Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc (tiếp)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc (tiếp)

Biết khái niệm hai đường thẳng vuông góc

Biết dùng eke vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

II- CHUẨN BỊ:

Thước, êke, bảng phụ, phấn màu, giấy rời. Sgk, êke, giấy rời, thước có chia khoảng.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Bài cũ: Nêu định nghĩa, tính chất của hai góc đối đỉnh.

 Áp dụng: Vẽ = 900. Vẽ đối đỉnh với .

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
I- MỤC TIÊU: 
Biết khái niệm hai đường thẳng vuông góc 
Biết dùng eke vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. 
II- CHUẨN BỊ: 
Thước, êke, bảng phụ, phấn màu, giấy rời. Sgk, êke, giấy rời, thước có chia khoảng. 
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Bài cũ: Nêu định nghĩa, tính chất của hai góc đối đỉnh.
 Áp dụng: Vẽ = 900. Vẽ đối đỉnh với . 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Cho cả lớp làm ?1 Sgk/ 83 
Lấy giấy chuẩn bị sẵn gấp như hình 3 Sgk/ 84 
Trải phẳng giấy đã gấp rồi dùng thước và bút vẽ các đường thẳng theo nếp gấp, quan sát nếp gấp và góc tạo thành bởi các nếp gấp đó là hình ảnh gì? 
Yêu cầu hsinh dùng cách suy luận để chứng tỏ = 900 thì 900 
Vậy thế nào là hai góc đường thẳng vuông góc? 
Giới thiệu ký hiện hai đường thẳng vuông góc 
GV nêu các cách diễn đạt về hai đường thẳng vuông góc. Yêu cầu H nhắc lại. 
Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm ntn?
Cho hsinh làm ?3 Sgk/ 84.
Cho hsinh đọc đề ?4 Sgk/ 84 và thực hiện theo nhóm đã phân công. Đại diện nhóm lên vẽ hình.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Theo em có mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc với a?
Từ đó ta thừa nhận tính chất: Có .. trước.
Cả lớp vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ trung điểm O của AB. Qua O vẽ đường thẳng xy vuông góc với AB.
Gọi 1 hsinh lên bảng vẽ hình.
Gviên giới thiệu xy là đường trung trực của AB.
Vậy đường trung trực của 1 đoạn thẳng là gì? ( Nhấn mạnh 2 đkiện: vuông góc, đi qua trung điểm)
Giới thiệu điểm đối xứng
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc:
a) Định nghĩa: 
Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông gọi là hai đường thẳng vuông góc. 
b) Kí hiệu: ^ : vuông góc
 xx’ ^ yy’ 
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc:
Hình 5 Sgk/ 85: Trường hợp điểm O nằm trên a 
Hình 6 Sgk/ 85: Trường hợp điểm O nằm ngoài 
a Tính chất: 
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua O và vuông góc với đường thẳng a 
3. Đường trung trực của đoạn thẳng:
Định nghĩa: Sgk/ 85
xy là đường trung trực của AB
 xy ^ AB tại O và OA= OB
Chú ý: Khi xy là đttrực của AB thì Avà B đxứng nhau qua xy
3. Cũng cố: 
Nhắc lại định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng. Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
Cho hsinh làm bài 11, 12 Sgk/ 86
Cho hsinh làm bài 13, 15 Sgk/ 86 theo nhóm đã phân công. Đại diện nhóm trả lời.
Cho hsinh đọc đề bài 14 Sgk/ 86. 
 Gọi 1 hsinh lên vẽ hình và trình bày cách vẽ. Cả lớp theo dõi nhận xét.
4. Dặn dò:
Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng và tính chất được thừa nhận Sgk/ 85; 86.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hai đường thẳng vuông góc( bài 16, 17 Sgk/ 87, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng
Làm bài 18, 19, 20 Sgk/ 87
 10, 11 SBT/ 75 
Tiết sau học “Luyện tập”
RÚT KINH NGHIỆM:.
.
.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docH7 - 3.doc