Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm

Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm

 BÀI 1

CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I/ Mục tiêu

-HS nhận ra vẻ đẹp riêng của hoạ tiết dân tộc miền xuôi miền ngược.

-HS vẽ được hoạ tiết gần giống với mẫu và tô màu theo ý thích

-HS yêu thích ,giữ gìn văn hóa cồ.

 II/ Chuẩn bị

1/ Đồ dùng dạy học.

a.Giáo viên

 Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết trang trí dân tộc.

Phóng to một số hoạ tiết trong sách giáo khoa và các bước chép hoạ tiết dân tộc.

Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc có trong quần áo, túi, khăn, trên các bia đá, các công trình kiến trúc.

 

doc 80 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.. 
Ngày dạy :
 Phân môn: Vẽ trang trí
 Bài 1
Chép hoạ tiết trang trí dân tộc
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra vẻ đẹp riêng của hoạ tiết dân tộc miền xuôi miền ngược.
-HS vẽ được hoạ tiết gần giống với mẫu và tô màu theo ý thích
-HS yêu thích ,giữ gìn văn hóa cồ.
 	II/ Chuẩn bị
1/ Đồ dùng dạy học.
a.Giáo viên
 	Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết trang trí dân tộc.
Phóng to một số hoạ tiết trong sách giáo khoa và các bước chép hoạ tiết dân tộc.
Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc có trong quần áo, túi, khăn, trên các bia đá, các công trình kiến trúc.
b.Học sinh
 Giấy vẽ, vở vẽ, bút chì, thước.
 Sưu tầm một số hoạ tiết có ở địa phương hoặc có ở sách báo.
.
Tiến trình dạy - học
 1/Kiểm tra: DDDH .
2/ Bài mới : Hàng ngày chúng ta đã được tiếp xúc với rất nhiều loại hoạ tiết như: chụp vẽ, khắc ở nhiều chất liệu khác nhau như trên gỗ, đá, giấy, vải, ..Vậy để hiểu sâu hơn về hoạ tiết các dân thuộc ở các vùng miền khác nhau chúng ta cùng tìm hiểu bài 1.
Tg
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
GV cho học sinh quan sát một số hoạ tiết dân tộc ở các địa phương và một số hoạ tiết trang trí ở một số công trình kiến trúc ( Đình chùa).
HS quan sát , ghi nhận.
GV yêu cầu học sinh quan sát các hoạ tiết trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
+ Các hoạ tiết này thường được trang trí ở đâu?
HS Đình chùa, miếu, nhà rông, trang phục.
+ Hình dáng chung của các hoạ tiết nằm trong khung hình gì?
HS Hình dáng chung của các hoạ tiết thường nằm trong các hình : tròn, vuông, tam giác, thoi, chữ nhật.
+ Em thấy sự phân bố của các chi tiết trong hoạ tiết như thế nào?
HS: Sắp xếp cân đối, không quá nhiều, vừa hợp lí.
HS các hoạ tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần và xen kẽ nhau, đối xứng nhau.
+ Đường nét trong hoạ tiết ra sao?
HS Mềm mại chắc khoẻ.
+ Hoạ tiết dùng để trang trí thường là gì?
HS hoa lá chim muông, các hình hình học.
GV cho học sinh quan sát một số hoạ tiết có ở địa phương để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trong trang trí trên các đồ vật và trên trang phục.
 Hoạt động 2 
Hướng dẫn học sinh cách chép hoạ tiết .
GV treo đồ dùng trực quan về hướng dẫn cách vẽ yêu cầu học sinh quan sát đặt câu hỏi:
+ Trước khi chép hoạ tiết trang chúng ta phải làm gì?
HS Quan sát và nhận xét để tìm ra đặc điểm riêng của mẫu.
+ Khi đã biết được đặc điểm riêng của mẫu ta sẽ làm gì nữa?
HS Tìm chu vi hay khung hình chung của hoạ tiết và kẻ các đường trục chính.
GV sau khi đã có khung hình chung và kẻ trục chúng ta tiếp tục dựa và đó để vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
+ Dựa vào các nét thẳng vừa phác chỉnh lại bằng các nét cong thẳng sao cho gần giống với mẫu sau đó tìm và tô màu.
* Chú ý khi tô màu tuỳ theo kiểu hình dáng, tính chất của hoạ tiết mà chúng ta có thể tô màu sáng , tối, trung gian..
I./ Quan sát và nhận xét.
1.Nội dung.
+ Các hoạ tiết thường được trang trí ở:Đình chùa, miếu, nhà rông, trang phục.
2.Đường nét.
+ Hình dáng chung của các hoạ tiết tròn, vuông, tam giác, thoi, chữ nhật.
+ Bố cục : Đối xứng, xen kẽ, nhắc lại.
+ Đường nét Mềm mại trắc khoẻ.
+ Hoạ tiết trang trí thường là những hoạ tiết hoa lá chim muông và cả con người..
II./ Cách vẽ hoạ tiết.
* Gồm 4 bước.
B1.Quan sát và nhận xét để tìm ra đặc điểm riêng của mẫu.
B2.Phác khung hình và đường trục.
B3.Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
B4.Hoàn thiện hình và thô màu.
 Hoạt động 3
 Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV quan sát theo dõi học sinh làm bài và gợi mở cho học sinh cách: phân mảng, kẻ trục , hoàn thành hoạ tiết và tô màu.
+ Theo dõi tiến trình vẽ của từng học sinh để kịp thời có cách gợi mở phù hợp.
+ Yêu cầu học sinh vẽ theo từng bước một để đạt được độ chính xác cao hơn.
 Hoạt động 4: 
Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
GV chọn một số bài tốt và chưa tốt để nhận xét cho học sinh thấy được chỗ hợp lí và chưa hợp lí về :
+ Hoạ tiết
+ Cách thể hiện hoạ tiết.
+ Đường nét.
+ Màu sắc.
HS quan sát giáo viên nhận xét và cho ý kiến .
III./ Luyện tập.
+ Tự chọn một hoạ tiết trong sách giáo khoa hoặc có trong thực tế đã sưu tầm được để vẽ.
+ Vẽ hoạ tiết trên khổ giấy A4, sắp xếp hoạ tiết sao cho phù hợp với khổ giấy.
+ Tô màu theo ý thích.
+ Chất liệu tự chọn.
IV./ Bài tập về nhà.
+ Sưu tầm một số hoạ tiết cổ có ở địa phương để vẽ.
+ Chuẩn bị bàic sau.
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
 Tiết : 2 thường thức mĩ thuật
 Bài 2
Sơ lược về mĩ thuật việt nam 
thời kì cổ đại
I/ Mục tiêu
HS hiểu biết thêm về kiến thức lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại.
HS biết được giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ qua sản phẩm mĩ thuật
HS yêu quý và trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của dân tộc để 	lại
 	II/ Chuẩn bị
1/ Đồ dùng dạy học.
a.Giáo viên
 	Bộ đồ dùng dạy học mĩ thuật 6.
	Phóng to hình trống đồng , thạp, tượng chân đèn.
b.Học sinh
 Sưu tầm tranh ảnh bài viết về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại in trên sách 	báo.
	Đọc trước bài trong 2 sách giáo khoa
2/ Phương pháp dạy học
 	Thuyết trình kết hợp với minh hoạ bảng trên đồ dùng dạy họcVấn đáp.
Tiến trình dạy học
	1/ kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu học sinh giơ bài vẽ của mình lên sau đó GV chọn một số bài T,K,Đ,CĐ hướng dẫn học sinh nhận xét về bố cục, cách thể hiện, đường nét và màu sắc..
2/ Bài mới : Con người là một động vật bậc cao, thông minh nhất trong các loài động vật, con người luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra những cái mới đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao trong đó có sự phát triển của mĩ thuật. Để biết được tổ tiên chúng ta đã làm đẹp như thế nào? hôm nay chúng ta tìm hiểu bài( Sơ lược về mĩ thuật VN thời kì cổ đại).
Tg
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài nét về lịch sử.
GV đặt câu hỏi 
+ Em biết gì về thời kì đồ đá trong lịch sử VN?
HS Thời kì đồ đá hay còn gọi là thời kỳ nguyên thuỷ cách đây hàng vạn năm.
GV Em biết gì về thời kì đồ đồng ở VN?
HS thời kì đồ đồng cách đây khoảng 4000-5000 năm.Tiêu biểu là trống đồng đông sơn.
GV Bổ sung thời kì đồ đá được chia thành đồ đá cũ và đồ đá mới, thời kỳ đồ đồng được chia thành các gia đoạn: Phùng nguyên, đồng đậu, gò mun và đông sơn.
GV kết luận và ghi bảng.
 Hoạt động 2
 Hương dẫn Hs tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật VN thời kì cổ đại.
GV Hướng dẫn học sinh quan sát hình 1,2,3 SGK và đọc mục II SGK 
+ Các hiện vật thời kì đồ đá gồm những hiện vật gì?
HS
GV giải thích các hình vẽ cách đây khoảng một vạn năm.
+ hình vẽ mặt người khắc trên đá sâu 2cm cao 1,5m-1,75m vừa tay người với.
+ Các mặt người đều có sừng con ra hai bên như những nhân vật được hoá trang, một vật tổ mà người nguyên thuỷ thờ cúng.
+ Hình mặt ngưòi được diễn tả chính diện, đường nét dứt khoát rõ ràng.
GV ở thời kỳ đồ đồng theo em biết có những di chỉ nào để lại?
HS 
GV nghệ thuật chủ yếu ở các di chỉ này là gì?
HS
I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử.
+ Các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được cho thấy VN là một trong những cái nôi phát triển của loài người, nghệ thuật VN có sự phát triển liên tục trải dài qua nhiều thế kỷ.
+ Thời Hùng Vương đã phản ánh rõ về sự phát triển của đất nước về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, XH thông qua các tác phẩm để lại.
II. Sơ lược về mĩ thuật VN thời kỳ cổ đại.
A. Thời kỳ đồ đá:
- Có các hiện vật:
+ Hình khác mặt người ở hang đồng nội ( hoà bình).
+ Đá cuôị hình mặt người( Na Ca Thái Nguyên) 
+ Thạp Đào Thịnh( Yên Bái).
Ngoài ra còn có Rừu đá, chày đá, bàn nghiền được tìm thấy ở ( Phú Thọ) và ( Hoà Bình).
b. Thời kỳ đồ đồng:
+ Dao, rừu, búa, mác, mũi lao đồng đặc biệt là trống đồng( Đông Sơn – Thanh Hoá).
+ Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam)
+ ở trên các đồ vật thường được khắc vẽ hình chữ (S) và những đường nét bằng những đường kỷ hà rất độc đáo và có một số dao găm có khắc hình người trên cán dao.
+ trống đồng chủ yếu nói về hình ảnh cảnh sinh hoạt của con người thời bấy giờ như hình giã gạo, chèo thuyền, các chiến binh và các vũ nữ đang nhảy múa.
Hoạt động 3: 
Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
+ Thời kỳ đồ đá để lại những dấu ấn lịch sử nào?
HS Mĩ thuật VN Thời kỳ cổ đại có sự phát triển liên tục có sự nối tiếp hàng nghìn năm đó là một nền mĩ thuật hoàn toàn do người việt cổ sáng tạo nên và không ngừng giao lưu mĩ thuật Đông Nam á.
+ Vì sao trống đồng là một tác phẩm nói lên hình ảnh sinh hoạt của con người lúc bấy giờ?
HS
GV kết luận
III. Bài tập về nhà.
+ Học bài và xem kĩ lại các hình minh hoạ sách giáo khoa.
+ Chẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:.
Tiết :3: Vẽ theo mẫu
 Bài 3
Sơ lược về luật xa gần
I/ Mục tiêu:	
-HS hiểu đươc những đặc điểm cơ bản về luật xa gần.
-HS biết vận dụng LXG để quan sát nhận xét mọi vật
-Ap dụng trong các bài vẽ.
II/ Chuẩn bị
1/ Đồ dùng dạy học.
a.Giáo viên
 	+ Một số tranh ảnh thể hiện rõ luật xa gần( biển cả, hàng cây, con đường, nhà...).
	Một số hình hộp hình trụ.
	Hình minh hoạ về luật xa gần (bộ ĐDDH6)
b.Học sinh
 Chuẩn bị giấy, bút chì, tẩy, thước kẻ.
2/ Phương pháp dạy học
 	phương pháp minh hoạ, vấn đáp, liên hệ thực tế.
Tiến trình dạy học.
	1./ Kiểm tra bài cũ: 2HS Em hãy đặc điểm mĩ thuật thời kỳ cổ đại thông qua hai thời kỳ đồ đá và thời kỳ đồ đồng.
 	2./ Bài mới: 
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về luật xa gần.
GV Mọi vật trong không gian luôn thay đổi khi nhìn chúng theo luật xa gần vì thế chúng ta sẽ tìm hiểu để khi vẽ tranh bức tranh có không gian xa gần.
GV cho học sinh quan sát một số bức tranh thể hiện rõ LXG và đặt câu hỏi.
+ Vì sao vật này to rõ hớn vật kìa mặc dù chúng cùng kích thước, cùng loại?
HS
+ Vì sao con đường, hàng cây, dòng sông, lại có những chỗ to và chỗ nhỏ?
HS
+ Vì sao hình hộp khi thì là hình bình hành khi lại là hình hộp?
HS
+ Vì sao miệng bát khi thì là hình tròn khi lại là hình bầu dục?
HS
GV em có nhận xét gì về những cột ở gần và những cột ở xa?
HS 
+ Hình bức tượng, đường ray ở gần và ở xa như thế nào?
HS
GV kết luận ghi bảng.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về luật xa gần.
GV giới thiệu hai hình ở bộ đồ dùng dạy học hỏi:
+ Các hình này có đường nằm ngang không?
HS
+ Vị trí của các đường nằm ngang như thế nào?
HS đường nằm ngang thay đổi tuỳ theo vị trí của người nhìn.
GV minh hoạ hình hộp ở ba góc độ khác nhau( trên, dưới, ngang tầm mắt) 
+ Em thấy con đường , hàng cây càng xa thì như thế nào?
HS cây càng xa càng nhỏ và cuối cùng tụ tại một điểm.
GV kết luận ghi bảng.
I. Quan sát và nhận xét.
* Khái niệm.
- Luật xa gần hay còn gọi là luật viễn cận.
- Những vật cùng loại cùng kích thước theo LXG ta sẽ thấy:
+ Những vật ở gần thường to, cao,rộng và ... xây dựng Kim Tự Tháp ?
HS trả lời GV bổ sung
- Do tin ở sự bất diệt của linh hồn nên người Ai Cập cho rằng xây Kim Tự Tháp là nơi ở vĩnh hằng của các Pharaong (vua) và là điều kiện cho nghệ thuật ướp xác, tạc tượng
- GV: điêu khắc có có những tác phẩm tiêu biểu nào ?
HS trả lời
- GV: Về điêu khắc phát triển tương đối mạnh vậy thì hội hoạ của Ai Cập phát triển như thế nào ?
- HS: Tranh tường xuất hiện và có mặt ở khắp nơi.
- GV: Tranh vẽ trong giai đoạn này thường vẽ về đề tài gì?
- HS: Vẽ về các vị thần và người sáng lập ra thế giới.
I/. Sơ lược về mĩ thuật Ai Cập thời kỳ cổ đại
- Nằm bên bờ sông Nin thuộc châu phi cách đây 5000 năm
1/. Kiến trúc
- Có nhiều ngôi đền lộng lẫy 
- Những kim tự tháp đồ sộ 
- Kim tự tháp kê ốp cao138m đáy vuôngcó cạnh 225m
2/. Điêu khắc
- Có nhiều pho tượng đá đồ sộ tượng trưng cho quyền năng của linh hồn.
- Tượng nhân sư, hoàng hậu Ai Cập, Pharaong.
3/.Hội hoạ
- Tranh tường xuất hiện
- Tranh vẽ về các vị thần và người sáng lập ra thế giới.
Hoạt động 2:Tìm hiểu khái quát về Mĩ Thuật Hi Lạp thời kỳ cổ đại 
- GV: nêu vài nét về bối cảnh lịch sử đất nước Hi Lạp nhìn ra địa trung hải, sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ, có sự phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp nên Hi Lạp mới có thời kỳ hưng thịnh
- Người Hi Lạp về kiến trúc có gì khác với Ai Cập ?
HS trả lời
- Thời kì Hi Lạp cổ đại ngoài phù điêu, kiến trúc, điêu khắc còn có thêm hội hoạ và đồ gốm trong giai đoạn này phát triển như thế nào ?
HS trả lời:
+ Hội hoạ...
+ Đồ gốm...
II/. Sơ lược về mĩ thuật Hi Lạp thời cổ đại
1/. Kiến trúc
- Có nhiều công trình kiến trúc, phù điêu đồ sộ cụ thể là đền Pác-tê-nông
- Có nhiều kiểu cột ra đời sớm nhất, cổ nhất và hình dáng đơn giản nhất 
2/. Điêu khắc
có 3 nhà điêu khắc lớn:
+ Mi rông (người ném đĩa)
+ Po-li-det (Đô ri phom va đi a, duy man).
3/. Hội hoạ - gốm
a/. Hội hoạ
- Chủ yếu vẽ về đề tài thần thoại mang tính hiện thực sâu sắc và họ đã tìm ra tỷ lệ mẫu mực của con người.
b/. Đồ gốm
- Gắn liền với sự phát triển của hội hoạ có nhiều cách tạo dáng khác nhau, cách trình bày hình ảnh phong phú
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về Mĩ Thuật La Mã thời kỳ cổ đại
- GV: yêu cầu HS đọc tìm hiểu nội dung mục III SGK trả lời câu hỏi.
- Kiến trúc của La Mã khác với nền Ai Cập và Hi Lạp ở chỗ nào ?
- HS: Kiến trúc đô thị phát triển với kiểu nhà mái vòm
- Vì sao kiến trúc đô thị phát triển ?
- HS: họ đã tìm ra được xi măng
- GV: có những công trình lớn nào?
HS trả lời
- GV: điêu khắc trong giai đoạn này có gì đặc biệt ?
- HS: Tượng chân dung(hoàng đế La Mã)
Là nơi sinh ra tượng đài kỵ sĩ
III/. Sơ lược về mĩ thuật La Mã cổ đại
1/. Kiến trúc
- kiến trúc đô thị phát triển
- Họ đã sáng chế ra xi măng
- Đấu trường cô- li-đê, công trình khải hoàn môn
2/. Điêu khắc
- Tượng chân dung (hoàng đế La Mã) Ô guýt...
- Tượng đài kỵ sĩ nổi tiếng “Hoàng đế Mác-ô-ren trên lưng ngựa”
3/. Hội hoạ 
- Tranh tường xuất hiện hoạ sĩ vẽ theolối vẽ hiện thực
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV: đặt ra một số câu hỏi kiểm tra nhận thức của HS về 3 nền văn hoá: Ai Cập, Hi Lạp, La Mã cổ đại
IV/. Bài tập về nhà
- Học bài trong SGK
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học
- Chuẩn bị bài sau
 ***Rút kinh nghiệm
Tuần: Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
 Phân môn: Vẽ tranh
 Bài 30
đề tài thể thao văn nghệ
I/ Mục tiêu:	
1. Kiến thức: HS thêm yêu thích hoạt động văn nghệ thể thao, nâng cao nhận thức qua tranh vẽ.
2. Kỹ năng: HS vẽ được một bức tranh có nội dung về đề tài thể thao văn nghệ.
II/ Chuẩn bị
1/ Đồ dùng dạy học.
a.Giáo viên
Tranh về đề tài thể thao văn nghệ ở Bộ đồ DDH mĩ thuật 6.
Sưu tầm thêm tranh ảnh của hoạ sĩ và của học sinh năm trước.
b.Học sinh
Giấy, bút chì, tẩy.
2/ Phương pháp dạy học
 	Gợi mở,trực quan,luyện tập.
Tiến trình dạy học
1/ ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số HS và sự chuẩn bị của học sinh.
2./ Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu vài nét về mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại( 3 học sinh).
 	3./ Bài mới:
Trong một năm có rất nhiều những ngày lễ, hội được tổ chức ở khắp mọi nơi, những hoạt động này thường được lặp đi lặp lại nhiều lần vào các năm khác nhau nhưng nội dung của các hoạt động thì được thay đổi để gây sự chú ý và nâng cao tầm quan trọng của những ngày đó.Những ngày lễ, hội người ta thường thổ chứ các chò trơi, các tiết mục văn nghệ, thể thao rất đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Vậy để biết được sự đa dạng đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 30.
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
Gv thông qua ngày 26/3 vừa qua ai có thể kể tên các tiết mục văn nghệ và các tiết mục thể thao?
HS Các tiết mục văn nghệ: Múa hát, đánh đàn, vui chơi tập thể, đơn ca..
 Các tiết mục thể thao: nhảy xa, nhảy cao, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, nhảy dây, đẩy gậy, kéo co.
GV Yêu cầu 4-5 học sinh trả lời để nội dung của đề tài phong phú hơn .
Gv treo tranh cho học sinh quan sát gợi mở cho học sinh nhận xét về:
+ Bố cục.
+ đường nét.
+ hình mảng.
+ Màu sắc.
HS
GV Bổ sung chỉnh sửa.
I./ Tìm và chọn nội dung đề tài.
+ văn nghệ: Múa hát, đánh đàn, vui chơi tập thể, đơn ca..
+ thể thao: nhảy xa, nhảy cao, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, nhảy dây, đẩy gậy, kéo co.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh đã học ở các bài trước.
HS
GV bổ sung và minh hoạ theo các bước để học sinh hiểu sâu hơn.
+ tìm bố cục chung ta nên tìm bố cục chính trước kể cả đề tài văn nghệ hay thể thao, ta muốn nói lên điều gì trong tranh thì bố cục chính sẽ chứa nội dung đó.
+ Chọn những hình ảnh đẹp và tiêu biểu để đưa vào mảng chính.
+ Cách sắp xếp bố cục phải chặt chẽ không quá rối mắt hoặc lỏng lẻo..
+ Màu sắc cần sinh động tươi sáng, mạnh mẽ phù hợp với đề tài, vì đây là đề tài văn nghệ thể thao
II./ Cách vẽ tranh.
*Gồm 4 bmước:
+ Tìm và chọn nội dung của đề tài.
+ Tìm bố cục( Mảng chính và mảng phụ).
+ Vẽ hình vào mảng.
+ Tô màu.
Hoạt động 3: Hường dẫn học sinh làm bài.
GV đi từng ban quan sát từng học sinh làm bài để có phương pháp gợi mở đối với những học sinh còn bỡ ngỡ về:
+ Các tìm nội dung của đề tài( Chủ để của hoạt động).
+ Cách tìm bố cục và cách sắp xếp các mảng chính và mảng phụ cho phù hợp.
+ Hình ảnh khi đưa vào tranh đã phù hợp chưa.
+ Màu sắc thể hiện dã phù hợp với nội dung của hoạt động hay chưa.
III./ Luyện tập.
Em hãy thể hiện một bức tranh đề tài với nội dung về Văn nghệ - Thể thao mà em yêu thích hoặc đã được tham gia.
+ Bài vẽ được thực hiện trên khổ giấy A4.
+ Tự sắp xếp bố cục.
+ Màu sắc tô những màu tươi sáng( không sử dụng quá 5 màu).
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
GV gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Cách thể hiện nội dung của đề tài.
+ Tranh có bố cục như thế nào( hợp lý hay chưa hợp lý)
+ Hình ảnh khi đưa vào tranh như thế nào.
+ Màu sắc đã hợp lí với hoạt động chưa.
GV bổ sung nhận xét và xếp loại một số bài vẽ của học sinh.
IV./ Bài tập về nhà.
+ Hoàn thiện tiết bài tập ở lớp nếu như chưa xong.
+ Vẽ một bức tranh đè tài văn nghệ thể thao với nội dung khác nội dung đã học ở lớp.
+ Chuẩn bị bài sau.
** Rút khinh nghiệm:
Tuần: Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
 Phân môn: Vẽ trang trí
 Bài 31
Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa
I/ Mục tiêu:	
1. Kiến thức: HS Hiểu thêm về vẻ đẹp của trang trí ứng dụng.
2. Kỹ năng: HS Biết cách trang trí một chiếc khăn để đặt lọ hoa.
II/ Chuẩn bị
1/ Đồ dùng dạy học.
a.Giáo viên
Một số lọ hoa có hình dáng trang trí khác nhau.
Một số khăn trải bàn có hình trang trí.
Dụng cụ, kéo, hồ dán, thước, màu.
b.Học sinh
Giấy, bút chì, tẩy, que đo.
2/ Phương pháp dạy học
 	Quan sát,trực quan,luyện tập.
Tiến trình dạy học
1/ ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số HS và sự chuẩn bị của học sinh.
2./ Kiểm tra bài cũ: 
 	3./ Bài mới: Cuộc đời của một con người dù ngắn hay dài ai cũng có và được tham gia những cuộc vui, lễ hội, ngày sinh nhật, đám cưới, buổi họp mặt, ngày mừng thọ của ông bà, bố mẹ... Trong những ngày đó người ta thường trang trí những lọ hoa trên bàn tiệc, bàn tiếp khách để tạo cho các hoạt động đó thêm hiệu quả hơn, tạo lên một không khí thoải mái.. để tôn lên vẻ đẹp của lọ hoa người ta đã dùng những chiếc khăn nhỏ có trang trí những hoa văn, hoạ tiết. Vậy để trang trí được một chiếc khăn để đặt lọ hoa chúng ta cùng tìm hiểu bài 31.
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Gv đặt một số lọ hoa trên chiếc khăn có trang trí và một lọ hoa đặt trên bàn hỏi.
+ Em hãy quan sát hai lọ hoa trên đây và cho biết lọ hoa nào hấp dẫn hơn, thu hút người xem hơn?
HS lọ hoa đặt ttên chiếc khăn có trang trí hấp dẫn người xem hơn, đẹp hơn.
+ Vì sao nó lại ghây sự chú ý ?
HS Vì nó vừa đẹp vừa trang trọng..
+ Một lọ hoa nhỏ đặt trên một chiếc khăn to và ngược lại lọ hoa to đặt trên chiếc khăn nhỏ có phù hợp không?
HS Không phù hợp bởi vì chúng không cân đối với nhau vì thế nên khi chọn và sắp xếp lọ hoa cần chú ý hai đồ vật không quá to và cũng không quá nhỏ.
I./ Quan sát và nhận xét.
+ Chiếc khăn tôn lên vẻ đẹp và sự trang trong cho lọ hoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ trang trí có bản đã học.
HS
GV minh hoạ các bước lên bảng.
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước trang trí úng dụng.
HS
GV minh hoạ bảng
II./ Cách trang trí .
* trang trí cơ bản.
+ Kẻ các trục đối xứng
+ Phác mảng hoạ tiết.
+ Vẽ hoạ tiết vào mảng.
+ Tìm đậm nhạt và vẽ màu.
* trang trí ứng dụng.
+ Phác các mảng chính( sao cho phù hợp với hình đã chọn.
+ Vẽ hoạ tiết vào mảng.
+ Tìm đậm nhạt và vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV nêu yêu cầu .
+ Chúng ta có thể trang trí theo hai cách( trang trí theo cách trang ttrí cơ bản và trang trí theo cách trang trí ứng dụng.
+ Có thể vbẽ bằng chì sau đó tô màu hoặc bằng cách xé dán.
GV quan sát học sinh làm bài và gợi mở cho học sinh theo cách trang trí riêng của từng em.
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Trang trí cơ bản hoặc trang trí ứng dụng.
+ Cách sắp xếp hoạ tiết.
+ Tô màu
HS làm bài theo sự gợi mở cảu giáo viên.
III./ Lyuện tập.
Em hãy trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa
Hoạt động 4: Đánh gia kết quả học tập của học sinh.
GV chọn một số bài của học sinh từ T, K, Đ để hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét, về các tiêu chí.
+ Hình dáng chung.
+ Cách bố cục.
+ Cách sắp xếp các hoạ tiết.
+ Đường nét.
+ Màu sắc.
HS tự nhận xét, đánh giá và xếp loại bài vẽ của mình
IV./ Bài tập về nhà.
+ Hoàn thành tiếp bài tập ở lớp nếu như chưa xong.
+ Trang trí tiếp một chiếc khăn khác.
+ Chuẩn bị bài sau.
*** Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA MI THUAT 6.doc