Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 45: Ôn tập chương II ( tiết 2 )

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 45: Ôn tập chương II ( tiết 2 )

- Kiến thức: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông , tam giác vuông cân.

- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán về vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.

- Thái độ: Giáo dục học sinh óc phân tích tổng hợp.

2.Chuẩn bị :

GV: Bảng phụ, ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt, compa, êke.

HS: Làm câu hỏi ôn tập chương bài tập.Thước thẳng, compa, êke, bảng phụ.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 45: Ôn tập chương II ( tiết 2 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG II ( tiết 2 )
Tiết : 45 
Ngày dạy :2/3/2010
1. Mục tiêu :
Kiến thức: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông , tam giác vuông cân.
Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán về vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Thái độ: Giáo dục học sinh óc phân tích tổng hợp.
2.Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ, ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt, compa, êke.
HS: Làm câu hỏi ôn tập chương bài tập.Thước thẳng, compa, êke, bảng phụ.
3.Phương pháp:
 Gợi mở và nêu vấn đề.
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định 
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Lý thuyết
	? Trong chương II chúng ta đã được học một số dạng tam giác đặc biệt nào ?
? Nêu định nghĩa, tính chất về góc, tính chất về cạnh, một số cách chứng minh đã biết của tam giác cân, tam giác vuông , tam giác vuông cân; đưa bảng phụ ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt.
Tg cân
Tg đều
Định nghĩa
Quan hệ về cạnh
AB = AC
AB = BC = CA
Quan hệ về góc
Một số cách chứng minh 
. có 2 cạnh bằng nhau .
. có 2 góc bằng nhau .
. có 2 cạnh bằng nhau .
. có 2 góc bằng nhau .
. cân có 1 góc bằng 600.
I. LÝ THUYẾT:
 3/. ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ DẠNG TAM GIÁC ĐẶC BIỆT :
Tam giác vuông
Tg vuông cân
BC2 = AB2 + AC2
BC > AB, BC > AC
AB = AC = c
BC = c
. có 1 góc bằng 900.
. Chứng minh theo định lý Py ta go đảo
. vuông có 2 cạnh bằng nhau .
. vuông có 2 góc bằng nhau .
 3. Giảng bài mới : 
 105 /SB/ 111 T :
 AB = ?
 Dựa vào tam giác vuông AEC để tính EC. Biết EC => BE = ?
 Tg vuông ABE theo định lý Py ta go
 AB2 = AE2 + BE2
 GV hỏi thêm tam giác ABC là tg gì ?
70/ SGK/ 141 : HS đọc đề, vẽ hình, ghi GT-KL.
 GT 
KL a) Tam giác AMN cân
 b) BH = CK
 c) AH = AK
 d) Tg OBC là tam giác gì? Vì sao? 
 e) Tính số đo các góc , xác
 định dạng tam giác OBC.
a) Tam giác AMN cân : Nêu cách chứng minh 1 tam giác là tam giác cân : ( tam giác có 2 góc bằng nhau hoặc 2 cạnh bằng nhau ).
 Hướng dẫn cho học sinh chứng minh 2 tam giác (c.g.c) => Do đó tam giác AMN cân => 
b) BH = CK : Chứng minh 2 tam giác vuông BHM và tam giác vuông CKN bằng nhau (cạnh huyền - góc nhọn ). Hoặc chứng minh tam giác vuông ABH = tam giác vuông ACK (cạnh huyền - góc nhọn )
c) AH = AK : Dựa vào hiệu 2 cạnh hoặc dựa vào tam giác vuông ABH = tam giác vuông ACH đã chứng minh .
d) Tam giác OBC là tam giác gì ?
 Gọi học sinh chứng minh .
e) Khi , tam giác OBC là tam giác gì ?
 GV vẽ hình sẵn và hướng dẫn học sinh chứng minh .
 Học sinh dự đoán tam giác OBC là tam giác gì ? ( đều ).
 Bài tập : Học sinh hoạt động nhóm.
 Xét xem các mệnh đề sau đúng hay sai :
1.Nếu 1 tam giác có 2 góc bằng 600 thì tam giác đó đều.
2.Nếu 1 cạnh và 2 góc của tam giác này bằng 1 cạnh và 2 góc của tam giác kia thì 2 tam giác đó bằng nhau .
3. Nếu 1 tam giác có 2 góc bằng 450 thì tam giác đó là tam giác vuông cân.
4.Góc ngoài của 1 tam giác bao giờ cũng lớn hơn mỗi góc của tam giác đó.
5.Tam giác ABC có AB = 6cm, BC = 8cm, AC = 10cm thì tam giác ABC vuông tại B.
 72 /SGK/ 141 :
 Dùng 12 que sắt xếp thành :
Một tam giác đều.
Một tam giác cân mà không đều.
Một tam giác vuông .
 Học sinh lên bảng xếp hình.
II. Luyện tập :
1/Bài 105 / SBT/ 111 :
 Xét tam giác vuông AEC có : 
EC2 = AC2 – AE2 (định lý Py ta go )
 EC2 = 52 – 42 = 32 => EC = 3
 Ta lại có : BE = BC – EC = 9 – 3 = 6
 Xét tam giác vuông ABE có :
 AB2 = AE2 + BE2 (định lý Py ta go )
 AB2 = 42 + 62 = 52 => AB = 
 Tam giác ABC có :
 AB2 + AC2 = 52 + 25 = 77
 BC2 = 92 = 81
 => AB2 + AC2 BC2
 Vậy ABC không phải là tam giác vuông 
2/.Bài 70 /SGK/ 141 :
a) Tam giác AMN cân :
 cân (gt) => (tính chất tam giác cân) => 
 Xét ABM và ACN có :
 AB = AC (gt)
 (cmt)
 BM = CN (gt)
=> (c.g.c)
=> ( 2 góc tương ứng )
 Do đó tam giác AMN cân
=> AM = AN (1)
b) BH = CK :
 Xét vuông BHM và vuông CKN có :
 BM = CN (gt)
 (cmt)
 Vậy (cạnh huyền - góc nhọn ).
BH = CK (cạnh tương ứng)
Và HM = KN (2), (3)
c) AH = AK :
 Theo chứng minh trên AM = AN (1)
HM = KN (2) => AM – NH = AN - NK
 Hay AH = AK.
d) Tam giác OBC là tam giác gì ?
 Ta có (đđ) , (đđ)
 Mà (cmt)
=> => tam giác OBC cân.
e) Khi thì tam giác cân ABC là tam giác đều => .
 Có tam giác ABM cân vì BA = BM = BC => 
 Chứng minh tương tự => 
 Do đó 
 Xét tam giác vuông BHM có 
=> (đđ)
 Tam giác OBC cân (cmt) có 
 Vậy tam giác OBC đều.
3/.Bài cho thêm :
1.Đúng
2.Sai
3.Đúng
4.Sai
5.Đúng
4/.Bài 72/ SGK/ 141 : 
 4.4. Bài học kinh nghiệm :
-Tam giác có 2 góc bằng 600 thì tam giác đó đều.
-Nếu 1 tam giác có 2 góc bằng 450 thì tam giác đó là tam giác vuông cân. 
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
Ôn lại lý thuyết và làm lại các bài tập ôn tập chương II để hiểu kỹ bài.
Tiết sau kiểm tra 1 tiết Chương II, chuẩn bị giấy kiểm tra và dụng cụ đầy đủ để làm bài.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45.doc