Giáo án môn Địa lí học kì II Lớp 7

Giáo án môn Địa lí học kì II Lớp 7

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.

- Hiểu được sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua lược đồ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ sâu sắc với những khó khăn của các nước Châu Phi.

 

docx 134 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 77Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí học kì II Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH: SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
- Hiểu được sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua lược đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ sâu sắc với những khó khăn của các nước Châu Phi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ kinh tế châu Phi.
- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh kể được tên của các quốc gia ở Châu Phi.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Thổ địa châu Phi”: lần lượt mỗi HS trong lớp sẽ kể tên 1 đất nước ở châu Phi và xác định xem đó là nước giàu hay nghèo (yêu cầu: tên nước không trùng nhau). Ví dụ: Li-bi: giàu. Sát: nghèo (HS xác định sai cũng không sao, vào bài học mới HS sẽ xác định được đúng hay sai).
- Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiền trò chơi và ổn định trật tự lớp.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định chỗ ngồi. GV vinh danh người chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rằng các nước châu Phi có sự phân hóa về trình độ phát triển. Có những nước giàu nhưng cũng có những nước rất nghèo. Để biết các nước này nằm trong khu vực nào của châu Phi và so sánh được nền kinh tế của các khu vực ở châu Phi thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Phân tích mức thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 34.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Mức thu nhập bình quân theo đầu người (USD)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
USD/năm
Ma-Rốc, An-giê-ri,
Tuy-ni-di, Li-bi,
Ai Cập
Ga-Bông
Na-mi-bi-a,
Bốt-Xoa-na, Nam Phi,
Xoa-di-len
Dưới
200USD/ năm

Ni-giê,
Sát
Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, Buốc-Ki-na-pha-xô,
Xi-ê-ra-Lê-ông,
Ê-ri-tơ-ri-a
Ma-la-uy
Nhận xét
- Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực : Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi
- Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia cũng không đều.
 c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành bảng
Mức thu nhập bình quân theo đầu người (USD)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
USD/năm
Ma-Rốc, An-giê-ri,
Tuy-ni-di, Li-bi,
Ai Cập
Ga-Bông
Na-mi-bi-a,
Bốt-Xoa-na, Nam Phi,
Xoa-di-len
Dưới
200USD/ năm

Ni-giê,
Sát
Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, Buốc-Ki-na-pha-xô,
Xi-ê-ra-Lê-ông,
Ê-ri-tơ-ri-a
Ma-la-uy
Nhận xét
- Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực : Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi
- Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia cũng không đều.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
- GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 yêu cầu của mục 1 sgk/ Tr.108 (4 phút).
- Nêu nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế của châu Phi?
Mức thu nhập bình quân theo đầu người (USD)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
USD/năm



Dưới
200USD/ năm




Nhận xét

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs điền vào bảng, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi (15 phút)
a) Mục đích:
- Hiểu được sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
 Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch
Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu
Các nước ở khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng Hòa Nam Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành bảng.
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
 Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch
Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu
Các nước ở khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng Hòa Nam Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Trình bày đặc điểm về nền kinh tế của 3 khu vực ở châu Phi.
Qua bảng thống kê trên hãy so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi và rút ra đặc điểm chung của nền kinh tế châu Phi ?
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi



Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành các bài tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Học sinh tiếp tục hoàn thành bài tập.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS nộp sản phẩm cho giáo viên.
Bước 4: GV nhận xét, khen ngợi.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nước nào có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi ? Nằm trong khu vực nào, có mức thu nhập bình quân đầu người là bao nhiêu ? 
- Hãy nêu những nét đặc trưng của nền kinh tế châu Phi?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí châu Mỹ trong phát triển kinh tế và xã hội.
- Giải thích được vì sao châu Mỹ là vùng đất của người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định vị trí trên bản đồ
- Năng lực tìm hiểu địa lí: xác định được trên bản đồ các chủng tộc khác nhau sinh sống ở vị trí nào trên lãnh thổ châu Mỹ là chủ yếu.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong học tập.
- Nhân ái: Yêu hòa bình, không phân biệt màu da, chủng tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để xác định các châu lục trên bản đồ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh xác định được vị trí của các châu lục trên bản đồ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định vị trí các châu lục trên bản đồ tự nhiên thế giới .
- Châu nào nằm ở giữa cầu Đông?
- Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc?
- Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc và nửa cầu Nam?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Châu Mĩ tìm ra muộn (1492), nhiều luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát Châu Mỹ (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được khái quát được lãnh thổ châu Mỹ: Diện tích, vị trí tiếp giáp.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 109 kết hợp quan sát hình 35.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Một lãnh thổ rộng lớn
- Châu Mỹ nằm ở Tây Bán cầu, giáp với 3 đại dương: TBD, ĐTD, BBD
- Diện tích 42 triệu km2 đứng thứ 2 TG sau châu Á
- Lãnh thổ gồm 2 lục địa lớn: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam. Nơi hẹp nhất là eo đất Trung Mỹ (Panama) dài 50km.
- Kênh Panama có ý nghĩa quan trọng trong thông thương đường biển giữa ĐTD và TBD, giữa các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Vị trí địa lí (nằm ở bán cầu nào)?
Tây Bán cầu
Diện tích, đứng thứ mấy trong các châu lục?
Diện tích 42 triệu km2 đứng thứ 2
Năm tìm ra châu Mỹ?
1492
Ai là người tìm ra châu Mỹ?
Cô – lôm – bô
Tiếp giáp với những đại dương nào?
3 đại dương: TBD, ĐTD, BBD
Nơi hẹp nhất châu Mỹ ở đâu?
Panama
Kênh Panama có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa quan trọng trong thông thương đường biển giữa ĐTD và TBD, giữa các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Câu hỏi: Qua phần quan sát vị trí địa lí của châu Mỹ và những thông tin thu thập được từ hiểu biết của bản thân, từ sách giáo khoa. Hãy viết ra những đặc điểm của châu Mỹ (Vị trí, diện tích, tiếp giáp, phạm vi lãnh thổ)
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Vị trí địa lí (nằm ở bán cầu nào)?

Diện tích ... ghề nghiệp.
b. Liên minh châu Âu- tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
+ Chiếm 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
+ EU không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
ĐÁP ÁN BỘ CÂU HỎI

EU - mô hình liên minh toàn diện

EU - tổ chức thương mại hàng đầu
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Cơ quan lập pháp của EU là? 
Nghị viện châu Âu
Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, chiếm bao nhiêu % trong hoạt động ngoại thương thế giới?
40%
Kể tên các mặt tự do lưu thông giữa các nước EU?
 Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
Nêu vài nét về hoạt động thương mại của EU?
Trao đổi giữa các trung tâm kinh tế, xuất nhập khẩu giữa các nước,
Kể tên các mặt chung giữa các nước EU? 
Có chính sách chung, đồng tiền chung.
Điền vào chỗ trống trong câu sau: “EU là khu vực.. của Thế giới”
Kinh tế lớn

Về văn hóa xã hội, EU chú trọng vấn đề gì?
Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo nghề nghiệp.
Điền vào chỗ trống trong câu sau: “EU không ngừng quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước và tổ chức kinh tế trên thế giới”
Mở rộng
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm đọc nhanh mục 2, 3 trong SGK/182. Sau đó đóng sách vở vào chơi trò “Xúc Xắc vui vẻ”. GV phổ biến luật chơi: Có 2 chủ đề. Nhóm nào gieo xúc xắc trúng chủ đề nào thì sẽ phải trả lời câu hỏi trong chủ đề đó và nhận số điểm tương ứng với mặt xúc xắc đã gieo.
EU - mô hình liên minh toàn diện
EU - tổ chức thương mại hàng đầu
BỘ CÂU HỎI TRÒ CHƠI XÚC XẮC

EU - mô hình liên minh toàn diện

EU - tổ chức thương mại hàng đầu
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Cơ quan lập pháp của EU là? 

Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, chiếm bao nhiêu % trong hoạt động ngoại thương thế giới?

Kể tên các mặt tự do lưu thông giữa các nước EU?

Nêu vài nét về hoạt động thương mại của EU?

Kể tên các mặt chung giữa các nước EU? 

Điền vào chỗ trống trong câu sau: “EU là khu vực.. của Thế giới”

Về văn hóa xã hội, EU chú trọng vấn đề gì?

Điền vào chỗ trống trong câu sau: “EU không ngừng quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước và tổ chức kinh tế trên thế giới”

- Bước 2: HS tiến hành trò chơi. GV đọc câu hỏi và hướng dẫn.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS đánh giá về liên minh châu Âu. GV nhận xét, tổng kết và cho HS xem một số hình ảnh về EU.


Lá cờ của liên minh châu Âu
Đồng tiền chung châu Âu (Euro)
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
(Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì:
- Có chính sách kinh tế chung.
- Sử dụng đồng tiền chung (đồng ơ - rô)
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
Hiện nay, liên minh châu Âu chiếm tới 40% hoạt động ngoại thương của thế giới và có quan hệ chặt chẽ với nhiều trung tâm và khu vực trên thế giới).
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế được sơ đồ tư duy về Liên minh châu Âu.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thiết kế được sơ đồ tư duy về Liên minh châu Âu.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Thiết kế sơ đồ tư duy về Liên minh châu Âu.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CÂU KINH TẾ CHÂU ÂU.
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Kể tên các nước ở châu Âu và xác định được nước đó thuộc khu vực nào của châu Âu.
- Xác định được vị trí của các nước châu Âu trên bản đồ. 
- Vẽ và nhận xét được biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: nhận xét về trình độ phát triển của Pháp và Ucraina.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các nước châu Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
+ Bồ Đào Nha (Nam Âu)
+ Thụy Điển (Bắc Âu)
+ Thụy Sỹ (Trung Âu)
+ Belarus (Đông Âu)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Gv cho học sinh xem 4 hình ảnh quốc kì của các quốc gia thuộc khu vực châu Âu. Yêu cầu HS nêu tên các quốc gia tương ứng với quốc kì đó.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Xác định vị trí một số quốc gia trên bản đồ các nước châu Âu. (15 phút)
a) Mục đích:
- Kể tên được các nước châu Âu.
- Xác định được các nước trong các khu vực châu Âu.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 61.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Vị trí một số quốc gia trên bản đồ các nước châu Âu.
Các khu vực
Tên các nước
1. Bắc Âu
- Các nước trên bán đảo Xcan – đi – na – vi : Na- uy, Thụy Điển, Phần Lan.
- Một quốc đảo: Ai-xơ-len. 
2. Tây và Trung Âu
- Các nước ven biển Bantich: Đan Mạch, Đức, Ba lan
- Các nước ven Đại Tây Dương: Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ
- Hai quốc đảo Anh và Ai-len
- Các nước nằm ở Trung Âu: CH Sec, Áo, Thụy Sỹ, Hung-ga-ri, Rumani, Nam Tư.
3. Nam Âu
- Trên bán đảo I-bê-rich: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Trên bán đảo Italia: Italia
- Trên bán đảo Ban căng: Hy Lạp, Amani, ...
4. Đông Âu
- Các nước ven biển Bantich: Latvia, Litva, Extonia.
- Các nước khác: LB Nga, Belarut, Ucraina, Môn-đô-va.
5. Các nước thuộc EU
- Bắc Âu gồm: Thụy Điển, Phần Lan
- Tây và Trung Âu gồm: Anh, Pháp, Ailen, Hà Lan, Đức, Áo, Lucxenbua, Bỉ, Đan Mạch
- Nam Âu gồm: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Vị trí một số quốc gia trên bản đồ các nước châu Âu.
Các khu vực
Tên các nước
1. Bắc Âu
- Các nước trên bán đảo Xcan – đi – na – vi : Na- uy, Thụy Điển, Phần Lan.
- Một quốc đảo: Ai-xơ-len. 
2. Tây và Trung Âu
- Các nước ven biển Bantich: Đan Mạch, Đức, Ba lan
- Các nước ven Đại Tây Dương: Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ
- Hai quốc đảo Anh và Ai-len
- Các nước nằm ở Trung Âu: CH Sec, Áo, Thụy Sỹ, Hung-ga-ri, Rumani, Nam Tư.
3. Nam Âu
- Trên bán đảo I-bê-rich: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Trên bán đảo Italia: Italia
- Trên bán đảo Ban căng: Hy Lạp, Amani, ...
4. Đông Âu
- Các nước ven biển Bantich: Latvia, Litva, Extonia.
- Các nước khác: LB Nga, Belarut, Ucraina, Môn-đô-va.
5. Các nước thuộc EU
- Bắc Âu gồm: Thụy Điển, Phần Lan
- Tây và Trung Âu gồm: Anh, Pháp, Ailen, Hà Lan, Đức, Áo, Lucxenbua, Bỉ, Đan Mạch
- Nam Âu gồm: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Chia lớp thành 5 nhóm
Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ
+ Nhóm 1: kể tên các nước Bắc Âu 
+ Nhóm 2: kể tên các nước Tây và Trung Âu 
+ Nhóm 3: kể tên các nước Nam Âu 
+ Nhóm 4 : kể tên các nước Đông Âu 
+ Nhóm 5: kể tên các nước thuộc khối liên minh châu Âu 
Các nhóm ghi tên các nước thuộc khu vực của mình lên bảng. 
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế (20 phút)
a) Mục đích:
- Vẽ và nhận xét biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học để vẽ biểu đồ.
Nội dung chính
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina năm 2014
Nhận xét:
 Giống nhau: Cả 2 nước đều có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp chiếm tỉ trọng ít nhất.
Tuy nhiên: Cơ cấu GDP có sự khác nhau, cụ thể: 
 + Pháp: Có nền kinh tế phát triển, trong cơ cấu GDP, ngành DV chiếm tỉ trọng lớn nhất (78,9%), đứng thứ 2 là CN-XD chiếm 19,4%, thấp nhất là nông nghiệp 1,7%.
 + U-crai-na: Nền kinh tế chưa phát triển bằng Pháp. Tỉ lệ dịch vụ thấp hơn Pháp và tỉ lệ nông nghiệp cao hơn Pháp. Các ngành kinh tế có tỉ trọng chênh lệch nhau không quá lớn.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Đọc bài tập 2 và cho biết đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ gì?
- Hs nêu cách vẽ và tiến hành vẽ biểu đồ.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Học sinh tiếp tục hoàn thành bài tập.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Kể tên các quốc gia nằm ở cả 2 châu lục: cả châu Âu và châu Á.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_hoc_ki_ii_lop_7.docx