Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 60: Cộng và trừ đa thức một biến

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 60: Cộng và trừ đa thức một biến

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - HS biết cộng trừ đa thức một biến theo hai cách

 + Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang

 + Cộng trừ đa thức đã sắp xếp theo cột dọc

2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng cộng, trừ đa thức, bỏ ngoặc

3. Thái độ

 - Cẩn thận, chính xác, có ý thức làm bài tập

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 60: Cộng và trừ đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/03/2010
Ngày giảng: 10/03/2010, Lớp 7A, B
Tiết 60: CỘNG VÀ TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS biết cộng trừ đa thức một biến theo hai cách
	+ Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang
	+ Cộng trừ đa thức đã sắp xếp theo cột dọc
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng cộng, trừ đa thức, bỏ ngoặc
3. Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác, có ý thức làm bài tập
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn mầu, bút dạ
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	Bài tập 40 (SGK-Tr43)
	ĐA: a, Qx=-5x6+2x4+4x3+3x2+x2-4x-1
Qx=-5x6+2x4+4x3+4x2-4x-1
	b, Hệ số của luỹ thừa bậc 6 là -5 đó là hệ số cao nhất,hệ số tự do là -1
	c, Bậc của Q(x) là bậc 6
3. Bài mới
Hoạt động 1: Cộng hai đa thức một biến ( 13')
	Mục tiêu: - HS biết cộng đa thức một biến theo cách: Cộng đa thức theo hàng ngang
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV nêu ví dụ SGK-Tr44 cho hai đa thức
Px=2x5+5x4-x3+x2-x-1
Qx=-x4+x3+5x+2
Hãy tính tổng của chúng
- GV ta đã biết cách cộng hai đa thức từ bài 6
Cách 1:
Px+Qx
=2x5+5x4-x3+x2-x-1+-x4+x3+5x+2
Sau đó gọi HS lên bảng làm tiếp
+ HS lên bảng thực hiện
- GV: Ngoài cách làm trên, ta có thể cộng đa thức theo cột dọc( chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột)
Cách 2: Ta đặt và thực hiện phép cộng như sau: Chú ý đặt các đơn thức động dạng ở cùng một cột
- GV Y/C HS nhắc lại quy tắc cộng (hay trừ) các đa thức đồng dạng.
1. Cộng hai đa thức một biến
Ví dụ:
Cho hai đa thức:
Px=2x5+5x4-x3+x2-x-1
Qx=-x4+x3+5x+2
Hãy tính tổng
Giải:
Cách 1:
Px+Qx
=2x5+5x4-x3+x2-x-1+-x4+x3+5x+2
=2x5+5x4-x3+x2-x-1-x4+x3+5x+2
=2x5+5x4-x4+-x3+x3+x2+-x+5x+-1+2
=2x5+4x4+x2+4x+1
Cách 2: 
P(x)
2x5
+5x4
-x3
+x2
-x
-1
Q(x)
-x4
+x3
+5x
+2
Px+Qx=
2x5
+4x4
+x2
+4x
+1
Hoạt động 2: Trừ hai đa thức một biến ( 13')
Mục tiêu: HS biết cách trừ hai đa thức một biến
Ví dụ: Tính Px-Qx
GV Y/C HS tự giải theo cách đã học ở bài 6 đó là cách 1
- GV phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc có dấu "-" ở đằng trước
Cách 2: Trừ đa thức theo cột dọc (sắp xếp các đa thức theo cùng một thứ tự, đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột)
- GV trong qua trình thực hiện phép trừ, GV cần Y/C HS nhắc lại:
+ Muốn trừ đi một số, ta làm thế nào?
Sau đó GV cho HS trừ từng cột
2x5-0
5x4-(-x4)
Chú ý: Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến, ta có thể thực hiện theo những cách nào?
+ HS: Đọc chú ý (SGK-Tr45)
- GV Y/C HS làm ?1( SGK-Tr45)
Hãy tính Mx+Nx
Mx-N(x)
2. Trừ hai đa thức một biến
Ví dụ: Tính
Px-Qx với Pxvà Q(x) đã cho ở phần 1
Cách 1:
Px-Qx
=2x5+5x4-x3+x2-x-1--x4+x3+5x+2
=2x5+5x4-x3+x2-x-1+x4-x3-5x-2
=2x5+5x4+x4+-x3-x3+x2+-x-5x+-1-2
=2x5+6x4-2x3+x2-6x-3
Cách 2:
P(x)
2x5
+5x4
-x3
+x2
-x
-1
Q(x)
-x4
+x3
+5x
+2
Px-Qx=
2x5
+6x4
-x3
+x2
-6x
-3
* Chú ý (SGK-Tr45)
?1( SGK-Tr45)
Cho hai đa thức:
Mx=x4+5x3-x2+x-0,5
Nx=3x4-5x2-x-2,5
Mx+Nx
=x4+5x3-x2+x-0,5+3x4-5x2-x-2,5
=4x4+5x3-6x2-3
Mx-Nx=-2x4+5x3+4x2+2x+2
Hoạt động 3: Luyện tập ( 8')
Mục tiêu: HS thực hiện được cộng và trừ đa thức một biến
- GV cho HS làm bài tập 45 (SGK-Tr45)
Cho đa thức Px=x4-3x2+12-x
Tìm các đa thức Qx, R(x) sao cho:
a, Px+Qx=x5-2x2+1
b, Px-Rx=x3
- GV Y/C HS hoạt động nhóm để làm bài tập trong thời gian 5 phút sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày
3. Luyện tập
Bài tập 45( SGK-Tr45)
Cho Px=x4-3x2+12-x
a, Px+Qx=x5-2x2+1
⇒Qx=5x5-2x2+1-Px
Qx=x5-2x2+1-x4-3x2+12-x
=x5-2x2+1-x4+3x2-12+x
=x5-x4+x2+x+12
b, Px-Rx=x3
⇒Rx=Px-x3
Rx=x4-3x2+12-x-x3
=x4--x3-3x2-x+12
4. Củng cố ( 2')
	- Để cộng hay trừ đa thức một biến ta làm như thế nào? Cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Nhắc nhở HS khi thu gọn cần đồng thời sắp xếp đa thức theo cùng một thứ tự.
	- Khi cộng trừ đơn thức đồng dạng chỉ cần cộng, trừ các hệ số phần biến giữ nguyên
	- Khi lấy đa thức đối của một đa thức phải lấy đối tất cả các hạng tử của đa thức
	- BTVN: 44; 46; 48; 50( SGK-Tr45; 46)
	- Đọc trước bài Nghiệm của đa thức một biến.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 60.docx