a) Kiến thức
- - Nắm được trường hợp bằng nhau c.c.c của 2 tam giác.
b) Kĩ năng
- Biết vẽ 1 tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau c.c.c để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ compa, thước thẳng vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh của nó một cách hợp lý, biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
c) Thái độ
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
§3 TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC ( C.C.C ) Tiết: 22 Ngày dạy :30/10/2009 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Nắm được trường hợp bằng nhau c.c.c của 2 tam giác. b) Kĩ năng Biết vẽ 1 tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau c.c.c để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ compa, thước thẳng vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh của nó một cách hợp lý, biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau. c) Thái độ Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình. 2. Chuẩn bị GV: compa, thước đo góc, bảng phụ. HS: Thước, compa, thước đo góc.Ôn cách vẽ tam giác biết 3 cạnh ( lớp 6 ). 3.Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, giải quyết vấn đề và hoạt động nhóm nhỏ 4. Tiến trình : Ổn định: Kiểm diện số học sinh 4.2Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV:Nêu câu hỏi 1. Nêu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau (3đ). 2. Viết ký hiệu sự bằng nhau của 2 tam giác ABC và A’B’C’. (3đ) 3. Trong sơ đồ sau , mũi tên 2 chiều có ý nghĩa gì ? (4đ) 1. SGK / 110 2. Nếu A và A’, B và B’, C và C’ là các đỉnh tương ứng ta viết 3. Nếu 2 tam giác bằng nhau thì suy ra được 6 đẳng thức. Nếu 6 đẳng thức xảy ra thì kết luận được 2 tam giác bằng nhau. Giảng bài mới : Khi định nghĩa 2 tam giác bằng nhau ta nêu ra 6 điều kiện bằng nhau ( 3 điều kiện về cạnh, 3 đk về góc ). Trong bài học hôm nay ta chỉ cần 3 điều kiện 3 cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được 2 tam giác bằng nhau Hoạt động 1 : Trước khi xem xét về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác, ta cùng nhau ôn tập cách vẽ 1 tam giác khi biết 3 cạnh cho trước. Gọi HS đọc lại bài toán. 1 học sinh nêu cách vẽ. Gọi 1 HS lên bảng trình bày cách vẽ với đơn vị là cm để AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm. Học sinh cả lớp vẽ vào vở. Một học sinh nêu lại cách vẽ . I. Vẽ tam giác biết 3 cạnh : Bài toán 1 : Vẽ biết AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm. Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ cung tròn tâm B bán kính 2cm và cung tròn tâm C bán kính 3cm. 2 cung tròn này cắt nhau tại A. Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được . ? Em nào có thể vẽ khác cách vẽ SGK ? GV chốt lại : Vẽ theo 3 cách khác nhau. Cách 1 : Vẽ đ. thẳng BC trước và làm như SGK. Cách 2 : Vẽ đ. thẳng AC trước rồi vẽ tiếp (A,2cm) và (C,4cm). Cách 3 : Vẽ đ. thẳng AB trước và làm tương tự cách 2. Ba cách vẽ khác nhau nhưng cùng theo 1 phương pháp chung là : -Vẽ trước 1 cạnh bằng thước thẳng. -Vẽ 2 cung tròn và tìm giao của 2 cung tròn để được đỉnh thứ 3. -Vẽ tiếp 2 cạnh còn lại. GV chốt lại : Vẽ cạnh có độ dài lớn nhất trước, vì sau đó ta vẽ 2 cung tròn với bán kính không quá lớn, phù hợp với độ mở của compa. GV: yêu cầu HS đọc bài toán 2 : Cả lớp vẽ vào vở . ( = vì có 3 cạnh tương ứng bằng nhau, 3 góc tương ứng bằng nhau; theo định nghĩa 2 tam giác bằng nhau ). Bài toán 2 : Cho như hình vẽ. Hãy : a) Vẽ mà A’B’ = AB, B’C’ = BC, A’C’ = AC. b) Đo rồi so sánh các góc tương ứng của và . Nhận xét gì về 2 tam giác trên. AB = A’B’ AC = A’C’ = BC = B’C’ Hoạt động 2 : ? Qua bài toán trên, có thể đưa ra dự đoán nào ? ( Hai tam giác = ) Ta thừa nhận tính chất sau : Nếu và có AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ thì kết luận gì về 2 tam giác này ? ( = (c.c.c) ) Em nào có thể viết GT-KL của tính chất này bằng ký hiệu ? ? Từ kết luận =ta suy ra điều gì ? GV chốt lại : II. Trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh cạnh : Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì 2 tam giác đó bằng nhau. GT và có AB = A’B’, AC =A’C’,BC=B’C’ KL = ? 2 SGK / 113 : Tìm số đo ? ? 2 SGK/ 113 : Xét và có : CA = CB (gt) DA = DB (gt) DC cạnh chung Vậy (c.c.c) = 1200 ( 2 góc tương ứng) 4.4 Củng cố và luyện tập : 1/.bài 16/114 SGK : Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Đo mỗi góc của tam giác. Học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. -Vẽ đt BC = 3cm -Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các cung tròm (B, 3cm) và (C, 3cm) . hai cung tròn này cắt nhau tại A. -Vẽ đt AB, AC ta được tam giác ABC 16/114 SGK : 2/.Bài 17/114 SGK : Treo bảng phụ Hình 68 : Chỉ ra các góc bằng nhau trên hình ? 17/114 SGK : Hình 68 Xét tam giác ABC và ABD ta có : AC = AD (gt) BC = BD (gt) AB cạnh chung Vậy (c.c.c) Hình 69 : Học sinh trình bày tương tự. Hình 69 : Xét tam giác MNQ và tam giác QPM Ta có : MP = QN (gt) MN = QP (gt) MQ cạnh chung Vậy (c.c.c) Hình 70 : Học sinh lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở. Hình 70 : * Xét tam giác EHI và tam giác IKE Ta có : EH = IK (gt) HI = KE (gt) EI cạnh chung Vậy (c.c.c) * Xét tam giác EHK và tam giác IKH Ta có : EH = IK (gt) EK = IH (gt) HK cạnh chung Vậy (c.c.c) Giới thiệu mục “Có thể em chưa biết” trang 116 SGK. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Về nhà cần rèn luyện kỹ năng vẽ tam giác biết 3 cạnh. Hiểu và phát biểu chính xác trường hợp bằng nhau của 2 tam giác c.c.c. Làm cẩn thận bài tập 15, 18 / SGK/ 114 – 27, 28, 29/ SBT. Đem thước đo góc, compa. 5. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: