Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 53: Đơn thức

Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 53: Đơn thức

I/ Mục tiêu :

1/ Về kiến thức:

* Nhận biết một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.

*Biết thu gọn đơn thức; phân biệt hệ số, phần biến của đơn thức. tính tích các đơn thức

2/Về kĩ năng:

* Học sinh biết thu gọn đơn thức; phân biệt hệ số, phần biến của đơn thức.

3/Về tư duy,thái độ:

*Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác, linh hoạt trong tính toán ,hứng thú trong học toán

II / Chuẩn bị:

1)Giáo viên:

-Thiết kế các phiếu học tập số 1; 2; 3

-Phiếu điền khuyết ở phần cũng cố bài

-Lớp học chia làm 6 nhóm

-Bảng phụ

2)Học sinh:

-Ôn kiến thức: Luỹ thừa. xem trước bài. MTBT

-Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận

III / Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 53: Đơn thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53_Tuần 26/HK2 ĐƠN THỨC
Ngày soạn: 15 / 02 / 2011 Gv:Nguyễn Hoàng Tịnh Thuỷ 
I/ Mục tiêu :
1/ Về kiến thức: 	
* Nhận biết một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.
*Biết thu gọn đơn thức; phân biệt hệ số, phần biến của đơn thức. tính tích các đơn thức
2/Về kĩ năng:
* Học sinh biết thu gọn đơn thức; phân biệt hệ số, phần biến của đơn thức.
3/Về tư duy,thái độ:
*Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác, linh hoạt trong tính toán ,hứng thú trong học toán
II / Chuẩn bị:
1)Giáo viên: 
-Thiết kế các phiếu học tập số 1; 2; 3
-Phiếu điền khuyết ở phần cũng cố bài
-Lớp học chia làm 6 nhóm
-Bảng phụ 
2)Học sinh:
-Ôân kiến thức: Luỹ thừa. xem trước bài. MTBT 
-Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận
III / Kiểm tra bài cũ:
a/ Giá trị của biểu thức đại số là gì?
b/ Muốn tính giá trị của biểu thức đại số ta phải làm gì? 
 Tính giá trị biểu thức x2 + 2x – 1 khi x = -1
IV/ Tiến trình bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Họat động 1: Đơn thức 
Chiếu ?1 trang 30/SGK
Chia lớp làm 2 nhóm: 
Nhóm 1: Tìm các BTĐS có chứa phép cộng phép trừ
Nhóm 2: Tìm các BTĐS còn lại
GV xem và nhận xét đúng, sai
GV: Các biểu thức ở nhóm 2 là đơn thức
Vậy đơn thức là gì? Cho vài hs tìm ví dụ Gv treo bảng phụ bài 10 và 11 trang 32
-Gọi HS đọc đề
-Y/c HS trả lời miệng
-Theo em,số 0 có là đơn thức không? Vì sao? Cho HS đọc phần chú ý
Họat động 2: Đơn thức thu gọn
Xét đơn thức sau:10 x6y3 có mấy biến? Viết dưới dạng nào?
Ta nói10x6y3 là đơn thức thu gọn
 Vậy phần hệ số là phấn nào?
Vậy biến số là phần nào?
GV trình bày khái niệm một đơn thức thu gọn và phần chú ý như SGK
Họat động 3: Bậc của đơn thức
Đơn thức 2x5y3z thu gọn chưa?
Tổng số mũ các biến là : 5+3+1=9
Ta nói đơn thức có bậc 9
Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0?
Số thực khác 0 có bậc mấy ?
Số 0 có bậc mấy?
Họat động 4: Tích các đơn thức
GV đưa vd. Gọi HS nhận xét cách làm 
HS làm ?3 sgk trang 32
Hoạt động nhóm:
HS làm theo nhóm,thi đua. 
HS nhận xét,đánh giá (chéo)
HS thực hiện theo y/c
HS: BT 10:BTĐS đầu tiên sai
BT 11: câu b; c là đơn thức 
HS: số 0 là đơn thức vì số 0 là 1 số 
HS: Có 2 biến x y xuất hiện một lần dưới dạng một luỹ thừa với số mũ nguyên dương.
HS: Đơn thức 2x5y3z thu gọn
HS trả lời
HS: Để nhân hai đơn thức, ta nhân hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau 
2 HS lên bảng
HS nhận xét
1/ Đơn thức
Đơn thức là một BTĐS gồm một số, hoặc một biến , hoặc một tích giữa các số và các biến
Vd: 9 ;; x ; y ; 2x3y; -xy2z5
Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không
2/ Đơn thức thu gọn
Là đơn thức chỉ gồm tích của 1 số với các biến,mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với sô mũ nguyên dương.
 VD: 10 x6y3 
Hệ số Phần biến số
3 / Bậc của đơn thức 
Bậc của đơnthức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó
Số thực khác 0 có bậc không.
Số 0 không có bậc .
4/ Nhân hai đơn thức
Vd :Tính (2x2y).(9xy4)
= (2.9).( 2x2y).( 9xy4)
= 18.(x2x).(yy4)
= 18x3y5
Chú ý *Để nhân hai đơn thức, ta nhân hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau 
*Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn 
V/Đánh giá kết thúc bài học,giao nhiệm vụ về nhà:
*Nhận xét đánh giá giờ học,động viên nhắc nhở HS 
*Hướng dẫn BTVN: a/ Học bài .
 b/ Làm bài tập 12,13,14 trang 32
 c/ Xem “Đơn thức đồng dạng”

Tài liệu đính kèm:

  • docD-53.doc