Giáo án môn Đại số 7 - Trường PTDT Nội Trú Yên Châu - Tiết 32: Luyện tập

Giáo án môn Đại số 7 - Trường PTDT Nội Trú Yên Châu - Tiết 32: Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, tư duy.

-Học sinh được vận dụng kiến thức lí thuyết về mặt phẳng toạ độ vào làm bài tập.

-Rèn kĩ năng vẽ hệ trục toạ độ ,xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó và ngược lại xác định toạ độ khi cho biết điểm trên mặt phẳng toạ độ

2. Giáo dục tư tưởng tình cảm: học sinh yêu thích môn học

II PHẦN CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

-Hoạt động nhóm, vấn dáp, gợi mở

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Trường PTDT Nội Trú Yên Châu - Tiết 32: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16 /12/2006 Ngày giảng:18 /12/2006
Tiết:32
luyện tập
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng, tư duy.
-Học sinh được vận dụng kiến thức lí thuyết về mặt phẳng toạ độ vào làm bài tập.
-Rèn kĩ năng vẽ hệ trục toạ độ ,xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó và ngược lại xác định toạ độ khi cho biết điểm trên mặt phẳng toạ độ
Giáo dục tư tưởng tình cảm: học sinh yêu thích môn học
II Phần chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Phương pháp dạy học:
-Hoạt động nhóm, vấn dáp, gợi mở.
IV. Phần thể h iện trên lớp:
ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)
Hình thức kiểm tra: Lên bảng trình bày
Nội dung kiểm tra
Câu hỏi
đáp án
HS1: Vẽ hệ trụctoạ độ 0xy, đánh dấu vị trí các điểm:
A( 2; 1,5)
B(-3; )
C(0; 1)
D( 3; 0)
HS2: 
Làm bài tập 35
Bài 35:
A( 0,5; 2) B(2;2)
C(2;0) P(-3;3)
Q(-1;1) R(-3;1)
Bài mới:
Đặt vấn đề: 1 phút
Trong tiết học trước chúng ta đã được nghiên cứu về mặt phẳng toạ độ: Vẽ hệ trục toạ độ, xác định điểm trên hệ trục toạ độ, biếu diến điểm trên mặt phẳng toạ độ. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng các kiến thức đó vào giải bài tập.
Tổ chức luyện tập
Hoạt động 1:Bài tạp 36/68( 10 phút)
Hoạt động của học sinh( nội dung chính)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tứ giá ABCD là hình vuông
GV:
Để đánh dấu được các điểm trên mptđ khi biết toạ độ của mỗi điểm ta làm như thế nào?
HS:để biểu diễn mỗi điểm A (x,y)trên mặt phẳng toạ độ ta làm như sau:
- Từ điểm x trên trục hoành kẻ đường thẳng song song với trục tung
-Từ điểm y tren trục tung kẻ đường thẳng song song với trục hoành
-Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm M
GV: Để xác định chính xác điểm trên mptđ ta cần có kĩ năng nào
HS:
-xác định vị trí các điểm chia trên mptđ chính xác
-Vẽ các đường thẳng song song chính xác.
GV: Tứ giá ABCD là hình gì?
HS:: Hình vuông vì có cạnh = 2 đơn vị
Có 4 góc vuông
Hoạt động 2: Bài tập 34 ( 6 phút)
Hoạt động của học sinh( nội dung chính)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
-Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
-Một điểm bất kì trên trục tung có hoàng độ bằng 0
Học sinh hoạt động cá nhân 3 phút
GV: Yêu cầu học sinh giải thích đáp án của mình
HS:
-Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
-Một điểm bất kì trên trục tung có hoàng đọộbằng 0
 Giáo viên chốt lại trong 2 phút cho học sinh bằng ví dụ trên mptđ
Trên hình vẽ điểm
 B,D nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0
A,C nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0
Hoạt động 3: bài tập 35/68 ( 10 phút)
Hoạt động của học sinh( nội dung chính)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
A( 0,5; 2); B( 2;2)
C( 2;0); D( 0,5; 0)
P(-3; 3) Q( -1;1)
R(-3;1)
GV:
Xác xác định toạ độ của một điểm trên mptđ ta làm nưhư thế nào?
HS:
-Từ điểm đó kẻ một đường thẳng song song với trục hoành cắt trục tung tại 1 điểm đó là tung độ của điểm cần tìm
-Từ điểm đó kẻ một đường thẳng song song với trục tung cắt trục hoành tại 1 điểm đó là hoành độ của điểm cần tìm
HS:hoạt động các nhân trong 5 phút
Trình bày kết quả trong 2 phút
GV: kiểm tra lại kết quả bằng bảng phụ có vẽ hình 
4.Củng cố-kiểm tra đánh giá: 8 phút
Hàm số y cho bởi bảng sau:
x
0
1
2
3
4
y
2
2
4
6
8
Viết tất cả các cặp số tương ứng (x;y) của hàm số
b.Vẽ hệ trục x0y và biểu diễn các cặp số (x;y) 
Hướng dãn về nhà:2 phút
-Ôn lại lí thuýet về mặtphẳng toạ độ
-ôn tập các bài tập đã chữa
-Đọc trước bài : đồ thị hàm số y= a x( a o)

Tài liệu đính kèm:

  • docT32.doc