Giáo án môn Đại số lớp 7, kì II - Tiết 45, 46

Giáo án môn Đại số lớp 7, kì II - Tiết 45, 46

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.

- Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.

- Biết đọc các biểu đồ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ

- HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. TỔ CHỨC: (1') Sĩ số 7A 7B

B. KIỂM TRA : (8')

- Làm bài tập về nhà (bài 1)? Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào? Tác dụng của bảng đó?

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7, kì II - Tiết 45, 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 22	ns: 16-01-2009
tiết	45	nd: 20-01-2009
biểu đồ
i. mục tiêu:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
- Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
ii. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ
- HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết
iIi. tiến trình dạy học:
a. tổ chức: (1') Sĩ số 7a	7b
b. kiểm tra : (8')
- Làm bài tập về nhà (bài 1)? Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào? Tác dụng của bảng đó?
à ĐVĐ: Ngoài 2 bảng đó, người ta còn dùng biểu đồ để cho hình ảnh cụ thể vềgiá trị của dấu hiệu và tần số: 
c. bài mới:
1. Biểu đồ đoạn thẳng: (18’)
- GV đưa biểu đồ của bài tập 1 lên bảng.
- Từng trục biểu diễn cho đại lượng nào?
à Đó là biểu đồ đoạn thẳng.
- GV đưa ra bảng tần số của bảng 1 – SGK.
- Cho HS làm ?1 theo từng bước như SGK, 1 HS lên bảng .
- GV lưu ý giá trị viết trước, tần số viết sau.
- Để dựng được biểu đồ ta phải biết được điều gì?
à HS: Có bảng tần số.
- Nhắc lại các bước vẽ?
+ Dựng hệ trục toạ độ .
+ Vẽ các điểm có các toạ độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó.
+ Vẽ các đoạn thẳng 
- Nhìn vào biểu đồ đoạn thẳng ta biết được điều gì? Cho ví dụ?
à HS: ta biết được giá trị của dấu hiệu và các tần số của chúng.
- Làm bài 10 (SGK-14)?
à 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
* VD: 
Gọi là biểu đồ đoạn thẳng.
* Để dựng biểu đồ về đoạn thẳng ta phải xác định:
- Lập bảng tần số.
- Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng với tần số)
- Vẽ các điểm có toạ độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó.
- Vẽ các đoạn thẳng.
* Bài 10 (SGK-14)
2. Chú ý: (9’)
- GV đưa ra hình 2 (SGK-14) và giới thiệu đó là biểu đồ hình chữ nhật, biểu diễn sự thay đổi của giá trị theo thời gian.
- Từng trục biểu diễn cho đại lượng nào?
- GV nối trung điểm các đáy trên của hình chữ nhật và yêu cầu HS nhận xét tình hình tăng, giảm diện tích cháy rừng.
à Biểu đồ đoạn thẳng (hình chữ nhật) có chiều cao các đoạn thẳng (hình chữ nhật) tỉ lệ thuận với tần số.
d. củng cố: (8')
- ý nghĩa của việc vẽ biểu đồ, nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng?
- Làm bài 8 (SBT-5): GV đưa hình vẽ lên bảng, HS thảo luận à nhận xét: HS lớp đó học không đều, điểm thấp nhất là 2, điểm cao nhất là 10, số HS đạt điểm 5, 6, 7 là nhiều nhất.
 1 HS lên bảng lập bảng tần số:
Điểm (x)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
3
5
6
8
4
2
1
N=33
e. hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Nắm chắc cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Làm các bài tập trong SGK-14, 15. Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị luyện tập.
---------------------------------------
tuần 23	ns: 30-01-2009
tiết	46	nd: 03-02-2009
luyện tập
i. mục tiêu:
- HS biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và ngược lại; từ biểu đồ đoạn thẳng biết lập lại bảng tần số.
- HS có kĩ năng đọc biểu đồ thành thạo.
- HS biết thêm về tần suất và biểu đồ hình quạt.
ii. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết 45.
iIi. tiến trình dạy học:
a. tổ chức: (1') Sĩ số 7a	7b
b. kiểm tra : (8')
- Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng + làm bài 11 (SGK-14)?
c. luyện tập: (28’)
1. Bài 12 (SGK-14):
- GV đưa đề bài lên bảng.
- Học sinh đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng lập bảng tần số.
- 1 HS dựng biểu đồ đoạn thẳng.
- HS- GV nhận xét, sửa chữa nếu có.
a) Bảng tần số 
x
17
18
20
28
30
31
32
25
n
1
3
1
2
1
2
1
1
N=12
b) Biểu đồ đoạn thẳng
0
x
n
3
2
1
32
31
30
28
20
25
18
17
2. Bài 13 (SGK-15):
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 13 lên bảng.
- Biểu đồ thuộc loại nào?
- Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK.
à Tầm quan trọng của việc kế hoạch hoá gia đình.
a) Năm 1921 số dân nước ta là 16 triệu người 
b) Sau 78 năm (1999-1921=78), dân số nước ta tăng 60 triệu người .
c) Từ năm 1980 đến 1999 dân số nước ta tăng 76 - 54 = 22 triệu người
3. Bài tập thêm:
- GV đưa ra một biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các HS lớp 7B (bài 6: SBT-4).
- Nhận xét?
- Lập bảng tần số?
à HS hoạt động nhóm à đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- So sánh yêu cầu bài làm với bài 12? 
à Ngược.
a) Nhận xét:
Có 7 HS mắc 5 lỗi,
 6 HS mắc 2 lỗi
 5 HS mắc 3 lỗi
 5 HS mắc 8 lỗi
Đa số HS mắc từ 2 đến 8 lỗi.
b) Bảng tần số:
Số lỗi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số(n)
0
3
6
5
2
7
3
4
5
3
2
N=40
d. củng cố: (6')
- Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và ngược lại?
- GV giới thiệu bài đọc thêm:
+ Tần suất (%): minh hoạ bởi bảng 17.
+ Biểu đồ hình quạt: hình tròn (100%) chia thành các hình quạt tỉ lệ với tần suất.
e. hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Xem lại các bài đã chữa.
- Làm các bài tập trong SBT-5.
- Chuẩn bị bài mới, xem lại cách tính số trung bình cộng ở Tiểu học, thống kê điểm kiểm tra 45’ (Đại số – tiết 22) theo tổ.
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc