Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tuần 21 dến tuần 31

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tuần 21 dến tuần 31

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu:

 - Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS.

- Các biện pháp phòng tránh nhiểm HIV/AIDS.

- Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV /AIDS

- Trách nhiệm của công dân về phòng chống nhiễm HIV /AIDS

2. Kĩ năng :

 - Biết giữ mình không để nhiểm HIV/AIDS.

 - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV /AIDS

 

doc 29 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tuần 21 dến tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 14: PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
Tuần: 21
Tiết: 21
NS: 
ND:
ND
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
	Giúp học sinh hiểu:
	- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS.
- Các biện pháp phòng tránh nhiểm HIV/AIDS.
- Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV /AIDS
- Trách nhiệm của công dân về phòng chống nhiễm HIV /AIDS
2. Kĩ năng :
	- Biết giữ mình không để nhiểm HIV/AIDS.
	- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV /AIDS
3.Thái độ:
	Có thái độ đồng tình ủng hộ các hoạt động phòng chống nhiễm HIV /AIDS không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
II . PHƯƠNG PHÁP
	- Diễn giảng
	- Thảo luận nhóm.
	- Sắm vai
- Nêu vấn đề.
- Nêu gương.
III . TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
	- SGK+ SGV CD8
	- Tranh ảnh ,các bài báo về HIV/AIDS
	- Luật hình sự 1999.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: (6 phút)
1.Oån định :(Điểm danh).
2. Kiểm tra bài cũ:
	Hỏi: Trình bài những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội?
	Hỏi : TNXH có tác hại như thế nào đối với con người và xã hội?
3. Bài mới:
* Giới thiệu :
Giáo viên dùng tranh ảnh ,kiến thức hiểu biết của mình về HIV ?AIDS để giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG
Hoạt động 2:(10 phút)
 Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Giáo viên yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề. 
- HSĐSGK phần đặt vấn đề.
Hỏi : Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên ?
 TL: 
 - Rất đau khổ buồn khi người anh nhiễm HIV và chết 
 - Khuyên các bạn tránh xa những tệ nạn 
Hỏi: Theo em vì sao phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS? 
 TL: Là căn bệnh không có thuốc trị khi bị bệnh sẽ bị chết .
Hỏi: Em hiểu câu “ Đừng chết vì thiếu hiểu bioết như thế nào” ?
 TL: Chúng ta phải hiểu về con đường lây truyền để tích cực phòng tránh .
 Hỏi : HIV là gì ? 
 TL: Là một loại vi rút rây suy giảm miễn dịch ở người .
=> giáo viên trình bày con đừờng lây truyền của HIV.
Hỏi: AIDS là gì ? 
 TL: Là giai đoạn cuối của HIV.
GV cung cấp những số liệu mới nhất trong và ngoài nước về số người nhiễm .
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về những con số này ?
 TL: Số người nhiễm chết ngày càng tăng và tốc độ lây truyền nhanh
Hỏi: Chúng ta phải phòng chống HIV/AIDS không ? Tại sao? 
 TL: Cần vì : không có thuốc trị ,ảnh hưởng đến kinh tế đất nước .
-> Phân tích .
Hoạt động 4:(5 phút)
Học sinh thảo luận nhóm : 
- Các nhóm thảo luận 
- Các nhóm trình bày 
- Lớp nhận xét .
Nhóm 1: Công dân có trách nhiệm phòng chống nhiễm HIV/AIDS như thế nào?
Nhóm 2: Pháp luật nghiêm cấm những gì trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS?
Nhóm 3: Pháp luật quy định như thế nào tròng việc đối xử với người nhiễm HIV/AIDS?
Hỏi: Vì sao phải giữ bí mật về người nhiễm HIV/AIDS?
-> Liên hệ mở rộng.
Giáo viên kết luận ( nội dung)
Hoạt đông 3: (9 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 3 SGK 
Học sinh làm việc cá nhân .
Các câu đúng : b,e,g.i.
-> giáo viên sửa .
- Giáo viên phân tích đưa ra ví dụ từng trường hợp .
Hoạt động 4: 
Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS
Hỏi: Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS như thế nào ? 
 TL: SGK
Hỏi: Mọi người có thể phòng chống nhiễm HIV/AIDS được không ? 
 TL: 
 - Sống chung thuỷ một vợ một chồng .
 - Không quan hệ tình dục bừa bãi .
 - Người nhiễm HIV/AIDS không nên có con.
GV kết luận .
Hoạt động 5:
* Củng cố:
Hỏi: Tác hại của HIV/AIDS đối với kinh tế xã hội của đất nước?
Hỏi: Chúng ta có thể làm gì để có thể làm giảm sự lây truyền ?
* Dặn dò :
- Học bài 
- Sưu tầm những tài liệu về HIV/AIDS.
- Làm bài tập 
- Tuyên truyền gia đình,cộng đồng cùng phòng tránh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Phải hiểu đúng đầy đủ về HIV /AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và gia đình .
II. NỘI DUNG :
1. Khái niệm :
- HIV là tên gọi của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
- AIDS là giai đoạn cuối của HIV .
* HIV đang là một đại dịch của thế giới và Việt Nam .
2.Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định :
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ mình ,gia đình và xã hội .
- Tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình ,cộng đồng ..Nghiêm cấm hành vi mua dâm ,bán dâm ,tiêm chích ma tuý ,lây truyền HIV/AIDS.
- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về bệnh của mình .
- Không phân biệt đối xử phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng .
3.Trách nhiệm của công dân :
- Phải hiểu đúng đầy đủ về HIV /AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và gia đình .
- Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS 
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống .
Duyệt của tổ trưởng
Ngày :
Nguyễn Thị Mai
BÀI 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
Tuần: 22
Tiết: 22
NS: 
ND:
ND
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
	Giúp học sinh hiểu:
- Học sinh nắm được những quy định thônng thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại .
2. Kĩ năng : 
	- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí ,các chất cháy nổ và độc hại khác .
	- Phân tích đựơc các biện pháp phòng ngừa các tai nạn trên .
3.Thái độ:
	 Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại khác ,nhắc nhở mọi người xum quanh cùng thực hiện .
II . PHƯƠNG PHÁP
	- Diễn giảng
	- Thảo luận nhóm.
	- Sắm vai
- Nêu vấn đề.
III . TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
	- SGK+ SGV CD8
	- Tranh ảnh ,các bài báo về các vụ cháy nổ 
	- Luật hình sự 1999.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: (6 phút)
1.Oån định :(Điểm danh).
2. Kiểm tra bài cũ:
	Hỏi: HIV/AIDS là gì ? Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS?
	Hỏi: Nêu những biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS?
3. Bài mới:
* Giới thiệu :
Giáo viên có thể sử dụng các bài báo về các vụ cháy nổ trên báo chí ,truyền hình Giới thiệu cho học sinh biết sau đó dẫn dắt các em vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2:(10 phút)
 Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Giáo viên yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề. 
- HSĐSGK phần đặt vấn đề.
Hỏi : Em có suy nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ?
 TL: Số người chết do tai nạn vũ khí cháy nổ chất độc h ại ngày càng tăng .
Hỏi: Tai nạn nói trên để lại hậu quả như thế nào ? 
 TL: Gây thiệt hại về người và của ( Học sinh lấy ví dụ thực tế )
Hỏi: Cần làm gì để hạn chế loại trừ tai nạn đó ? 
 TL: Nâng cao ý thức trong sinh hoạt ,cuộc sống .
=> giáo viên phân tích : xãy ra do ý thức của con người còn kém .
Hỏi: Tai nạn vũ khí cháy nổ ,chất độc hại gây hậu quả gì đối con người? 
 TL: SGK.
Giáo viên phân tích .
Hoạt động 4:(5 phút)
Học sinh thảo luận nhóm :
Nhóm 1: Kể một số tai nạn cháy nổ mà em biết qua báo đài ?
 Nhóm 1TL:Cháy rừng ,nổ bom, nổ ga, cháy chợ..(TB 21/01/06)
Nhóm 2: Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn vũ khí ,cháy nổ ,chất độc hại?
 Nhóm 2TL: Do tàn tích của chiến tranh để lại : Bom ,mìn ,lựu đạn ,do cưa bom mìn 
Nhóm 3: Nêu một số chất cháy nổ nguy hiểm gây tai nạn cho con người? 
 Nhóm 3 TL: Pháo ,bom ,mìn ,thuốc nổ ,xăng ,dầu .
Nhóm4: Nêu một số tai nạn do chất cháy nổ độc hại gây ra ? 
 Nhóm 4TL: Thuốc diệt chuột ,thuốc trừ sâu ,chất độc màu da cam 
GV phân tích mở rộng : Vũ khí ,xăng dầu ,bình oxy cơ quan bệnh 
viện là những thứ cần thiết cho quốc phòng và cuộc sống ,sản xuất nhưng nếu không thận trọng,thiếu hiểu biết thì gây ra tay nạn khôn lường .
Hỏi: Nhà nước đã có những quy định gì về phòng ngừa vũ khí cháy nổ ,chất độc hại . 
 TL: Học sinh trả lời SGK.
GV phân tích .
Hoạt đông 3: (9 phút)
Hỏi: Là công dân học sinh phải làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ ? 
 TL: Trả lời cá nhân 
GV phân tích 
Hỏi: Đối gia đình và mọi người xung quanh ,bạn bè chưa hiểu biết các vi định trên cần phải làm gì ? 
 TL: Tuyên truyền,vận động ,giải thích cho mọi người hiểu và thực hiện theo những quy định của pháp luật .
Hỏi: Khi phát hiện những hành vi vi phạm các quy định về pháp luật thì ta phải làm gì ? 
 TL: Tố cáo những hành vi vi phạm 
Hoạt động 4:
* Củng cố:
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 và 3 SGK> 
Các nhóm tự viết kịch bản 
Các nhóm trình diễn
Lớp nhận xét
Hỏi: Tác hại của vũ khí cháy nổ chất độc hại gây ra cho con người là gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh sắm vai theo nội dung bài đã học
* Dặn dò :
- Học bài 
- Làm bài tập 
- Tuyên truyền gia đình,cộng đồng cùng phòng tránh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
II. NỘI DUNG :
1. Tính chất nguy hiểm của tai nạn vũ khí cháy nổ ,chất độc hại :
- Gây tổn thất lớn về ngươi và của .
2.Để phòng tránh ,hạn chế các tai nạn đó nhà nước đã ban hành luật phòng chống cháy nổ ,luật hình sự và một số văn bản khác 
- Cấm tàng trữ ,sử dụng trái phép các loại vũ khí ,các chất cháy nổ và chất độc hại .
- Chỉ những cơ quan nhà nước ,cá nhân đựơc nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới đựơc giữ ,chở và sử dụng .
- Cơ quan tổ chức ,cá nhân có trách nhiệm tổ chức và bảo quản ,chở ,sử dụng phải đựơc huấn luyện về chuyên môn và quy định an toàn. 
3.Trách nhiệm của công dân học sinh 
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa vũ khí tai nạn cháy nổ và các chất độc hại .
- Tuyên truyền vận động bạn bè xung quanh cùng thực hiện .
- Tố cáo hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
Duyệt của tổ trưở ... ệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận 
3.Kĩ năng:	
	Học sinh biết sử dụng quyền tự do ngôn luận sao cho đúng ,phát huy tích cực quyền làm chủ của công dân.
II . TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
	* Giáo viên : Tư liệu liên quan ,Hiến Pháp 1992
	* Học sinh : SGK + Vỡ ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: (5 phút)
1.Oån định :(Điểm danh).
2. Kiểm tra bài cũ:
	Giáo viên sửa bài kiểm tra của học sinh .
3. Bài mới:
* Giới thiệu :Giáo viên dùng những bài báo đọc cho học sinh nghe sau đó dẫn các em vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2:(10 phút)
Hỏi: Ngôn luận là gì ?
TL: Ngôn ngữ dùng để bàn luận 
Ví dụ: Họp tổ dân phố ,...
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần đặt vấn đề SGK 
Hỏi: Tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận ?
TL: Tình huống a,b,c -> giáo viên cùng học sinh phân tích .
Hỏi: Tình huống nào không thể hiện quyền tự do ngôn luận?
TL: Các câu còn lại 
Liên hệ lại quyền khiếu nại .
Hỏi: Nêu một số quyền của công dân mà các em đã học ?
TL: 
+ Quyền tố cáo 
+ Quyền sở hữu tài sản 
Các quyền đó điều dược Hiến Pháp nước CHXHCNVN quy định .
Hỏi: Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận ?
TL: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc thảo luận ,đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước .
Hỏi: Những vấn đề chung của đất nước xã hội là những vẫn đề gì ?
TL: Định hướng phát triển kinh tế ,luật ,..
Hỏi: Em thể hiện quyền tự do ngôn luận trong trường lớp như thế nào ?
TL: Tham gia đóng góp ý kiến chỉ tiêu phấn đấu của lớp ..
Hoạt động 3:(15 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 SGK 
Hỏi: Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào ?
TL: Chọn a,b,d.
Hỏi: Thế nào là quyền tự do báo chí ?
TL: SGK 
 Được viết bài phản ánh một vấn đề nào đó trong XH.
Giáo viên phân tích liên hệ thực tiễn .
Hỏi: Vì sao Hiến Pháp quy định về quyền tự do ngôn luận của công dân ?
TL: 
Thể hiện quyền do ngôn luận của công dân 
Tiếp xúc cử tri 
Tự do báo chí ,ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật .
Liên hệ: Nhà nước và nhân dân cùng làm thì kết quả sẽ cao ..
Hỏi: Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo yêu cầu gì ?
TL: Tuân theo quy định của pháp luật ..
Liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng .
Hoạt động 4:(10 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 3SGK 
Hỏi: Những chuyên mục đó mở ra nhằm mục đích gì ?
TL: Các chuyên mục : Chính sách pháp luật ,bạn nhà nông ,nhịp cầu y tế ..
Hỏi: Trách nhiệm của nhà nước ra sao đối quyền tự do ngôn luận của công dân?
TL: Tham gia đóng góp ý kiến ,trình bày thắc mắc .
Liên hệ : Trực tiếp truyền hình về các cuộc họp Quốc hội để công dân theo dõi .
Giáo viên sơ kết và nhận xét . 
Hoạt động 5: (5 phút )
*Củng cố :
Hỏi: thế nào là quyền tự do ngôn luận ,tự do báo chí ?
TL: SGK
Hỏi: Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện như thế nào ?
*Dặn dò : Học sinh về nhà học bài ,chuẩn bị bài mới.
I. ĐẶT VẤN DỀ :
 Học sinh cĩ quyền tham gia dĩng gĩp ý kiến chỉ tiêu phấn đấu của lớp . 
II. NỘI DUNG : 
Khái niệm:
 Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc thảo luận ,đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước .
2.Quyền tự do ngôn luận đựợc thể hiện :
- Có quyền thông tin pháp luật .
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp 
- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội .ĐBHĐND trong các cuộc tiếp xúc của tri.
- Góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp ,luật .
* Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận tuân theo quy định của pháp luật .
3.Trách nhiệm của công dân :
Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền tự do ngôn luận .
Duyệt của tổ trưởng
Ngày :
Nguyễn Thị Mai
BÀI 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Tuần: 30+31
Tiết: 30+31
NS: 
ND:
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
	Học sinh hiểu được định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội 
2. Tư tưởng:
	Bồi dưỡng tư tưởng niểm tin vào pháp luật 
3.Kĩ năng:
	Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật 
II . TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
	-Tư liệu lịch sử liên quan
	-SGK – SGV 
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: (5 phút)
1.Oån định :(Điểm danh).
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Hiến pháp là gì ? Nêu nội dung của Hiến pháp 
3. Bài mới:
* Giới thiệu 
 II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
N ỘI DUNG
Hoạt động 2:(10 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần đặc vấn đề Học sinh đọc phần đặt vấn đề 
Hỏi: Em có nhận xét gì về điều 74 củat Hiến pháp và điều 132 cuả luật hình sự? 
 TL: Mọi người phải tuân theo pháp luật ai vi phạm sẽ bị sử lí 
Hỏi: Khoảng 2 điều 132 của luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật? 
 TL: Bắt buộc phải tuân theo 
Hỏi: Nếu như trường học không có nội quy thì kết quả như thế nào ? 
 TL: Học sinh sẽ vi phạm nội quy.
Hỏi: Xã hội không có pháp luật thì hậu quả ra sao ? 
 TL: Trật tự xã hội rối loạn 
Liên hệ thực tế 
+ An toàn giao thông 
+ An ninh trật tự 
+ Giết người cướp của .
Hỏi:Muốn xã hội ổn định thì nhà nước quản lí xã hội bằng cách nào? 
 TL:Ban hành pháp luật 
Hỏi: Pháp luật là gì ? 
 TL: SGK 
Hỏi: Vì sao phải ban hành pháp luật ? 
 TL: Nhằm ổn định xã hội 
Giáo viên liên hệ bộ luật đầu tiên của nước ta .
Hỏi: Vì sao mọi người phải cháp hành pháp luật ? 
 TL:Pháp luật có tính chất bắt buộc 
Hỏi: Vì sao pháp luật phải thực hiện các biện pháp :giáo dục ,thuyết phục,cưỡng chế ? 
 TL: Giáo dục tuyên truyền cho mọi người hiểu .
Hoạt dộng 3:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 SGK.
TL: 
+ Giáo viên chủ nhiệm xử lí Bình 
+ Căn cứ vào nội quy trường .
+ Đánh nhau 
Giáo viên phân tích ,nhận xét .
Hỏi: Pháp luật có những đặc điểm gì ? 
 TL: SGK 
Học sinh thảo luận nhóm , Các nhóm thảo luận.
Nhóm 1: Vì sao pháp luật là thước đo của hành vi? -Mọi người thực hiện theo khuôn mẩu
 TL: Đưa ra bằng văn bản luật
Nhóm 2:Hãy nêu ví dụ cụ thể thể hiện tính xác định chặt chẻ của pháp luật
 VD: Luật giao thông ,luật đất đai 
 Luật giao thông luật bảo vệ trẻ em 
Nhóm 3:Nêu dẫn chứng về tính bắt buộc của pháp luật mà em biết ? 
 TL: Các nhóm trình bày
 Lớp nhận xét 
Giáo viên nhận xét bổ sung 
Hoạt động 4:
Hỏi: Bản chất của pháp luật là gì ?
 TL:
 - Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản VN .
- Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân VN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội .
Hỏi: Tại sao nói pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng ?
 TL: Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân .
Học sinh thảo luận nhóm :
Tìm những dẫn chứng cụ thể thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực 
Nhóm 1: Chế độ chính trị .
 TL: Chính trị : Tự do ngôn luận , tự do tín ngưỡng
Nhóm 2: Chế độ kinh tế 
 TL: Kinh tế : Tự do kinh doanh theo pháp luật
Nhóm 3: Chính sách văn hoá xã hội .
 TL: Tham gia các hoạt động văn nghệ ..
Nhóm 4: Quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân . 
 TL: Giáo dục: quyền học tập 
Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ chứng minh pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ?
Giáo viên phân tích .
Hoạt động 5:
Hỏi: Trong xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ ra sao? 
 TL: Xã hội mất ổn định ,nhiều tệ nạn
Hỏi: Vai trò của pháp luật là gì ?
 TL: 
Là công cụ quản lí đất nước 
Giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Giáo viên phân tích 
Kết luận : Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân .
Liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng .
 TL: Học sinh đọc điều 89 luật Hình sự 
Hỏi: Hành vi đốt ,phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng sẽ bị sử lí như thế nào ? 
 TL: Xử lí theo từng mức độ vi phạm 
Hỏi: Công có trách nhiệm như thế nào đối pháp luật ? 
 TL:Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật 
Giáo viên giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường và tuân theo pháp luật .
Hoạt động 6
Hướng dẫn học sinh làm bài tập còn lại trong SGK 
Giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ 
Giáo viên yêu cầu học sinh sắm vai thể hiện tình huống liên quan bài học 
Hoạt động 7
Củng cố : 
Hỏi: Bản chất của pháp luật là gì ?
Hỏi: Vai trò của pháp luật ra sao ?
Dặn dò :
Học bài ,ôn bài chuẩn bị thi học kì II
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.Khái niệm: 
Pháp luật là các quy tắc sử sự chung chung có tính chất bắt buộc do nhà nuớc ban hành được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp : giáo dục,thuyết phục ,cưởng chế .
2.Đặc điểm của pháp luật :
- Tính quy phạm phổ biến :Là thước đo ha hành vi của mọi người theo khuông mẩu mang tính phổ biến .
- Tính xác định chặt chẽ: quy định rõ ràng ,chính xác ,thể hiện trong văn bản luật.
- Tính bắt buộc : Mang tính quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người điều tuân theo ,ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định .
3.Bản chất của pháp luật của nhà nước CHXH CN VN
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản VN .
- Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân VN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội . 
4.Vai trò của pháp luật:
Là công cụ quản lí đất nước 
Giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .
Duyệt của tổ trưởng
Ngày :
Nguyễn Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docthuy kieu.doc