Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập (Tiếp)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập (Tiếp)

Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.

Rèn kỹ năng phát biểu gãy gọn một mệnh đề Toán học. Bước đầu tập suy luận

II. CHUẨN BỊ:

Thước, êke, bảng phụ, bảng nhóm. Sgk, thước, ê ke

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Bài cũ: Cho hsinh làm bài 42; 43 Sgk/ 98

 Phát biểu các tính chất đó bằng lời.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba. 
Rèn kỹ năng phát biểu gãy gọn một mệnh đề Toán học. Bước đầu tập suy luận 
II. CHUẨN BỊ: 
Thước, êke, bảng phụ, bảng nhóm. Sgk, thước, ê ke 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1) Bài cũ: Cho hsinh làm bài 42; 43 Sgk/ 98 
 Phát biểu các tính chất đó bằng lời. 
 2) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Trong tiết học trước các em đã nắm được các tính chất về quan hệ giữa hai đường thẳng song song hoặc cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba. Hôm nay chúng ta vận dụng các tính chất đó để giải một số bài tập. 
Gviên treo bảng phụ ghi bài 45 Sgk/ 98 
Gọi hsinh đọc đề bài 
Gọi một hsinh vẽ d’//d và d’//d biết d’, d’’ là hai đường thẳng phân biệt. 
Quan sát hình vẽ dự đoán d’ và d’’ có quan hệ thế nào với nhau? 
Để suy ra d’’//d’ chúng ta cùng nhau trả lời các câu hỏi sau: 
 *Nếu d’ cắt d’’ tại M thì M có thể nằm trên d không? Vì sao? 
 * Qua M nằm ngoài d, vưà có d’ // d vừa có d’’// d thì có trái với tiên đề Ơclit không? Vì sao?
 * Nếu d’ và d’’ không thể cắt nhau (vì trái với tiên đề Ơclit) thì chúng phải như thế nào?
Để không trái với tiên đề Ơclit thì d’ và d’’ không thể cắt nhau. Vậy d’ // d’’ 
Câu b đã hướng dẫn các em ba bước lập luận để chứng minh định lý:
“Nếu d’//d và d’’//d thì d’//d’’” bằng phương pháp chứng minh phản chứng. 
Gviên treo bảng phụ có nội dung bài 46 Sgk/ 98
Hãy nhìn vào hình vẽ diễn đạt nội dung bài toán. 
Ngoài cách diễn đạt trên có cách diễn đạt nào khác không?
Gviên hướng dẫn hsinh làm bài:
 * Em hãy cho biết vì sao a//b ? 
 * Tính số đo ta làm như thế nào?
Gọi một hsinh lên trình bày lại bài toán trên bảng
Gviên treo bảng phụ có nội dung bài 47Sgk/ 98
Hãy nhìn vào hình vẽ diễn đạt nội dung bài toán. Hsinh thảo luận nhóm để làm với yêu cầu bài làm của nhóm có hình vẽ, kí hiệu trên hình, bài suy luận phải có căn cứ.
Gọi đại diện một nhóm lên trình bày các nhóm khác theo dõi nhận xét 
NỘI DUNG GHI BẢNG
Bài 45 Sgk/ 98 
a) Vẽ hình 
b) Nếu d’ cắt d’’ tại M thì Ï d vì M Ỵ d’ và d’ //d 
Qua điểm M nằm ngoài d vừa có d’// d vừa có d’’//d thì trái với tiên đề Ơclit 
Để không trái với tiên đề Ơclít thì d’ và d’’ không thể cắt nhau. Vậy d’//d’’. 
Bài 46 Sgk/ 98 
a) Ta có:
 (quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song) 
b) Ta có: a // b 
 + = 1800 (trong cùng phía) 
 + 1200 = 1800
 = 1800 - 1200 = 600 
Bài 47 Sgk/ 98 
a) Ta có: a // b 
 a ^ AB tại A 
 b ^ AB tại B hay = 900
b) Ta có: a // b 
 + = 1800 (trong cùng phía)
 1300 + = 1800
 = 1800 - 1300 = 500 
3) Củng cố: 
Hãy cho biết làm thế nào để kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau không?
Cho hai đường thẳng a và b kiểm tra xem a và b có song song không?
Phát biểu các tính chất có liên quan tới tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng. Vẽ hình minh họa và ghi các tính chất đó bằng kí hiệu.
4) Dặn dò: 
Học thuộc các tính chất quan hệ giữa vuông góc và song song.
Ôn lại tiên đề Ơclit và các tính chất về hai đường thẳng song song.
Làm bài 35; 36; 37 SBT/ 80 
Xem trước bài: “Định lí”
RÚT KINH MGHIỆM: .
.

Tài liệu đính kèm:

  • docH7 - 11.doc