Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 9: Tỉ lệ thức

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 9: Tỉ lệ thức

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS phát biểu định nghĩa về tỉ lệ thức, nắm vững hai tính chất của tỉ lệ thức

2. Kỹ năng:

 - Nhận biết được tỉ lệ thức và các số hạng của tỉ lệ thức

 - Bước đầu vận dụng các tính chất của tỉ lệ thức vào giải bài tập

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 9: Tỉ lệ thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/09/2009
Ngày giảng: 21/09/2009, Lớp 7A;B
Tiết 9: Tỉ lệ thức
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phát biểu định nghĩa về tỉ lệ thức, nắm vững hai tính chất của tỉ lệ thức
2. Kỹ năng:
	- Nhận biết được tỉ lệ thức và các số hạng của tỉ lệ thức
	- Bước đầu vận dụng các tính chất của tỉ lệ thức vào giải bài tập
3. Thái độ:
	- Yêu thích môn học
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi định nghĩa và tính chất
2. Học sinh: SGK, ôn lại khái niệm tỉ số của hai số hữu tỉ x và y, định nghĩa hai phân số bằng nhau, bảng nhóm
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	CH: Tỉ số của hai số a và b với b≠0 là gì? Ký hiệu. So sánh hai tỉ số:
	1015 và 1,82,7 
ĐA: - Tỉ số của hai số a và b với b≠0 là thương của phép chia a cho b. Ký hiệu: ab hoặc a:b
	1015=231,82,7=1827=23⇒1015=1,82,7
3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa ( 13')
Mục tiêu: - HS phát biểu định nghĩa về tỉ lệ thức
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV: Trong bài tập trên, ta có hai tỉ số bằng nhau 1015=1,82,7 ta nói 1015=1,82,7 là một tỉ lệ thức. Vậy tỉ lệ thức là gì?
+ HS phát biểu nội dung định nghĩa tỉ lệ thức và điều kiện
- GV giới thiệu tỉ lệ thức và ký hiệu
ab=cd hoăc a:b=c:d
- GV Y/C HS làm ?1( SGK-Tr24)
+ 2 HS lên bảng làm bài tập
1. Định nghĩa
VD: So sánh hai tỉ số 1015 và 1,82,7
1015=231,82,7=1827=23⇒1015=1,82,7
* Định nghĩa (SGK-Tr34)
ab=cd hoăc a:b=c:d
Trong đó: - Các số hạng của tỉ lệ thức: a, b, c, d
- Các ngoại tỉ ( Số hạng ngoài): a, d
- Các trung tỉ( Số hạng trong): b, c
?1( SGK-Tr24)
a, 
25:4=25.14=11045:8=45.18=110⇒25:4=45:8
b,
 -312:7=-72.17=-12
-225:715=-125.536=-13
⇒-312:7≠-225:715
Hoạt động 2: Tính chất ( 17')
Mục tiêu: 	- HS nắm vững hai tính chất của tỉ lệ thức
Khi tỉ lệ thức ab=cd mà a, b, c, d∈Z;
 b và d≠0 thì theo định nghĩa hai phân số bằng nhau ta có: ad=bc. Ta hãy xét xem tính chất nào còn đúng với tỉ lệ thức nói chung hay không?
- Xét tỉ lệ thức: 1827=2436, hãy xem SGK để hiểu cách chứng minh khắc của đẳng thức tích: 18.36= 24.27
+ HS đọc SGK-Tr25. Một HS đọc to trước lớp
- GV Y/C HS làm ?2( SGK-Tr25)
+ HS thực hiện ?2
( Tích trung tỉ bàng tích ngoại tỉ)
- GV ghi nội dung của tính chất 1
Nếu ab=cd thì ad=bc
Ngược lại nếu có ad=bc, ta có thể suy ra được tỉ lệ thức: ab=cd hay không?
- Y/C HS xem cách làm của SGK-Tr25
Từ đẳng thức: 18.36= 24.27 suy ra
1827=2436 để áp dụng
+ 1 HS đọc to SGK phần: Ta có thể làm như sau
+ HS thực hiện ?3
CH: HS thực hiện tương tự: Từ ad=bc và a, b, c, d ≠0 làm thế nào để có:
ac=bd
db=ca
dc=ba
+ HS: Chia cả 2 vế cho cd⇒ac=bd 2
Chia cả 2 vế cho ab⇒db=ca 3
Chia cả 2 vế cho ac⇒dc=ba
- GV Y/C HS nhận vị trí của các ngoại tỉ và trung tỉ của tỉ lệ thức 2 so với tỉ lệ thức 1
+ HS: Ngoại tỉ giữ nguyên, đổi chỗ hia trung tỉ.
- Tương tự Y/C HS nhận xét vị trí của các trung tỉ và ngoại tỉ của tỉ lệ thức 3 và 4 so với tỉ lệ thức 1
+ HS: (3) Trung tỉ giữ nguyên, đổi chỗ hai ngoại tỉ
(4) Đổi chỗ cả ngoại tỉ và trung tỉ
- GV nêu tính chất 2( SGK-Tr25)
2. Tính chất
a, Tính chất 1( Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức)
?2( SGK-Tr25)
ab=cd
⇒ab.bd=cd.bd
⇒ad=bc
Nờu ab=cd thi ad=bc
b, Tính chất 2
?3( SGK-Tr25)
ad=bc
Chia cả hai vế cho bd
adbd=bcbd⇒ab=cd 1 DK:bd≠0
Nờu ad=bc và a, b, c, d≠0 thỡ ta cú cỏc tỉ lệ t ưcab=cd; ac=bd
Hoạt động 4: Luyện tập ( 6')
Mục tiêu: - HS vận dung tính chất tỉ lệ thức vào áp dụng giải một số bài tập cơ bản
- GV Y/C HS làm bài tập 47( SGK-Tr26): 
Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ đảng thức sau:
6.63= 9.42
- Y/C HS làm bài tập 46( a, b)( SGK-Tr26): Tìm x trong các tỉ lệ thức:
a, x27=-23,6
- Trong tỉ lệ thức, muốn tìm một ngoại tỉ làm thế nào?
+ HS: Muốn tìm một ngoại tỉ ta lấy tích tủng tỉ chia cho ngoại tỉ đã biết
b, -0,52:x=-9,36:16,38
Tương tự: Muốn tìm một trung tỉ làm thế nào?
+ Muốn tìm một trung tỉ, ta lấy tích ngoại tỉ chia cho trung tỉ đã biết
CH: Dựa trên cơ sở nào tìm được x như trên?
+ HS Dựa trên tính chất cơ bản của tỉ lệ thức.
Bài tập 47( SGK-Tr26)
6.63=9.42
⇒69=4263; 642=963 
 639=426; 6342=96
Bài tập 46( SGK-Tr26)
a, 
x27=-23,6
⇒x.3,6=27.-2
⇒x=27.-23,6=-15
b, 
-0,52:x=-9,36:16,38
x=-0,52.16,38-9.36=0,91
4. Củng cố ( 1')
- Nêu định nghĩa và tính chất của tỉ lệ thức. Chỉ ra trung tỉ và ngoại tỉ trong tỉ lệ thức nói trên?
5. Hướng dẫn về nhà ( 2')
	- Nắm vững định nghĩa và các tính chất của tỉ lệ thức, các cách hoán vị số hạng của tỉ lệ thức, tìm một số hạng trong tỉ lệ thức
	- BTVN: 44, 45, 46 (SGK-Tr26)
	Hướng dẫn bài tập 44: Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên
	a, 1,2:3,24=1210:324100=1210.100324=1027

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 9.docx