Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 41: Luyện tập (Tiết 1)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 41: Luyện tập (Tiết 1)

Mục tiêu :

- Củng cố các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác vuông.

- Rèn kỹ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kỹ năng trình bày bài chứng minh hình.

- Phát huy trí lực học sinh .

2.Chuẩn bị :

GV: bảng phụ, êke vuông, compa, phấn màu.

HS: Thước thẳng, êke vuông, compa.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 41: Luyện tập (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết : 41	 
Ngày dạy : 5/02/2010 
1. Mục tiêu :
Củng cố các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác vuông.
Rèn kỹ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kỹ năng trình bày bài chứng minh hình.
Phát huy trí lực học sinh . 
2.Chuẩn bị :
GV: bảng phụ, êke vuông, compa, phấn màu.
HS: Thước thẳng, êke vuông, compa.
3.Phương pháp:
 Gợi mở và nêu vấn đề 
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định:
- Kiểm diện học sinh.
4.2 Kiểm tra bài cũ:
 HS 1 :
 Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông . (2đ)
 Sửa bài tập 64 /SGK/ 136. (8đ)
 Bổ sung thêm 1 điều kiện bằng nhau (về cạnh hay về góc) để .
 HS 2 : Làm BT 65 /SGK/ 137 
 Cho tam giác ABC cân tại A ( < 900). Vẽ 
a) Chứng minh rằng : AH = AK. (4đ)
b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng AI là tia phân giác . (4đ)
? Để chứng minh AH = AK em làm như thế nào ?
 Chứng minh 2 tam giác có chứa đoạn AH và AK  là tam giác vuông ABH và tam giác vuông ACK để suy ra AH = AK.
? Em hãy nêu hướng chứng minh AI là phân giác ?
 Nối AI, chứng minh tam giác vuông AKI = tam giác vuông AHI.
Nhận xét bài làm của bạn , cho điểm.
4.3. Luyện tập: 
 1/.Bài 98/ SBT/ 110 : ABC có M là trung điểm của BC và tia AM là tia phân giác của .Chứng minh rằngABC là tam giác cân.
? Để chứng minh tam giác ABC cân, ta chứng minh điều gì ? AB = AC ()
? Trên hình đã có 2 tam giác nào chứa 2 cạnh AB, AC ( hoặc ) đủ điều kiện bằng nhau ?
 Tam giác ABM và tam giác ACM có 2 cạnh và 1 góc bằng nhau nhưng góc bằng nhau đó không xen giữa 2 cạnh bằng nhau .
? Ta phải làm như thế nào để giải quyết bài toán này ?
 Hãy vẽ thêm đường phụ để tạo ra 2 tam giác vuông trên hình chứa góc mà chúng đủ điều kiện bằng nhau.
? Qua bài tập này, em hãy cho biết một tam giác có những điều kiện gì thì là một tam giác cân ?
2/.Bài 66/ SGK/ 137 :
 Treo bảng phụ.
 Tìm các tam giác bằng nhau trên hình 148.
Cho học sinh hoạt động nhóm.
 Nhận xét bài làm của nhóm.
 Cho điểm động viên nhóm làm tốt.
3/. Bài tập thêm :
 Treo bảng phụ.
 Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích hoặc đưa hình vẽ minh hoạ.
1) Hai tam giác vuông có 1 cạnh huyền bằng nhau thì 2 tam giác vuông đó bằng nhau .
2) Hai tam giác vuông có 1 góc nhọn và 1 cạnh góc vuông bằng nhau thì chúng bằng nhau .
3) Hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác bằng nhau .
4.4 Củng cố và luyện tập :
 Qua bài tập 98 / SBT, em hãy cho biết một tam giác có những điều kiện gì thì tam giác đó là một tam giác cân.
I. Sửa bài tập cũ :
 Nêu 4 trường hợp bằng nhau của tam giác vuông .
 64/ SGK/ 136 :
 Tam giác ABC và tam giác DEF có :
 , AC = DF
 Bổ sung thêm đk : BC = EF
Hoặc đk AB = DE hoặc thì
65 /SGK/ 137
 Tg ABC cân tại A, < 900
GT 
Kl a) AH = AK
 b) AI là phân giác 
 Chứng minh :
a) AH = AK :
 Xét tam giác vuông ABH và tam giác vuông ACK có :
 AB = AC (vì tam giác ABC cân tại A)
 chung
 Vậy tam giác vuông ABH = tam giác vuông ACK ( cạnh huyền – góc nhọn ).
AH = AK (cạnh tương ứng)
b) AI là phân giác :
 Xét tam giác vuông AKI và tam giác vuông AHI.
 Ta có : AK = AH (cmt)
 AI cạnh chung.
 Vậy tam giác vuông AKI = tam giác vuông AHI (cạnh huyền–cạnh góc vuông ).
 => ( góc tương ứng )
 => AI là phân giác .
II. Luyện tập :
 98/ SBT/ 110 :
 Tam giác ABC :
GT MB = MC
KL Tam giác ABC cân.
 Chứng minh :
 Từ M kẻ MKAB tại K
 MHAC tại H.
 Xét tam giác vuông AKM và tam giác vuông AHM có :
 AM chung
 (gt)
 Vậy tam giác vuông AKM = tam giác vuông AHM (cạnh huyền –góc nhọn).
KM = HM ( 2 cạnh tương ứng)
Xét tam giác vuông BKM và tam giác vuông CHM có :
 KM = HM (cmt)
 MB = MC (gt)
 Vậy tam giác vuông BKM = tam giác vuông CHM ( cạnh huyền - cạnh góc vuông ).
 => ( góc tương ứng )
 => Tam giác ABC cân.
66/ SGK/ 137 :
* Tam giác vuông ADM = tam giác vuông AEM ( cạnh huyền – góc nhọn )
 Vì có AM chung, (gt)
* Tam giác vuông DMB = tam giác vuông EMC ( cạnh huyền – cạnh góc vuông )
 Vì BM = CM (gt) DM = EM
* 
 Vì AM chung
 MB = MC (gt)
 AB = AC = AD + DB = AE + EC
 Do đó AD = AE, DB = EC
Bài tập thêm :
1) Sai, chưa đủ điều kiện để khẳng định 2 tam giác vuông bằng nhau .
2) Sai, ví dụ
 Tam giác AHB và tam giác CHA có :
 , 
 cạnh AH chung nhưng 2 tam giác này không bằng nhau .
3) Đúng.
III. Bài học kinh nghiệm :
 Một tam giác có đường thẳng xuất phát từ đỉnh đến trung điểm cạnh đối diện đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là tam giác cân.
 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
Làm bài tập 96, 97, 99, 100/ SBT/ 110.
Học kỹ lý thuyết trước khi làm bài tập .
Hai tiết sau thực hành ngoài trời. Mỗi tổ chuẩn bị 4 cọc tiêu, 1 giác kế, 1 sợi dây dài khoảng 10m, 1 thước đo, phiếu thực hành.
Ôn lại cách sử dụng giác kế.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41.doc