Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 21: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 21: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

BÀI 20 : THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN

NÔNG SẢN

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích và các yêu cầu của phương pháp thu họach, bảo quản chế biến nông sản.

 * Trọng tâm: cả bài

 2. Kĩ năng:

-Vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình để bào quả, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm.

 3. Thái độ:

-Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt thất thoát trong thu họach.

II. Chuẩn bị của GV và HS

+ GV:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài rong SGK và SGV.

- Phóng to hình 31 ; 32 – SGK

- Tranh ảnh về các phương pháp thu hoạch thủ công và cơ giới.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 8335Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 21: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 .Tiết 21	Ngày dạy:03 / 01/14
BÀI 20 : THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và các yêu cầu của phương pháp thu họach, bảo quản chế biến nơng sản.
 	 * Trọng tâm: cả bài 
 2. Kĩ năng: 
-Vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình để bào quả, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm.
 3. Thái độ: 
-Cĩ ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt thất thốt trong thu họach.
II. Chuẩn bị của GV và HS
+ GV:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài rong SGK và SGV.
- Phóng to hình 31 ; 32 – SGK
- Tranh ảnh về các phương pháp thu hoạch thủ công và cơ giới.
+ HS:
- Đọc trước nội dung bài học
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
- Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?
- Hãy cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp tưới nước cho cây.
3. Các hoạt động dạy học:
Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Khâu kĩ thuật này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hóa. 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10 phút
10 phút
10 phút
I. Thu hoạch
1. Yêu cầu:
– Thu hoạch nhanh gọn, đúng độ chín, cẩn thận.
2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?
Tùy theo từng loại cây có các cách thu hoạch khác nhau như hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới.
II. Bảo quản
1. Mục đích:
Hạn chế hao hụt về số lượng và giảm chất lượng.
2.Các điều kiện để bảo quản tốt:
-Hạt phơi sấy khô.
-Rau quả sạch sẽ không giập.
-Kho cao ráo thoáng mát.
3.Phương pháp bảo quản:
-Bảo quản thông thoáng.
-Bảo quản kín.
-Bảo quản lạnh.
III. Chế biến
1. Mục đích:
Làm tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.
2.Phương pháp chế biến:
-Sấy khô.
-Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.
-Muối chua.
-Đóng hộp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thu hoạch
GV nêu BT: Cho các cây trồng ở những giai đoạn sau đây:
1. Lúa ở giai đoạn:
a. Hạt vừa và chắc.
b. Hạt chín, vàng đều.
c. Hạt chín, bông rủ.
2. Cải bắp ở các giai đoạn:
a. Vừa cuốn.
b. Vừa cuốn dầy.
c. Vừa cuốn, nứt đầu bắp.
3. Đậu xanh ở các giai đoạn:
a. Quả vàng đều.
b. Quả chuyển màu đen đều.
c. Quả vàng đen nứt vỏ.
Nên thu hoạch ở giai doạn nào sẽ có năng suất và chất lượng tốt nhất?
- Vì sao không thu hoạch ở những giai đoạn khác?
- Vậy thu hoạch nông sản phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Quan sát hình 31, điền tên các phương pháp thu hoạch và cho ví dụ loại cây trồng nào được thu hoạch theo các phương pháp trên?
- GDMT: khi thu hoạch nông sản cần đảm bảo thời gian cách li sau khi sử dụng thuốc hóa học. 
Hoạt động 2: Bảo quản nông sản
- Mục đích cảu bảo quản nông sản là gì?
- Để bảo quản tốt thì nôngsản phải đạt những điều kiện nào?
- Có những phương pháp nào để bảo quản hạt giống?
- Cơ sở chung của các phương pháp bảo quản nông sản?
- Bảo quản lạnh thường được áp dụng cho những loại nông sản nào?
Hoạt động 3: Chế biến nông sản
- Chế biến hạt giống nhằm mục đích gì?
- Hãy lấy vd chứng minh nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản nông sản?
-Hãy kể tên các loại rau quả thường sấy khô?
-Kể các lọai củ chế biến thành bột –tinh bột?
-Nêu các phương pháp muối chua.( kiến thức cũ).
-Hãy kể các loại nông sản muối chua? Ở gia đình em thường muối chua những loại nông sản nào?
-Hãy kể những nông sản đóng hộp?
- GDMT: cần tuân thủ các nguyên tắc VS ATTP
HS quan sát và suy nghĩ để trả lời.
1. b. Hạt chín, vàng đều.
2. b. Vừa cuốn dầy.
3. b. Quả chuyển màu đen đều.
- Vì khi thu hoạch non hay quá già sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng.
- Thu hoạch nhanh gọn, đúng độ chín, cẩn thận.
- Hình a: hái. Vd như đậu xanh, dưa leo, cà chua, búp chè
- Hình b: nhổ. Vd như cà rốt, đậu phộng, củ sắn
- Hình c: đào. Vd như khoai lang, khoai tây
- Hình d: cắt. Vd như hoa, lúa, bắp cải..
- Hạn chế hao hụt về số lượng và giảm chất lượng.
-Hạt phơi sấy khô.
-Rau quả sạch sẽ không giập.
-Kho cao ráo thoáng mát.
-Bảo quản thông thoáng.
-Bảo quản kín.
-Bảo quản lạnh.
- Hạn chế hoạt động sinh lí, sinh hóa, hạn chế sự phá hoại của nấm, vi sinh vật và côn trùng gây hại.
- Chủ yếu là rau, quả, hạt giống.
-Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.
- Cam, dâu chế biến thành xirô hoặc đóng hộp sẽ tăng chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản so với giữ quả ở dạng tươi.
-Nho, nhãn, tiêu, rong biển, các loại nấm..
-Củ sắn, mì, bắp
-Làm cho sản phẩm lên men nhờ hoạt động của vi sinh vật.
-Dưa giá, rau muống.
-Quả nho- chôm chôm- nhãn, vải
IV. CỦNG CỐ – HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
1.Tổngkếtbài học
- Thu hoạch sản phẩm phải đạt những yêu cầu nào?
- Nêu phương pháp bảo quản?
 2.Công việc về nhà: (2 phút)
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài 21: Luân canh, xen vụ, tăng vụ.
+ Thế nào là luân canh, xen vụ, tăng vụ?
+ Tác dụng của luân canh, xen vụ, tăng vụ?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 20-bai 20.doc