I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là hai đơn thức đồng dạng. Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
- PP vấn đáp.
- PP luyện tập thực hành.
- PP hợp tác nhóm nhỏ.
Tuần Ngày soạn : 16.2.09 Ngày giảng: Tiết 55. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là hai đơn thức đồng dạng. Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng - Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: PP phát hiện và giải quyết vấn đề. PP vấn đáp. PP luyện tập thực hành. PP hợp tác nhóm nhỏ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy cho biết thế nào là đơn thức ? Lấy ví dụ về đơn thức. GV: Chuẩn hoá và cho điểm. HS: Nêu khái niệm đơn thức Đơn thức là biểu thức đại sốchỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Ví dụ: 2x2yz 3. Bài mới: Hoạt động 1. 1. Đơn thức đồng dạng GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?1 Cho đơn thức 3x2yz - Hãy viết ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho. - Hãy viết ba đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho GV: Các đơn thức như ở phần a là các ví dụ về đơn thức đồng dạng. - Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ? Cho ví dụ. GV: Các ví dụ ở phần b không là đơn thức đồng dạng. -Số 1 và -5 có là hai đơn thức đồng dạng hay không ? GV: Nêu chú ý SGK GV: Cho HS hoạt động làm ?2 Hai đơn thức 0,9xy2 và 0,9x2y có đồng dạng với nhau hay không ? HS: Hoạt động nhóm làm ?1 ?1. a) Tùy học sinh.Có thể là: 2x2yz; -2x2yz; x2yz. b) Tùy học sinh, có thể là: xy2z ; 2xz; -5x2y HS: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và phần biến giống nhau. Ví dụ: 2x3y2; -5x3y2 và x3y2 là những đơn thức đồng dạng. * Chú ý : Các số khác 0 được coi là các đơn thức đồng dạng. ?2. HS: Lên bảng trả lời câu hỏi. Hai đơn thức0,9xy2 và 0,9x2y không đồng dạng với nhau vì phần biến khác nhau (xy2 x2y). Hoạt động 2. 2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ SGK GV: Để cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào ? GV: Cho HS làm ?3 GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép cộng các đơn thức. GV: Chuẩn hoá và nêu cách giải tổng quát khi tính tổng (hiệu) các đơn thức. HS: Đọc và nghiên cứu ví dụ SGK HS: Trả lời câu hỏi Để cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng, trừ các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. ?3. HS: Lên bảng thực hiện cộng các đơn thức. xy3 + 5xy3 + (– 7xy3) = (1 + 5 – 7) xy3 = - xy3 4. Củng cố: Cho học sinh thi viết nhanh theo hướng dẫn của sách giáo khoa – 34. GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 15 SGK GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm. GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 16 GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. Học sinh thi theo hướng dẫn của sách giáo khoa và sự chỉ đạo của giáo viên. BT 15 (SGK - 34):HS: Xếp các đơn thức đồng dạng theo nhóm. Nhóm 1: - x2y; -x2y; x2y; -x2y Nhóm 2: xy2; -2xy2; xy2 Nhóm 3: xy BT 16 (SGK - 34): 25xy2 + 55xy2 + 75xy2 = (25 + 55 + 75)xy2 = 155 xy2 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới. - Giải các bài tập 17 à 19 SGK trang 35-36.
Tài liệu đính kèm: