Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 53: Giá trị của một biểu thức đại số

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 53: Giá trị của một biểu thức đại số

I. MỤC TIÊU:

 - Kiến thức: Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của một bài toán này.

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức đại số.

 - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, bảng phụ

- HS: Phiếu học tập, nháp.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 53: Giá trị của một biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Ngày soạn : 15.2.09
Ngày giảng: 
Tiết 53. GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ 
I. MỤC TIÊU:
	- Kiến thức: Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của một bài toán này.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức đại số.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.	
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Giáo án, bảng phụ
HS: Phiếu học tập, nháp.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
HS 1: Em hãy cho biết thế nào là một biểu thức đại số ? Lấy ví dụ về biểu thức đại số.
Chữa bài tập 3 SGK
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
HS 2: Chữa bài tập 4, 5 (SGK - 27)
HS: Nêu khái niệm biểu thức đại số
Biẻu thức đại số là một biểu thức mà ngoài các số, dấu của các phép tính (+, -, *, /, ^) còn có cả các chữ (mỗi chữ đại diện cho một số).
Ví dụ:(14 + a).2
Bài 3:
1+ e; 2 + b; 3 + a; 4 + c; 5 + d.
Bài 4: Biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn là: t + x – y (độ).
Bài 5 : a) 3a + m (đồng)
 b) 6a – n (đồng) (n < a)
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
1. Giá trị của một biểu thức đại số
GV: Giới thiệu ví dụ 1
Cho biểu thức 2m + n. Hãy thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức đó rồi thực hiện phép tính.
GV: Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 (hay còn nói tại m = 9 và n =0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5).
GV: Gọi HS đứng tai chỗ đọc cách thực hiện phép tính tính giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 và x = .
GV: Yêu cầu HS dưới lớp làm bài tập trên.
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Vậy để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến ta cần phải làm gì?
Ví dụ 1:
HS: Lên bảng thực hiện phép tính.
Thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức đã cho, ta có:
2.9 + 0,5 = 18,5
Ví dụ 2:
HS1: Tính giá trị của biểu thức tại x = -1
Thay x = -1 vào biểu thức trên ta được:
3(-1)2 – 5.(-1) + 1 = 3 + 5 + 1 = 9
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 là 9
HS2: Tính giá trị của biểu thức tại x = 
Thay x = vào biểu thức trên ta được:
3.()2 – 5. + 1 = 
Vậy GT của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x = là .
KL: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Hoạt động 2.
2. Áp dụng
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm ?1 
Tính giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x = 1 và tại x = 
GV: Gọi 2 đại diện lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Yêu cầu HS làm ?2 
Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là:
A. -48 B. 144 C. -24 D. 48
GV: Gọi HS trả lời sau đó chuẩn hoá và cho điểm. 
HS: Hoạt động theo nhóm làm ?1
HS1: Tính giá trị của biểu thức tại x = 1
Thay x = 1 vào biểu thức trên, ta có:
3.12 – 9.1 = 3 – 9 = -6
HS2: Tính giá trị của biểu thức tại x = 
Thay x = 1 vào biểu thức trên, ta có:
?2.
Đáp số đúng là: D. 48
	4. Củng cố:
BT 6 (SGK – 28):
GV: Đọc yêu cầu câu đố.
GV: Treo bảng phụ yêu cầu thực hiện phép tính sau đó điền chữ cái tương ứng vào ô cần điền.
Cho học sinh hoạt động nhóm tính toán để tìm ra câu trả lời.
GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu học tập để chấm chéo theo đáp án của GV treo bảng phụ lên trên bảng.
GV: Giới thiệu về giải thưởng toán học:
LÊ VĂN THIÊM
Lê Văn Thiêm (1918 - 1991) quê ở làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh – một miền quê hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp năm 1948 và cũng là người việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở châu Âu - đại học Zurich (Thuỵ Sĩ, 1949). Giáo sư là người thầy của nhiều nhà toán học nổi tiếng ở Việt Nam. Hiện nay, tên thầy được đặt tên cho giải thưởng toán học quốc gia của Việt Nam “Giải thưởng Lê Văn Thiêm”.
HS: hoạt động nhóm viết ra phiếu học tập.
Với x = 3, y = 4, z = 5
N: x2 = 9 
T: y2 = 16 
Ă : (xy + z) = 8,5 
L: x2 – y2 = -7
M : = 5
Ê : 2z2 + 1 = 51 
H : x2 + y2 = 25
V : z2 – 1 = 24 
I : 2(y + z) = 18
Đáp án là: LÊ VĂN THIÊM
5. Hướng dẫn về nhà:
 	1. Về nhà ôn tập bài cũ, đọc phần “có thể em chưa biết”, đọc trước bài mới.
	2. BTVN:7, 8, 9 (SGK – 29). 

Tài liệu đính kèm:

  • doct 53 - xg.doc