Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh- Cạnh- cạnh (c.c.c)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh- Cạnh- cạnh (c.c.c)

Biết được trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.

Biết xét sự bằng nhau của hai tam giác

Biết vận dụng trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh các đoạn thẳng, các góc bằng nhau

II- CHUẨN BỊ:

Thước thẳng, compa, bảng phụ Thước thẳng, compa, các kiến thức liên quan

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Bài cũ: Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.Để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau không ta kiểm tra những điều kiện gì

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh- Cạnh- cạnh (c.c.c)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 22 TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC 
 CẠNH- CẠNH- CẠNH (C.C.C) 
I- MỤC TIÊU: 
Biết được trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác. 
Biết xét sự bằng nhau của hai tam giác
Biết vận dụng trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh các đoạn thẳng, các góc bằng nhau
II- CHUẨN BỊ: 
Thước thẳng, compa, bảng phụ Thước thẳng, compa, các kiến thức liên quan 
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1) Bài cũ: Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.Để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau không ta kiểm tra những điều kiện gì?
2) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Theo định nghĩa hai tam giác bằng nhau có 6 điều kiện bằng nhau. Nếu chỉ có ba điều kiện bằng nhau về cạnh thì hai tam giác đó bằng nhau không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay 
Cho hsinh đọc đề bài toán 1 Sgk/ 112 
Hãy nêu cách vẽ. 
Gọi hsinh lên bảng vẽ các hsinh khác vẽ vào vở 
Gviên ghi cách vẽ lên bảng.
Vẽ DDEF biết DE= 2cm, EF= 3cm, DF= 6 cm 
Gviên lưu ý hsinh để vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh cần có điều kiện là độ dài mỗi cạnh phải nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh kia. 
Cho hsinh đọc đề ?1 Sgk/ 113 
Cho hsinh nêu cách vẽ
Cả lớp vẽ DA’B’C’ vào vở 
Gọi một hsinh lên bảng vẽ hình. 
Hãy đo và so sánh các góc và ,và, và . Em có nhận xét gì về hai tam giác này?
Hãy phát biểu trường hợp bằng nhau nói trên. 
Gviên giới thiệu trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh - cạnh (t/c thừa nhận) 
Cho hsinh đọc lại tính chất Sgk/ 113
Cho hsinh vẽ lại D ABC và DA’B’C’ như hình bên 
Dựa vào hình vẽ hãy nêu gthiết – kluận 
Cho hsinh làm ?2 Sgk/ 113
Cho hsinh nêu cách làm
Gọi một hsinh lên trình bày cả lớp theo dõi nhận xét sửa sai. 
Cho hsinh làm bài 17 Sgk/ 114: Trêm mỗi hình 68; 69; 70 có các tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
Gọi hsinh đứng tại chỗ làm hình 68 các hsinh khác theo dõi nhận xét.
NỘI DUNG GHI BẢNG
1) Vẽ tam giác biết ba cạnh:
a) Bài toán: Vẽ DABC biết AB=2cm; BC = 4cm; AC = 3cm.
Cách vẽ:
Vẽ cạnh BC = 4cm 
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ cung tròn (B; 2cm) và cung tròn (C; 3cm)
Hai cung tròn này cắt nhau tại A. 
Vẽ các đoạn thẳng AB, AC ta được DABC. 
b) Bài toán 2 (?1 Sgk/ 113) Vẽ thêm DA’B’C’ có A’B’=2cm; B’C’=4cm; A’C’ =3cm 
2. Trường hợp bằng nhau cạnh.cạnh.cạnh (c.c.c): 
a) Tính chất: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. 
Xét DABC và DA’B’C’ 
Ta có: AB = A’B’
 BC = B’C’
 AC = A’C’
Do đó: DABC = DA’B’C’
b) Áp dụng:
Bài ?2 Sgk/ 113 
Xét D ACD và D BCD 
Ta có: AC = BC (gt)
 AC = BD (gt) 
 CD cạnh chung 
Do đó: D ACD = D BCD (c.c.c) 
3) Luyện tập:
Bài 17 Sgk/ 114 
Hình 68: DABC = DABD
Vì AC = AD, AB là cạnh chung, BC = BD 
Gviên hướng dẫn hsinh trình bày bài chứng minh
Chỉ ra các góc bằng nhau trên hình
Gọi hai hsinh lên bảng làm hình 69; 70 cả lớp làm vào vở. (Tương tự như hình 68) 
Sau đó theo dõi nhận xét và sửa sai
CM: DABC = DABD
Xét DABC và DABD
Ta có AC = AD (gt)
 AB là cạnh chung
 BC = BD (gt)
Do đó DABC = DABD (c.c.c)
3) Củng cố: 
Phát biểu tính chất hai tam giác bằng nhau trường hợp cạnh – cạnh – cạnh 
Làm bài 17 Sgk/ 114
4 Dặn dò: 
Học thuộc tính chất hai tam giác bằng nhau trường hợp cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) 
Rèn luyện kĩ năng vẽ tam giác biết ba cạnh
Làm bài 15; 18; 19 Sgk/ 114 
Đọc phần “Có thể em chưa biết” Sgk/ 116
RÚT KINH NGHIỆM: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docH7 - 22.doc