5. Dặn dò: (2’)
Ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong chương.
Xem và làm lại các bài tập đã chữa.
 - Tiết sau kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HINH 7TIET 1015.doc