Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 15, 16: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song, tiên đề ơclít

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 15, 16: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song, tiên đề ơclít

I- Mục tiêu

 - HS nắm được nội dung tiên đề Ơclíc về hai đường thẳng song song

 - Biết được mối quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song

 - Làm được các bài tập liên quan đến CM hai đường thẳng song song

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Chuẩn bị kỹ giáo án

2. Học sinh: Làm bài tập và chuẩn bị bài

III- Phương pháp

 - Vấn đáp, trực quan

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 15, 16: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song, tiên đề ơclít", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/02/2010
Ngày giảng: 02/03/2010
Tiết 15- 16: QUAN HỆ GIỮA TÍNH VUÔNG GÓC VÀ TÍNH SONG SONG. TIÊN ĐỀ ƠCLÍT
I- Mục tiêu
	- HS nắm được nội dung tiên đề Ơclíc về hai đường thẳng song song
	- Biết được mối quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
	- Làm được các bài tập liên quan đến CM hai đường thẳng song song
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Chuẩn bị kỹ giáo án
2. Học sinh: Làm bài tập và chuẩn bị bài
III- Phương pháp
	- Vấn đáp, trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
	- Sĩ số
2. bài mới
Hoạt động 1: Tiên đề Ơclít
	Mục tiêu: - HS nắm được nội dung tiên đề Ơclíc về hai đường thẳng song song
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV nhắc lại nội dung tiên đề ơclit và các tính chất của tiên đề
+ HS cùng GV nhắc lại nội dung tiên đề và tính chất của hai đường thẳng song song
- GV đưa nội dung bài tập
Bài tập 1:
Cho góc xOy. Lấy điểm A trên tia Ox, điểm B trên tia Oy. Vẽ ra ngoài góc xOy các tia Am và Bn song song với nhau. Giả sử OAm=a0( 0<a<90); OBn=900-a0; chứng tỏ rằng Ox⊥Oy 
- GV Y/C HS vẽ hình và nêu cách chứng minh
+ HS vẽ hình và suy nghĩ cách chứng minh bài toán
1. Tiên đề ơclít
a, Tiên đề:
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
b, Tính chất của hai đường thẳng song song:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
- Các cặp góc sole trong bằng nhau
- Các cặp góc đồng vị bằng nhau
- Các cặp góc trong cùng phía bù nhau
2. Vận dụng
Bài tập 1:
Cho góc xOy. Lấy điểm A trên tia Ox, điểm B trên tia Oy. Vẽ ra ngoài góc xOy các tia Am và Bn song song với nhau. Giả sử OAm=a0( 0<a<90); OBn=900-a0; chứng tỏ rằng Ox⊥Oy 
Giải:
Trong góc xOy ta vẽ tia Ot∥Am mà Bn∥Am( gt) nên Ot∥Bn( cùng song song với Am)
Ta có: O1=OAm; O2=OBn ( cặp góc so le trong)
Tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy nên 
xOy=O1+O2=a0+900-a0
=900
Suy ra: Ox⊥Oy
Hoạt động 2: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
Mục tiêu: - Biết được mối quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
- GV Y/C HS cùng nhắc lại nội dung kiến thức liên quan đến mối quan hệ giữa đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song
- GV Y/C HS vận dụng nội dung kiến thức vừa học để giải bài tập 2
Bài tập 2
 Tam giác ABC có AB=AC. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa C, lấy điểm M sao cho BAM=B và AM=AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B lấy điểm N sao cho CNA=C và AN=AC. Từ A vẽ đường thẳng d⊥BC. Chứng tỏ rằng đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng MN
- Y/C HS vẽ hình của bài toán
- Y/C HS chứng minh bài toán
3. Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
a, Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau
b, Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
4. Vận dụng
Bài tập 2
Tam giác ABC có AB=AC. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa C, lấy điểm M sao cho BAM=B và AM=AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B lấy điểm N sao cho CNA=C và AN=AC. Từ A vẽ đường thẳng d⊥BC. Chứng tỏ rằng đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng MN
Giải:
Ta có: BAM=B; CNA=C ( gt)
⇒AM∥BC;AN∥BC( vì có cặp góc so le trong bằng nhau)
Suy ra: Ba điểm M, A, N thẳng hàng( vì qua điểm A chỉ vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với BC)
Vậy MN∥BC mà d⊥BC nên d⊥MN ( 1)
Mặt khác: AM=AB;AN=AC mà AB=AC( gt)
Nên AM=AN 2
Từ ( 1) và (2) suy ra: d là trung trực của MN
4. Hướng dẫn về nhà
	BTVN: Cho góc nhọn xOy. Từ điểm A trên tia Oy vẽ AB⊥Ox;BC⊥Oy; CD⊥Ox;DE⊥Oy B, D∈Ox;C, E∈Oy
a, Kể tên những cặp đường thẳng song song
b, Trong hình vẽ có những góc nhọn nào bằng nhau?

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 15- 16.docx