Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 12 - Tiết 23: Luyện tập

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 12 - Tiết 23: Luyện tập

1. Kiến thức:

- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh cạnh cạnh (c.c.c)

- Bước đầu cho học sinh làm quen với việc vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập.

2. Kĩ năng:

- Học sinh hiểu và biết vẽ một góc bằng một góc cho trước sử dụng thước thẳng và com pa.

- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác trong lập luận

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 12 - Tiết 23: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13/11/2010
Tuần dạy thứ : 12
Tiết 23: Luyện Tập
Mục tiêu.
Kiến thức :
- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh cạnh cạnh (c.c.c)
- Bước đầu cho học sinh làm quen với việc vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập.
Kĩ năng :
- Học sinh hiểu và biết vẽ một góc bằng một góc cho trước sử dụng thước thẳng và com pa.
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác trong lập luận 
Tư duy - thái độ :
- Yêu thích bộ môn.
- Cẩn thận , chính xác trong đo đạc, vẽ hình.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào giải các bài toán.
Phương tiện dạy học.
Các phương tiện cần sử dụng trong dạy học:
Giáo viên: Thước thẳng, êke, thước đo góc,com pa, phấn màu,bảng phụ 
Học sinh: Thước thẳng, êke, thước đo góc, com-pa vở bài tập in
Nội dung các phiếu học tập - bảng phụ:
- Bảng phụ ghi đề bài toán phục vụ kiểm tra bài cũ.
- Bảng phụ ghi đề bài toán phục vụ luyện tập củng cố .
- Bảng phụ vẽ hình bài 22 SGK để phục vụ cho nội dung hướng dẫn về nhà.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ( 10’)
-Câu 1:
+Vẽ tam giác MNP
+Vẽ DM’N’P’sao cho M’N’= MN ; M’P’ = MP; N’P’ = NP
-Câu 2:
Chữa BT 18/ 114 SGK
+GV đưa đầu bài lên bảng phụ:
DAMB và DANB có MA = MB; NA = NB. Chứng minh rằng 
 AMN = BMN.
+Yêu cầu ghi giả thiết và kết luận của bài toán.
+Yêu cầu sắp xếp bốn câu sau một cách hợp lý:
a)Do đó DAMN = DBMN (c.c.c)
b)MN: cạnh chung.
MA = MB (giả thiết)
NA = NB (giả thiết)
c)Suy ra AMN = BMN (hai góc tương ứng)
d) DAMN = DBMN có:
-Cho nhận xét và cho điểm.
-HS 1 : Vẽ hình theo yêu cầu:
 M M’
 N P N’ P’
 -HS 2: M
GT DAMB và DANB
 MA = MB
 NA = NB 
 N
KL AMN = BMN A B
+Sắp xếp hợp lý:
a) DAMN = DBMN có:
b)MN: cạnh chung.
MA = MB (giả thiết)
NA = NB (giả thiết)
c)Do đó DAMN = DBMN (c.c.c)
d) Suy ra AMN = BMN (hai góc tương ứng)
-Các HS khác nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
I.Chữa bài tập
Bài 18/114 SGK
HĐ2: Luyên tập (34’)
HĐ2.1 Luyện tập vẽ hình và chứng minh (20’).
-Yêu câu làm BT 19/114 SGK.
-Hướng dẫn HS vẽ hình.
-Yêu cầu nêu giả thiết kết luận? D
 A B
 E
Hướng dẫn học sinh chứng minh.
Gọi một học lên trình bày theo hướng dẫn.
HĐ2.2: Bài tập vẽ tia phân giác của góc (14’)
-Yêu cầu mỗi học sinh đọc đề bài và vẽ hình theo H 73.
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn SGK.
-Theo cách vẽ trên ta được OC là tia phân giác của góc xOy . Hãy chứng minh điều đó.
-Muốn chứng minh OC là tia phân giác của góc xOy ta phải chứng minh gì? Cần xét tam giác nào?
-Yêu cầu 1 HS chứng minh.
-Chốt lại: BT trên cho ta cách dùng thước và compa vẽ tia phân giác của một góc
-Yêu cầu vận dụng làm BT 21 SGK: Cho tam giác ABC, vẽ các tia phân giác của các góc A, B, C.
-1 HS đọc to đề bài.
-HS tập vẽ hình theo GV
-1 HS nêu giả thiết kết luận: 
giả thiết cho theo hình 72 biết AD = BD; AE = BE 
Kết luận : 
a)DADE = D BDE
b)DAE = DBE
Học sinh trình bày lời giải theo hướng dẫn của GV.
-Tự đọc và làm theo hình vẽ BT 20/115 SGK.
-2 HS lên bảng thực hiện vẽ theo hướng dẫn và trình bày bằng miệng cách vẽ.
-Trả lời: Phải chứng minh 
 BOC = AOC
-Cần xét tam giác BOC và tam giác AOC.
-1 HS chứng minh.
-HS tự làm BT 21 vào vở.
I.Luyện tập:
 1.BT 19/114 SGK:
a)Xét DADE và D BDE có:
 AD = BD (gt)
 AE = BE (gt)
 DE là cạnh chung
Suy ra DADE =D BDE (ccc)
b)Theo câu a cóDADE =D BDE 
ị DAE = DBE (Hai góc tương ứng.
2.BT 20/115 SGK:
 B y
 O C
 A x
 Xét DOAC và DOBC có:
 OA = OC (gt)
 AC = BC (gt)
OC cạnh chung.
ị DOAC và DOBC
ị gócBOC = gócAOC 
(hai góc tương ứng) . Hay
OC là tia phân giác của xÔy
3.BT 21/115 SGK:
Vẽ tia phân giác các góc A, B, C
 A
 B C
Hướng dẫn công việc ở nhà (2’)
Học bài theo SGK kết hợp với vở ghi. 
Xem lại các bài tập đã chữa.
BTVN: 21, 22, 23 trang 115, 116 SGK; BT 32, 33, 34 SBT
Hướng dẫn BT 22 SGK (Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình).
Lưu ý khi sử dụng giáo án :
Giáo viên lưu ý Hs kĩ năng vẽ hình và kĩ năng trình bày lời giải.
Phải lưu ý phân phối thời gian của giáo án để đảm bảo đúng tiến trình.
Các rút kinh nghiệm sau khi dạy xong tiết này:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 14/11/2010
Tuần dạy thứ : 12
Tiết 24: Luyện Tập
Mục tiêu.
Kiến thức :
- Tiếp tục củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh cạnh cạnh (c.c.c), vẽ tia phân giác một góc cho trước sử dụng thước thẳng và com pa.
- Cho học sinh làm quen với việc vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập.
Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng vẽ tia phân giác một góc cho trước sử dụng thước thẳng và com pa.
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác trong lập luận 
Tư duy - thái độ :
- Yêu thích bộ môn.
- Cẩn thận , chính xác trong đo đạc, vẽ hình.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào giải các bài toán.
Phương tiện dạy học.
Các phương tiện cần sử dụng trong dạy học:
Giáo viên: Thước thẳng, êke, thước đo góc,com pa, phấn màu,bảng phụ .Đề KT15’ in sẵn
Học sinh: Thước thẳng, êke, thước đo góc, com-pa vở bài tập in
Nội dung các phiếu học tập - bảng phụ:
- Bảng phụ ghi đề bài toán phục vụ luyện tập củng cố. 
- Bài kiểm tra 15’ in sẵn
Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
-Câu hỏi:
+Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ?
+Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (c.c.c) ?
+Khi nào có thể kết luận được DABC = DA’B’C’ theo trường hợp c.c.c ?
-Cho nhận xét và cho điểm.
-HS : 
+Phát biểu định nghĩa: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
+Phát biểu: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
+DABC = DA’B’C’(c.c.c) nếu có 
AB = A’B’ ; AC = A’B’; BC = B’C’
HĐ2: Luyên tập (24’)
HĐ2.1 : Luyện tập vẽ hình và chứng minh (12’)
-Yêu câu làm BT 32/102 SBT.
Cho DABC có AB = AC, gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.
-Hướng dẫn HS vẽ hình, 
+Cách vẽ DABC; AB = AC
+Cách xác định trung điểm M của đoạn thẳng BC bằng compa và thước thẳng.
-Yêu cầu HS suy nghĩ trong 2 phút, sau đó yêu cầu chứng minh
HĐ2.2: Vẽ 1 góc bằng một góc cho trước (12’)
-Yêu cầu mỗi học sinh đọc BT 22/115 SGK và vẽ hình theo H 73.
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn SGK.
-Theo cách vẽ trên ta được 
 DAE = xOy. Hãy chứng minh điều đó.
-Muốn chứng minh DAE = xOy ta phải chứng minh gì? Cần xét tam giác nào?
-Yêu cầu 1 HS chứng minh.
-Chốt lại: BT trên cho ta cách dùng thước và compa vẽ một góc bằng một góc cho trước.
-1 HS đọc to đề bài, phân tích đề.
-1 HS vẽ hình ghi GT và KL.
-HS cả lớp tập vẽ hình theo GV vào vở.
 DABC
GT AB = AC
 M là trung điểm BC
KL AM ^ BC
-Đại diện HS chứng minh
-Tự đọc và là theo hình vẽ BT 22/115 SGK.
-2 HS lên bảng thực hiện vẽ theo hướng dẫn và trình bày bằng miệng cách vẽ.
-Trả lời: Phải chứng minh góc DAE = góc xOy
-Cần xét tam giác COB và tam giác EAD.
-1 HS chứng minh.
Xét DOBC và DAED có:
OB = AE ( =r)
OC = AD ( =r)
BC = ED (theo cách vẽ)
ị DOBC = DAED
ị BOC = EAD
hay EAD = xOy
I.Luyện tập vẽ hình và chứng minh:
 1.BT 32/102 SBT:
 A
 B M C
Chứng minh
Xét DABM và DACM có:
AB = AC ( gt)
BM = MC (gt)
Cạnh AM chung
ị DABM = DACM (c.c.c)
 ị AMB = AMC
(góc tương ứng)
mà AMB + AMC = 180o
(tính chất hai góc kề bù)
 ị AMB = = 90o hay 
AM ^ BC
II.Vẽ một góc bằng một góc cho trước.
2.BT 22/115 SGK:
Cho xÔy, Trên tia Am vẽ 
 DAE = xOy
 y
 C
O
 B
 X
 E
 A m
 D
Hoạt đông 3 : Kiểm tra 15 phút.
Câu 1: Cho DABC = DDEF. Biết góc A = 50o; góc E = 75o . Tính các góc còn lại 
của mỗi tam giác.
Câu 2: Vẽ tam giác ABC biết AB = 4cm; BC = 3cm; AC = 5cm.
Vẽ tia phân giác góc A bằng thước và compa.
Hướng dẫn công việc ở nhà (1’)
Học bài theo SGK kết hợp với vở ghi. 
Xem lại các bài tập đã chữa.
Về nhà ôn lại cách vẽ tia phân giác của một góc, tập vẽ một góc bằng một góc cho trước.
BTVN: 23 trang 115 SGK; BT 33,34, 35/102 SGT
Lưu ý khi sử dụng giáo án :
Giáo viên lưu ý Hs kĩ năng vẽ hình và kĩ năng trình bày lời giải.
Phải lưu ý phân phối thời gian của giáo án để đảm bảo đúng tiến trình.
Các rút kinh nghiệm sau khi dạy xong tiết này:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc