BÀI 55 (t1)
THU HOẠCH, BẢO QUẢN
VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN
I. Mục tiêu
Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Nêu đựơc lợi ích của các phương pháp thu hoạch tôm, cá.
- Phân biệt được 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
+ GV:
- Nghiên cứu nội dung bài học trong SGk và SGV
- Tranh ảnh các phương pháp thu hoạch tôm, cá.
+ HS:
- Đọc trước nội dung bài.
Tuần 35. Tiết 50 Ngày soạn:25/04/09 Lớp 7A1, 7A2 Ngày dạy: 28/04/09 BÀI 55 (t1) THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN I. Mục tiêu Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nêu đựơc lợi ích của các phương pháp thu hoạch tôm, cá. - Phân biệt được 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tiễn. II. Chuẩn bị: + GV: - Nghiên cứu nội dung bài học trong SGk và SGV - Tranh ảnh các phương pháp thu hoạch tôm, cá. + HS: - Đọc trước nội dung bài. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút - Muốn phòng bệnh cho tôm, cá theo em cần có biện pháp gì? - Kể tên một số loại cây cỏ dùng trị bệnh cho tôm, cá? 3. Các hoạt động dạy học: Muốn nâng cao hiệu quả của nghề chăn nuôi thủy sản thì công việc rất quan trọng là thu hoạch, bảo quản và chế biến sao cho sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và bán chạy trên thị trường. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 6 phút 10 phút 17 phút I. Thu hoạch Tôm, cá sau khi nuôi từ 4-6 tháng có thể cho thu hoạch. Có 2 phương pháp thu hoạch: 1. Đánh tỉa thả bù Là cách thu hoạch những các thể đã đạt chuẩn thực phẩm sau đó bổ sung con giống vào để đảm bảo mật độ nuôi. 2. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao Là cách thu hoạch triệt để a) Đối với cá: - Tháo bớt nước. - Kéo 2 đến 3 mẻ lưới - Tháo cạn nước bắt hết cá đạt chuẩn. Cá chưa đạt kích thước chuyển sang ao khác nuôi tiếp. b) Đối với tôm: - Tháo bớt nước, khi chỉ còn ngập 1/3 đống chà, dùng lưới vây quanh rồi dỡ chà bắt tôm. Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản Thủy sản sau khi nuôi một thời gian thì chúng ta cần phải tiến hành thu hoạch. - Vậy khi thu hoạch chúng ta cần phải đảm bảo những yêu cầu nào? - Từ thực tế gia đình em hãy cho biết tôm, cá nuôi bao lâu thì thu hoạch được và thu hoạch như thế nào? Hoạt động 2: Phương pháp thu hoạch đánh tỉa thả bù - Em hiểu thế nào là đánh tỉa thả bù? GV ví dụ: - Cá rô phi: 0,1kg/con - Cá trắm cỏ: 0,8 đến 1,5kg/con - Tôm sú, tôm càng xanh: 0,03 đến 0,075kg/con.. - Ưu điểm của phương pháp đánh tỉa thả bù là gì? Hoạt động 3: Phương pháp thu hoạch toàn bộ - Em hiểu thế nào là thu hoạch toàn bộ? - Từ thực tế gia đình em hãy cho biết cách thu hoạch triệt để ao nuôi cá? - Đối với tôm? Vậy khi thu hoạch toàn bộ có thể cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn, nhưng năng suất hạn chế. - Em hãy nêu ưu, nhựơc điểm của 2 phương pháp thu hoạch trên? - Nhanh gọn, thao tác nhẹ nhàng, thu hoạch đúng thời vụ. - Từ 4-6 tháng thì có thể thu hoạch. Có 2 phương pháp thu hoạch: đánh tỉa thả bù và thu hoạch toàn bộ. - Là cách thu hoạch những các thể đã đạt chuẩn thực phẩm sau đó bổ sung con giống vào để đảm bảo mật độ nuôi. - Thực phẩm tươi sống sẽ đựơc cung cấp thường xuyên và tăng năng suất cá nuôi lên 20%. - Là cách thu hoạch triệt để tôm, cá có trong ao nuôi. - Tháo bớt nước. - Kéo 2 đến 3 mẻ lưới - Tháo cạn nước bắt hết cá đạt chuẩn. Cá chưa đạt kích thước chuyển sang ao khác nuôi tiếp. - Tháo bớt nước, khi chỉ còn ngập 1/3 đống chà, dùng lưới vây quanh rồi dỡ chà bắt tôm. - PP đánh tỉa thả bù: tăng năng suất, cung cấp sản phẩm thường xuyên; tốn công. - PP thu hoạch toàn bộ: Cho sản phẩm tập trung, chi phí không lớn; năng suất hạn chế. 4. Tổng kết bài học: (4 phút) - Có những phương pháp thu hoạch thủy sản nào? - Thu hoạch toàn bộ và đánh tỉa thả bù, phương pháp nào tốt hơn? 5. Công việc về nhà: (2 phút) - Học bài. - Chuẩn bị phần tiếp theo: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản + Mục đích và các phương pháp bảo quản? + Mục đích và các phương pháp chế biến?
Tài liệu đính kèm: