Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số

 A. Mục tiêu:

 - HS biết được khái niệm hàm số.

 - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức).

 - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.

 B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

 C. Chuẩn bị: - GV: Máy chiếu hoặc bảng phụ, thước thẳng.

 - HS: Thước thẳng, bảng phụ nhóm.

 D. Tiến trình lên lớp:

 (1') I. Ổn định tổ chức:

 II. Bài cũ:

 III. Bài mới:

 (1') 1. Đặt vấn đề: Hàm số - mối liên quan giữa hai đại lượng biến thiên.

 2. Triển khai bài:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28-11-05.
 Tiết 29: HÀM SỐ
 A. Mục tiêu:
 - HS biết được khái niệm hàm số.
 - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức).
 - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
 B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
 C. Chuẩn bị: - GV: Máy chiếu hoặc bảng phụ, thước thẳng.
 - HS: Thước thẳng, bảng phụ nhóm.
 D. Tiến trình lên lớp:
 (1') I. Ổn định tổ chức:
 II. Bài cũ:
 III. Bài mới:
 (1') 1. Đặt vấn đề: Hàm số - mối liên quan giữa hai đại lượng biến thiên.
 2. Triển khai bài:
 Hoạt động của thầy và trò. 
 Nội dung bài dạy.
13'
15'
a/. Hoạt động 1:
GV: Trong thực và trong toán học ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi ủa các đại lượng khác.
GV giới thiệu bảng ở ví dụ 1.
HS quan sát bảng 1.
GV: Trong bảng này, nhiệt độ trong ngày cao nhátt khi nào? thấp nhất khi nào?
HS đọc ví dụ 1 và trả lời.
GV cho HS đọc ví dụ 2 ở sgk.
HS đọc to ví dụ 2.
GV: Công thức này cho ta biết m và v là hai đại lượng quan hệ ntn?
? Hãy tính các giá trị tương ứng của m khi V = 1 ; 2 ; 3 ; 4.
GV yêu cầu HS đọc ví dụ 3.
HS đọc to ví dụ 3.
? Công thức này cho ta biết với quảng đường không đổi, thời gian và vận tốc là hai đại lượng quan hệ ntn?
? Hãy lập bảng các giá trị tương ứng của t khi biết v = 5; 10; 25; 50.
? Nhìn vào bảng ở ví dụ 1 em có nhận xét gì?
? Với mỗi thời điểm t, ta xá định được mấy giá trị nhiệt độ T tương ứng?
? Tương tự ở ví dụ 2, em có nhận xét gì?
? Ở ví dụ 3, thời gian t là hàm số của đại lượng nào?
b/. Hoạt động 2:
GV: Qua các ví dụ trên, hãycho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào?
GV giới thiệu khái niệm hàm số.
HS đọc to khái niệm
GV lưu ý: Để y là hàm số của x cần có các điều kiện sau:
- x và y đều nhận các giá ytị số
- Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x.
- Với mỗi giá trị của x không thể tìm được nhiều hơn một giá trị tương ứng của y.
GV giới thiệu phần chú ý.
HS đọc to phần chú ý.
GV cho HS làm bài tập 24 ở sgk.
GV giới thiệu: Đây là trường hợp hàm số được cho bằng bảng. Hãy cho ví dụ về hàm số được cho bởi công thức?
GV cho HS làm bài tập sau:
* Xét hàm số y = f(x) = 3x.
Hãy tính f(1)? F(-5)? f(0)?
* Xét hàm số y = g(x) = .
Hãy tính g(2)? g(-4)?
1. Một số ví dụ về hàm số:
a/. Ví dụ 1:
t(giờ)
 0
 4
 8
 12
 16
 20
T(0C)
 20
 18
 22
 26
 24
 21
- Trong bảng này, nhiệt độ trong ngày cao nhất lúc 12 giờ trưa (260C) và thấp nhất lúc 4 giờ sáng (180C).
b/. Ví dụ 2:
 Ta có: m = 7,8. V
- m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì công thức có dạng: y = kx với k = 7,8.
V(cm3)
 1
 2
 3
 4
 m(g)
 7,8
 15,6
 23,4
 31,2
c/. Ví dụ 3: 
Ta có: t = 
- Quảng đường không đổi thì thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì công thức có dạng y =
v(km/h)
 5
 10
 25
 50
 t (h)
 10
 5
 2
 1
NX: - Nhiệt độ T phụ thuộc vào sự thay đổi của thời điểm t. Với mỗi giá trị của thời điểm t, ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của nhiệt độ T. Do đó, nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t.
 - Khối lượng m của thanh đồng phụ thuộc vào thể tích V của nó. Với mỗi giá trị của V ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng m. Do đó, khối lượng m là một hàm số của thể tích V. Còn thời gian t là hàm số của vận tốc v.
2. Khái niệm hàm số:
- Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x.
* Chú ý: (sgk).
Bài tập 24/sgk:
Nhìn vào bảng ta thấy ba điều kiện của hàm số đều thoả mãn, vậy y là một hàm số của x.
Vd: y = f(x) = 3x.
 y = g(x) = 12/x.
Ta có: f(1) = 3.1 = 3.
 f(-5) = 3.(-5) = -15
 f(0) = 3.0 = 0
Ta có: g(2) = = 6
 g(-4) = = -3 
 (13')IV. Củng cố: - Nêu khái niệm về hàm số và điều kiện để xác định được một hàm số.
 - Làm bài tập 25/sgk và 35/sbt.
 (2') V. Dặn dò: - Nắm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x.
 - BTVN 26, 27, 28, 29, 30 tr64/sgk.
 * Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 7 t 29.doc