Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 53 đến tiết 56

Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 53 đến tiết 56

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức

- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.

- Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức.

2 Kĩ năng .

- Biết nhân 2 đơn thức. Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.

3 Thái độ

- Học sinh cần tự giác, nghiêm túc trong học tập .

- Học sinh độc lập tư duy .

- Tư duy: Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ.

2.2. Học sinh: Đọc trước bài mới. Bài tập về nhà.

3. PHƯƠNG PHÁP :

 

doc 19 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 53 đến tiết 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết 53
Đ3: đơn thức
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức 
- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.
- Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức.
2 Kĩ năng .
- Biết nhân 2 đơn thức. Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.
3 Thái độ 
- Học sinh cần tự giác, nghiêm túc trong học tập .
- Học sinh độc lập tư duy .	
- Tư duy: Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ.
2.2. Học sinh: Đọc trước bài mới. Bài tập về nhà.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh , nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
- Gv hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. 
4. tiến trình bài dạy: 
4.1. ổn định chức lớp: (1') 
 – Kiểm tra sĩ số: ....................................................................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Hoạt động của thầy
+ HS1: 
? Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào ?
+ HS2:
- Làm bài tập 9 - tr29 SGK.
- GV nhận xét đánh giá và cho điểm 
Hoạt động của trò
+ HS1: 
- Lên bảng phát biểu như phần in nghiêng trong sgk/28.
+ HS2:
- Bài tập 9(sgk/29).
Thay x = 1, y =1/2 vào biểu thức x2y3 + xy ta có: 12.
Vậy giá trị của biểu thức x2y3 + xy tại :
x = 1, y =1/2 là 5/8 
- Hs dưới lớp cùng làm và nhận xét
4.3. Giảng bài mới 
ĐVĐ (1’): Những biểu thức như thế nào thì được gọi là đơn thức. Đơn thức thu gọn là gì, bậc của đơn thức là gì, cách nhân hai đơn thức. Đó là nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Đơn thức (9’)
- Giáo viên đưa ?1 trên bảng phụ, bổ sung thêm 9; ; x; y
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo yêu cầu của SGK.
- Giáo viên thu bảng phụ của một số nhóm.
- GV: các biểu thức như câu a gọi là đơn thức.
? Thế nào là đơn thức.
? Lấy ví dụ về đơn thức.
? Theo em số 0 có phải là đơn thức không
? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Giáo viên đưa bài 10-tr32 trên bảng phụ.
- GV chốt: Đơn thức chỉ gồm một số, hoặc 1 biến hoặc một tích giữa các số hay và các biến.
HĐ2:. Đơn thức thu gọn
 (10’)
- Gv ghi bảng đơn thức 10x6y3 và hỏi :
? Trong đơn thức trên gồm có mấy biến
 ? Các biến có mặt bao nhiêu lần và được viết dưới dạng nào.
- Gv thông báo đó gọi là đơn thức thu gọn
- Giáo viên nêu ra phần hệ số.
? Thế nào là đơn thức thu gọn.
? Đơn thức thu gọn gồm mấy phần.
? Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú ý.
? Quan sát ở câu hỏi 1, nêu những đơn thức thu gọn.
- Gv chốt lại thế nào là đơn thức thu gọn
? Vậy tổng số mũ của các biến gọi là gì . Ta sang phần 3 
HĐ3: Bậc của đơn thức (6’)
- Gv : Cho đơn thức 10x6y3
? Chỉ ra các biến trong đơn thức trên
? Xác định số mũ của các biến.
? Tính tổng số mũ của các biến.
- Giới thiệu cho HS: 9 là bậc của đơn thức 10x6y3
? Vậy thế nào là bậc của đơn thức.
- Giáo viên thông báo:
+ Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0.
+ Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
- Gv chốt lại thế nào là bậc của đơn thức.
 HĐ 4: Nhân hai đơn thức 
(6’)
- Giáo viên cho biểu thức
A = 32.167
B = 34. 166
- Giáo viên yêu cầu học sinh tính A.B.
- Bằng cách tương tự ta có thể nhân hai đơn thức.
? Muốn nhân 2 đơn thức ta làm như thế nào.
- Yêu cầu HS đọc chú ý trong sgk.
- Cho hs vận dụng làm ?3 
- Gv cùng hs nhận xét, đánh giá
- Gv chốt lại cách nhân hai đơn thức
- HS: Học sinh làm theo yêu cầu của SGK.
- Học sinh hoạt động theo nhóm, làm vào bảng phụ.
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- 3 học sinh trả lời.
- 3 học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng:
Số 0 cũng là một đơn thức
Vì 0 là một biểu thức số 
- HS: Học sinh làm ?2
- Học sinh đứng tại chỗ làm.
- HS nghe và ghi nhớ
- Hs theo dõi và trả lời
- Đơn thức gồm 2 biến:
+ Mỗi biến có mặt một lần.
+ Các biến được viết dưới dạng luỹ thừa.
- Hs nghe, trả lời câu hỏi
- Hs nghe, ghi nhớ
-HS: 3 học sinh trả lời miệng khái niệm
-HS: Gồm 2 phần: hệ số và phần biến.
- 3 học sinh lấy ví dụ và chỉ ra phần hệ số, phần biến.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh: 4xy2; 2x2y; -2y; 9
- Hs cả lớp cùng nghe và ghi nhớ
- Hs chuyển mục 3
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Tổng số mũ: 6 + 3 = 9
- HS nghe và ghi nhớ.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh chú ý theo dõi.
- Hs cả lớp chú ý nghe, ghi nhớ, vận dụng làm bài tập
- Học sinh lên bảng thực hiện phép tính A.B
- 1 học sinh lên bảng làm.
- HS nghe và thực hiện.
- 2 học sinh trả lời.
- HS đọc chú ý trong sgk.
- Hs vận dụng làm ?3 
- Hs nhận xét, chữa bài vào vở
- Hs cả lớp cùng nghe, ghi nhớ, vận dụng làm bài tập.
1. Đơn thức 
?1
+ Nhóm1: Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ: 3 – 2y; 10x + y; 5(x + y).
+ Nhóm2: Các biểu thức còn lại: 9; ; x; y
* Định nghĩa: SGK
Ví dụ: 2x2y; ; x; y ...
*/ Chú ý: 
- Số 0 cũng là một đơn thức và gọi là đơn thức không.
?2 
Bài tập 10-tr32 SGK
Bạn Bình viết sai 1 ví dụ: 
(5-x)x2 đây không phải là đơn thức.
2. Đơn thức thu gọn
*/Xét đơn thức 10x6y3
 Gọi là đơn thức thu gọn
10: là hệ số của đơn thức.
x6y3: là phần biến của đơn thức.
*/ Khái niệm: (sgk/31).
+ Chú ý: (sgk/31)
3. Bậc của đơn thức 
+ Cho đơn thức 10x6y3
Tổng số mũ của các biến là: 6 + 3 = 9
Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho.
*/ Định nghĩa: SGK/ 31
*/ Chú ý :
- Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0.
- Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
4. Nhân hai đơn thức 
* Cho hai biểu thức số: 
A. B = (32.167)( 34. 166)
 = 36.1613
*/ Ví dụ: Tìm tích của 2 đơn thức 2x2y và 9xy4
Giải:
(2x2y).( 9xy4)
= (2.9).(x2.x).(y.y4)
= 18x3y5.
*/ Chú ý: (sgk/ 32)
?3 
 (-x3 ).(-8xy2) = . (x3.x.y2) = 2x4y2
4.4. Củng cố: (5')
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho HS làm bài tập 13 (sgk/32).
- Gọi 2HS lên bảng làm.
- Cho HS dưới lớp làm vào vở.
- GV sửa chữa bài làm cho HS.
- Cho HS cả lớp làm bài tập 14(sgk/32)
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết 3 đơn thức thoả mãn đk của bài toán.
? Nêu các kiến thức cần nhớ trong bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm đã học trong bài.
- Gv chốt lại các kiến thức đã học
Bài tập 13-tr32 SGK 
 Vậy đơn thức có bậc là 7
có bậc là 12.
Bài tập 14-tr32 SGK
- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của GV.
- Hs cả lớp cùng nghe, ghi nhớ
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(2')
- Học bài theo vở ghi và SGK.
- Làm các bài tập 14; 15; 16; 17; 18 (tr11, 12-SBT)
- Đọc trước bài ''Đơn thức đồng dạng''
- HD bài 14: (sbt/ 11)
+ Xét tích xy tại x = -1; y = 1
+ Giả sử đơn thức tìm được là axy (a là hệ số; x, y là phần biến) x.y = (-1).1 = -1
 => axy = 9 tại x = -1; y = 1=> a =?
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 54 
Đ4: đơn thức đồng dạng
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức 
- Học sinh nắm được khái niệm 2 đơn thức đồng dạng, nhận biết được các đơn thức đồng dạng.
- Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
1.2. Kĩ năng .
- Rèn kĩ năng cộng trừ đơn thức.
1.3. Thái độ 
	- Học sinh cần tự giác, nghiêm túc trong học tập .
	- Học sinh độc lập tư duy .	
- Tư duy: Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.
2. Chuẩn bị
+ Giáo viên: Phấn mầu, máy chiếu
+ Học sinh: Bài tập về nhà, đọc trước bài mới.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ,
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
- Gv hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. 
4. Các hoạt động dạy học: 
4.1 Tổ chức lớp: (1'): - Kiểm tra sĩ số:7A1..............................7A2.................................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
4.2. Kiểm tra bài cũ: (6') 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gv đưa đề bài lên máy chiếu
Gọi lần lượt 2HS lên bảng.
Bài tập 1: Cho đơn thức 3x2yz
a, Xác định hệ số, phần biến, bậc của đơn thức. 
b, Hãy viết 3 đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho. 
c, Hãy viết 3 đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức thức đã cho.
Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức sau tại x=2, y=-1
- Gv chốt lại cho hs các kiến thức đã vận dụng vào bài tập trên
- GV nhận xét và cho điểm 
- 2HS lần lượt lên bảng.
*/ HS1: 
Bài tập 1:
a,- hệ số: 3
 -Phầnbiến:x2yz
 - Bậc của đơn thức : 4
b, c: Tuỳ hs
Hs2: Bài tập 2: Tính:
Giải:
Thay x=2; y=-1 vào biểu thức ta có:
- HS cả lớp cùng làm và nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
4.3. Giảng bài mới :
- ĐVĐ (1’): Các biểu thức có phần biến giống phần biến ở bài tập 1 gọi là các đơn thức đồng dạng. Vậy thế nào là các đơn thức đồng dạng và có cách nào để làm bài 2 nhanh hơn không? Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Thế nào là đơn thức đồng dạng (10’)
- Giáo viên đưa ?1 lên trên bảng phụ. 
- Cho hs tự làm 
 Các đơn thức của phần a là đơn thức đồng dạng.
? Thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
- Gv ghi bảng tóm tắt khái niệm
? Hãy lấy 3VD về hai đơn thức đồng dạng.
? Theo em các số khác 0 có phải là các đơn thức đồng dạng không
? Vì sao
? Cho ví dụ minh hoạ
- GV giới thiệu cho HS chú ý sgk/33
- Giáo viên đưa nội dung ?2 lên màn chiếu
? Vậy để nhận biết hai đơn thức đồng dạng ta cần quan tâm đến yếu tố nào
- Cho hs làm bài tập củng cố trên màn chiếu
? Giải thích tại sao sai
- GV chốt lại cho HS khái niệm
- HĐ2: Cộng trừ các đơn thức đồng dạng 
(10’) 
- Giáo viên cho học sinh làm ví dụ SGK.
? Dựa vào kiến thức nào để ta tính tổng hai biểu thức số trên
- Tương tự có thể thực hiên cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng
- Đưa lên màn chiếu các ví dụ và yêu cầu hs thực hiện
? Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào.
- Chốt lại cho HS cách cộng hai đơn thức đồng dạng. Đó là việc thu gọn đơn thức
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?3
Bổ sung:
Tính giá trị của biểu thức
tại x=2; y=-1 (bằng hai cách)
- Gv đưa 2 cách giải lên máy chiếu cho hs nhận xét
? Cách giải nào nhanh hơn
? Vậy trước khi tính giá trị biểu thức ta nên làm gì
? Để thu gọn các đồng thức đồng dạng ta áp dụng kiến thức nào
- Chốt lại:
 HĐ3: Thi viết nhanh (7’)
- Giáo viên đưa nội dung luật chơi lên màn chiếu
- Sau 5 phút nhận xét và đánh giá bài làm của 3 đội
HĐ4: Luyện tập (5’)
- Gv đưa đề bài 15 lên màn chiếu
- Gv gọi một hs lên bảng trình bày, yêu cầu dưới lớp cùng làm và nhận xét
- Gv đưa bài giải chuẩn lên màn
- Gv chốt lại
- HS làm ?1
- Hs cùng nghe, trả lời khái niệm
- Học sinh theo dõi và nhận xét
- HS tự lấy VD
- Các số khác 0 là các đơn thức đồng dạng. 
+Vì số thực khác 0 là đơn thức bậc 0 
VD: Số 2 và -5 có thể viết dưới dạng hai đơn thức đồng dạng là 2x0y0và
- 5x0y0
- Quan tâm đến hệ số khác 0 và có cùng phần biến
- Hs quan sát và trả l ... ư duy: Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ.
2.2. Học sinh: Bài tập về nhà.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh , nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
- Gv hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. 
4. Các hoạt động dạy học: 
4.1. Tổ chức lớp: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7A1.............................................7A2....................................................
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
4.2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15')
Đề bài
Đáp án
Bđiểm
Câu 1:
a) Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng ?
b) Các cặp đơn thức sau có đồng dạng hay không ? Vì sao.
Câu 2: 
Tính tổng và hiệu các đơn thức sau:
Câu 1:
a/ Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
b/ Cặp thứ nhất và cặp thứ hai đồng dạng 
vì có hệ số khác 0 và có cùng phần biến
Câu 2: 
Ta có:
2
2
2
1
1
1
1
4.3. Giảng bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Chữa bài tập (10’) 
- Cho hs làm bài 19 
(sgk/ 36)
- GV: Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ đọc đầu bài.
? Muốn tính được giá trị của biểu thức tại x = 0,5; y = 1 ta làm như thế nào.
- Gọi 1 hs lên bảng trình bày
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn sửa chữa, yêu cầu học sinh làm như bên.
? Còn có cách tính nào nhanh hơn không.
- Yêu cầu hs tự làm cách 2 như bên
HĐ2 : Bài tập luyện
( 14’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu bài và hoạt động theo nhóm khoảng 3’
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
- Gv cùng hs nhận xét, đánh giá hoạt động các nhóm
-GV cho hs hoạt động cá nhân làm tiếp bài 22/ sgk: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
? Để tính tích các đơn thức ta làm như thế nào.
? Thế nào là bậc của đơn thức.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm.
- Cho HS dưới lớp làm vào vở.
- NX, sửa chữa bài làm của bạn trên bảng.
- Giáo viên đưa ra bảng phụ nội dung tập 23 (tr36-SGK)
- Cho HS cả lớp trao đổi để làm bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một câu.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn sửa chữa, yêu cầu học sinh làm như bên.
( chú ‏‎ý câu c học sinh có nhiều cách làm khác)
- Gv cùng hs nhận xét và chốt lại các dạng toán đã làm
- HS: Học sinh đứng tại chỗ đọc đầu bài.
- Ta thay các giá trị x = 0,5; y = 1 vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
- HS: 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS: đổi 0,5 = 
- Hs tự trình bày cách 2
- Các nhóm làm bài bảng phụ.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm nhận xét, chữa bài vào vở
- HS: Học sinh đọc đề bài.
- HS1: 
+ Nhân các hệ số với nhau
+ Nhân phần biến với nhau.
- HS: Là tổng số mũ của các biến.
- HS2: học sinh lên bảng làm.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát đề bài GV ghi trên bảng phụ.
- HS cả lớp trao đổi để làm bài tập.
- 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một câu.
- Học sinh cùng GV nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Hs cùng nghe, ghi nhớ
Bài tập 19 (tr36-SGK)
Tính giá trị biểu thức: 16x2y5-2x3y2 
Cách 1:
. Thay x = 0,5; y = -1 vào biểu thức ta có:
Cách 2 :
. Thay x = ; y = -1 vào biểu thức ta có:
Bài tập 20 (tr36-SGK)
Viết 3 đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y rồi tính tổng của cả 4 đơn thức đó.
Bài tập 22 (tr36-SGK)
Đơn thức có bậc 8
Đơn thức bậc 8
Bài tập 23 (tr36-SGK)
a) 3x2y + 2 x2y = 5 x2y
b) -5x2 - 2 x2 = -7 x2
c) 3x5 + - x5 + - x5 = x5 
4.4. Củng cố: (3')
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Học sinh nhắc lại: 
? Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng, qui tắc cộng trừ đơn thức đồng dạng.
? Tính giá trị của một biểu thức đại số ta cần lưu ý điều gì?
- GV chốt lại cho HS các dạng bài tập đã chữa.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng
+ Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
+ Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
+ Trước khi tính giá trị của biểu thức, ta nên thu gọn bt đó bằng cách cộng trừ các đơn thức đồng dạng rồi mới tính gt của biểu thức.
- HS nghe và ghi nhớ.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(2')
 	- Xem lại các dạng bài tập đã chữa.
- Ôn lại các phép toán của đơn thức.
- Làm các bài 19-23 (tr12, 13 SBT)
* Hướng dẫn bài 21(SBT- 21):
áp dụng qui tắc cộng hai đơn thức đồng dạng, và thực hiện các phép tính
- Đọc trước bài : “Đa thức”.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 56
Đ5: Đa thức
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức 
- Học sinh nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể.
1.2. Kĩ năng .
- Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.
1.3. Thái độ 
	- Học sinh cần tự giác, nghiêm túc trong học tập .
	- Học sinh độc lập tư duy .
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ.
2.2. Học sinh: Đọc trước bài mới, làm bài tập về nhà.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh 
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
- Gv hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. 	
4. Các hoạt động dạy học: 
4.1. Tổ chức lớp: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7A1.............................................7A2....................................................
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5') 
(Giáo viên treo bảng phụ có nội dung kiểm tra bài cũ như sau)
Bài tập : Viết biểu thức biểu thị số tiền mua
a) 5 kg gà và 7 kg ngan
b) 2 kg gà và 3 kg ngan
Biết rằng, giá gà là x (đ/kg); giá ngan là y (đ/kg)
( Yêu cầu HS lên bảng thực hiện)
Bài làm:
a, Biểu thức: 5x + 7y
b, Biểu thức: 2x + 3y
- Gv cùng hs nhận xét, đánh giá cho điểm 
=> Đặt vấn đề vào bài mới: Các biểu thức trên gọi là các đa thức. Vậy thế nào là đa thức. Đó là nội dung bài học hôm nay.
4.3.Giảng bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ1:Đa thức (5’)
- Cho HS nghiên cứu mục 1 trong (sgk/36)
? Lấy ví dụ về đa thức.
? Thế nào là đa thức.
- Cho HS đọc khái niệm trong sgk/37.
- Giáo viên giới thiệu về hạng tử.
? Tìm các hạng tử của đa thức trên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
- Gọi vài HS lấy VD về đa thức và chỉ rõ các hạng tử của chúng.
- Giáo viên nêu ra chú ý:
Mỗi đơn thức được coi là một đa thức
- Yêu cầu hs tự đoc sgk/ 37
- Gv chốt lại thế nào là đa thức
? Ta đã biết thu gọn một đơn thức. Vậy có thể thu gọn một đơn thức hay không
- HĐ2:Thu gọn đa thức. (11’)
- Giáo viên đưa ra đa thức như bên
? Tìm các hạng tử của đa thức.
? Tìm các hạng tử đồng dạng với nhau.
? Hãy áp dụng tính chất kết hợp và giao hoán, em hãy cộng các hạng tử đồng dạng đó lại.
? Còn có hạng tử đồng dạng nữa không.
 gọi là đa thức thu gọn
- GV: sau khi cộng ta thấy không còn hạng tử nào đồng dạng. ta gọi là đa thức đã được thu gọn
? Vậy thu gọn đa thức là gì.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2
- Gọi 1HS lên bảng làm.
+ Lưu ý: Có những hạng tử nào đồng dạng thì nhóm vào một nhóm.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn HS làm như bên.
- Gv chốt lại cho hs cách thu gọn một đa thức
? Muốn tìm bậc của đa thức ta làm như thế nào, ta sang mục 3
HĐ3: Tìm Bậc của đa thức (10’)
? Bậc của đơn thức là gì 
? Tìm bậc của các hạng tử có trong đa thức trên.
- Gv giới thiệu : 7 là bậc của đa thức
? Vậy bậc của đa thức là gì.
- GV đưa k/n lên bảng phụ, yêu cầu hs nhắc lại
- Yêu cầu hs đọc chỳ ý/ (sgk/38)
- Giáo viên cho Hs làm ?3 theo nhóm khoảng 5’
(học sinh có thể không đưa về dạng thu gọn - giáo viên phải sửa)
- Nhận xét, sửa chữa bài làm cho các nhóm.
- Lưu ‏‎ý hs cần phải thu gọn đa thức trước khi tìm bậc
? Hãy so sánh khái niệm bậc của đơn thức với bậc của đa thức
- Gv chốt lại cho hs cách tìm bậc của đa thức và phân biệt với cách tìm bậc của đơn thức
Hoạt động của trò
- HS nghiên cứu mục 1 trong (sgk/36)
- HS: 3 học sinh lấy ví dụ.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- 2 HS đọc khái niệm trong sgk/36
- Học sinh chú ý theo dõi.
- Hs đứng tại chỗ trả lời miệng
- HS làm ?1 (sgk/37)
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
- HS lần lượt lấy VD và chỉ ra hạng tử của chúng.
- HS đọc chú ý trong sgk.
- Hs cùng nghe, ghi nhớ
- Hs suy nghĩ, chuyển mục 2
- HS: có 7 hạng tử.
-HS: hạng tử đồng dạng: và 3; 
-3xy và xy; -3 và 5
- HS: 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh trả lời.
- Nghe và ghi nhớ.
- HS: Là cộng các hạng tử đồng dạng lại với nhau.
- HS: Học sinh làm ?2
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng làm.
- HS nghe và thực hiện.
- HS cùng GV chữa bài làm của bạn.
- Hs cùng nghe, ghi nhớ
- Hs suy nghĩ, ghi bài
- Hs trả lời miệng
- HS: hạng tử x2y5 có bậc 7
hạng tử -xy4 có bậc 5
hạng tử y6 có bậc 6
hạng tử 1 có bậc 0
- HS: Là bậc cao nhất của hạng tử.
- HS nhắc lại k/n.
- Hs đọc chỳ ý/ (sgk/38)
- Hs làm ?3
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- HS cùng GV sửa chữa bài làm của nhóm trên bảng.
- Cả lớp cùng nghe, ghi nhớ
- Hs trả lời miệng để từ đó không bị nhầm
- Hs cùng nghe, ghi nhớ kiến thức trọng tâm, để vận dụng vào làm bài tập
Ghi bảng
1. Đa thức 
*/ Ví dụ:
*/ K/n: (sgk/37)
- Ta có thể kí hiệu các đa thức bằng các chữ cái in hoa: A, B, M, N...
Ví dụ:
P = 
?1
ví dụ: A = 5x + 7y
có 2 hạng tử: 5x và 7y
* Chú ý: SGK/37 
2. Thu gọn đa thức. 
*/ Xét đa thức:
?2
3. Bậc của đa thức 
Cho đa thức 
 bậc của đa thức M là 7
*/ K/n:(sgk/38)
*/chỳ ý:(sgk/38)
?3
Đa thức Q có bậc là 4
4.4. Củng cố: (12')
Bài tập 24 (tr38-SGK) (Cho HS lên bảng làm)
a) Số tiền mua 5 kg táo và 8 kg nho là 5x + 8y
5x + 8y là một đa thức.
b) Số tiền mua 10 hộp táo và 15 hộp nho là: (10.12)x + (15.10)y = 120x + 150y; 120x + 150y là một đa thức.
Bài tập 25 (tr38-SGK) (2 học sinh lên bảng làm)
a) b) 
Đa thức có bậc 2 Đa thức có bậc 3
? Thế nào là một đa thức? Cho VD.
? Bậc của đa thức là gì? Muốn tìm bậc của đa thức ta làm như thế nào?
(Yêu cầu HS đứng tị chỗ trả lời miệng)
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(1')
- Học sinh học theo SGK
- Làm các bài 26, 27 (tr38 SGK)
- Làm các bài 24 28 (tr13 SBT)
- Đọc trước bài ''Cộng trừ đa thức''
- Ôn lại các tính chất của phép cộng các số hữu tỉ.
- HD bài 27(sgk/38). 
? Trước khi tính giá trị của biểu thức P ta phải làm gì?
? Có nên thay giá trị của các biến vào biểu thức hay không?
5. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53 -56.doc