Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 26: Đại lượng tỉ lệ nghịch

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 26: Đại lượng tỉ lệ nghịch

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch

 - Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không

 - Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch

2. Kỹ năng

 - Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia

3. Thái độ

 - Cẩn thận, chính xác, có ý thức học bài

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ

2. Học sinh: Bảng nhóm, bút viết bảng

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 26: Đại lượng tỉ lệ nghịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2009
Ngày giảng: 16/11/2009, Lớp 7A,B	
Tiết 26: Đại lượng tỉ lệ nghịch
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch
	- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không
	- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch
2. Kỹ năng
	- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia
3. Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác, có ý thức học bài
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút viết bảng
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Bài tập 13( SGK-Tr44)
	ĐA: a3=b5=c7=a+b+c3+5+7=15015=10
⇒a=3.10=30 ( Triệu đồng)
b=5.10=50 ( triệu đồng)
c=7.10=70 ( triệu đồng)
TL: Tiền lãi của các đơn vị lần lượt là 30, 50, 70 triệu đồng
3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa ( 16')
	Mục tiêu: - Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội Dung ghi bảng
- GV cho HS ôn lại kiến thức về đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học
+ HS nhắc lại kiến thức cũ
- GV: Cho HS làm ?1 ( SGK-Tr56)
 GV gợi ý cho HS
- Hãy viết công thức tính cạnh y theo cạnh x
- Lượng gạo y ( kg) trong mỗi bao
- Vận tốc v( km/h) theo thời gian t
- GV: em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên
+ HS: Các công thức đều có điểm giống nhau: Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia
- GV giới thiệu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận( SGK-Tr57) lên bảng phụ
GV: Nhấn mạnh công thức y=ax hay x.y=a
- GV: Lưu ý khái niệm tỉ lệ nghịch học ở tiểu học chỉa là một trường hợp riêng của định nghĩa a≠0
- Y/C HS làm ?2(S GK-Tr56)
- Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ -3,5. Hỏi x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ nào?
- Em hãy xem trong trường hợp tổng quát: Nêu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ nào?
+ HS: x TLN với y cũng theo hệ số tỉ lệ a
- GV: Điều này khác với đại lượng tỉ lệ thuận như thế nào?
+ HS: Theo hệ số tỉ lệ 1a
- GV Y/C HS đọc nội dung chú ý( SGK-Tr57)
1. Định nghĩa
?1 ( SGK-Tr56)
a, Diện tích hình chữ nhật
S=x.y=12 cm2
⇒y=12x
b, Lượng gạo trong tất cả các bao là:
x.y=500 kg
⇒y=500x
c, Quãng đường di được của một chuyển động đều là:
v.t=16 km
⇒v=16t
* Nhận xét ( SGK-Tr56)
* Định nghĩa ( SGK-Tr56)
?2(S GK-Tr56)
Y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ
-3,5⇒y=-3,5x
⇒x=-3,5y
Vậy nếu y TLN với x theo hệ số tỉ lệ -3,5 thì x TLN với y theo hệ số tỉ lệ -3,5
-y=ax⇒x=ay
x TLN với y theo hệ số tỉ lệ a
* Chú ý ( SGK-Tr57)
Hoạt động 2: Tính chất ( 10')
Mục tiêu: - Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không
	- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- GV cho HS làm ?3 ( SGK-Tr57)
GV gợi ý cho HS, cho biết hai đại lượng y và x TLN với nhau
x
x1=2
x2=3
x3=4
x4=5
y
y1=30
y2=?
y3=?
y4=?
a, Tìm hệ số tỉ lệ
b, Thay mỗi dấu "?" trong bảng trên bằng một số thích hợp
c, Có nhận xét gì về tích hai giá trị tương ứng: x1.y1; x2.y2; x3.y3;x4.y4 của x và y
- GV: Giả sử y và x TLN với nhau: y=ax khi đó với mỗi giá trị x1; x2; x3;
 x4 khác 0 của x ta có một giá trị y tương ứng y1=ax1; y2=ax2; y3=ax3 của y. Do đó 
x1.y1= x2.y2= x3.y3=x4.y4=a
- GV giới thiệu hai tính chất trong khung
2. Tính chất
?3 ( SGK-Tr57)
a, x1.y1=a⇒a=60
b, y2=20
y3=15
y4=12
c, 
x1.y1= x2.y2= x3.y3=x4.y4=60
( bằng hệ số tỉ lệ)
* Tính chất
( SGK-Tr58)
Hoạt động 3: Củng cố ( 8')
	Mục tiêu: HS vận dung tính chất của đại lượng tỉ lệ nghich vào giải bài tập liên quan
- Y/C HS làm bài tập 12( SGK-Tr58)
Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x=8 thì y=15
a, Tìm hệ số tỉ lệ
b, Hãy biểu diễn y theo x
c, Tính giá trị của y khi x=6;x=10
3. Luyện tập
Bài tập 12( SGK-Tr58)
a, Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
⇒y=ax
Thay x=8 và y=15
a=x.y=8.15=120
b, y=120x
c, Khi x=6⇒y=1206=20
Khi x=10⇒y=12010=12
4. Củng cố ( 2')	
	- Y/C HS nhắc lại định nghĩa tính chất đại lượng TLN
	- So sánh với hai tính chất của đại lượng TLT
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Học bài theo nôi dụng SGK
	- BTVN: 18; 19; 20; 21; 22 ( SBT); 13; 14; 15 ( SGK-Tr58)
	- Chuẩn bị giờ sau học bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 26.docx