Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau (Tiếp)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau (Tiếp)

Hsinh biết khái niệm hai tam giác bằng nhau, biết viết ký hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo qui ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.

Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau

II- CHUẨN BỊ:

Thước thẳng, compa, phấn màu, thước đo góc, bảng phụ. Thước thẳng, compa, thước đo góc

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Kiểm tra: Cho ABC và ABC dùng thước đo các cạnh và các góc của hai tam giác trên.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 20 HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU 
I- MỤC TIÊU: 
Hsinh biết khái niệm hai tam giác bằng nhau, biết viết ký hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo qui ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự. 
Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau 
II- CHUẨN BỊ: 
Thước thẳng, compa, phấn màu, thước đo góc, bảng phụ. Thước thẳng, compa, thước đo góc
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1) Kiểm tra: Cho DABC và D A’B’C’ dùng thước đo các cạnh và các góc của hai tam giác trên.
2) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hai tam giác ABC và A’B’C’ như trên được gọi là hai tam giác bằng nhau bài học hôm nay.
DABC và D A’B’C’ có mấy yếu tố bằng nhau? Đó là những yếu tố nào? 
 DABC và DA’B’C’ là hai tam giác bằng nhau. 
Gviên giới thiệu đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh A’. Hãy tìm đỉnh tương ứng với đỉnh B, đỉnh C. 
Gviên giới thiệu góc tương ứng với là . Hãy tìm đỉnh tương ứng với đỉnh B, đỉnh C. 
Gviên giới thiệu cạnh tương ứng với cạnh AB là cạnh A’B’. Hãy tìm cạnh tương ứng của cạnh AC, BC.
Vậy thế nào là hai tam giác bằng nhau. 
Gọi một vài hsinh nhắc lại định nghĩa. 
Khi nào thì hai tam giác có các cạnh (góc) tương ứng bằng nhau
Để kí hiệu sự bằng nhau của tam giác ABC và tam giác A’B’C’ ta viết D ABC = D A’B’C’ . 
Khi viết ký hiệu sự bằng nhau của hai tam giác ta phải tuân theo quy ước 
Gviên giới thiệu quy ước cho hsinh nắm rõ 
Gviên treo bảng phụ ghi nội dung ?2 Sgk/ 111
Gọi một hsinh đọc lại yêu cầu của ?2 Sgk/ 111
Cho hsinh đứng tại chỗ trả lời các hsinh khác theo dõi nhận xét
Gviên treo bảng phụ ghi nội dung ?3 Sgk/ 111
Gọi một hsinh đọc lại yêu cầu của ?3 Sgk/ 111
Để tìm số đo của ta cần phải biết số đo của góc nào?
Gọi một hsinh lên bảng trình bày cách tính 
Hãy nêu cách tìm , cách tìm cạnh BC
Gọi một hsinh lên bảng trình bày cách tìm , cạnh BC
NỘI DUNG GHI BẢNG
1) Định nghĩa: 
a) Ví dụ: ?1 Sgk/ 111
DABC và D A’B’C’ có 
AB = A’B’ AC = A’C’ BC = B’C’. 
 = = = 
DABC = D A’B’C’
b) Định nghiã:Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau. 
2) Kí hiệu: 
a) Kí hiệu: DABC = D A’B’C’ 
b) Quy ước: Sgk/ 110
DABC = D A’B’C’ nếu
AB = A’B’ AC = A’C’ BC = B’C’. 
 = = = 
3) Luyện tập:
Bài ?3 Sgk/ 111 (Hình 62) 
Xét DABC 
Ta có: ++= 1800 (Đlí tổng ba góc)
 =1800 – (+) = 1800 - (700+500 )= 600 
Ta có DABC = DDEF (gt) 
 = = 600 
Ta có DABC = DDEF (gt) 
 BC = EF = 3 (cm)
3) Củng cố:
 Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau
Các câu sau đúng hay sai:
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau.
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có diện tích bằng nhau.
Cho D XEF = D MNP, XE = 3 cm, XF = 4 cm, NP = 3.5 cm. Tính chu vi mỗi tam giác.
(Cho hsinh nêu cách làm) 
Làm bài 10 Sgk/ 111 (Hình 63; 64)
4) Dặn dò: 
Học thuộc định nghĩa hai tam giác bằng nhau
Biết viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác.
Làm bài 11; 12; 13 Sgk/ 112
Xem trước bài tập chuẩn bị tiết sau học: “Luyện tập”
RÚT KINH NGHIỆM: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docH7 - 20.doc