1. Về kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
2. Về năng lực:
*. Năng lực điều chỉnh hành vi
Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
*. Năng lực phát triển bản thân
Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.
3. Về phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: có ý thức tích cực, tự giác, vươn lên trong học tập
- Phẩm chất trách nhiệm: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
GDCD 7- BÀI 3: HỌC TẬP, TỰ GIÁC (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. - Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. 2. Về năng lực: *. Năng lực điều chỉnh hành vi Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. *. Năng lực phát triển bản thân Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. 3. Về phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: có ý thức tích cực, tự giác, vươn lên trong học tập - Phẩm chất trách nhiệm: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, phiếu học tập và các mẩu chuyện, tấm gương, tình huống, ca dao, tục ngữ, hanh ngữ liên quan đến thực hiện việc tự học tập, tích cực; 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: DỰ KIẾN CHIA TIẾT A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Khơi gợi dẫn dắt, tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động tập thể hát bài: “ Hổng dám đâu” sáng tác Nguyễn Văn Hiên và trả lời câu hỏi sau: Câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát trên đã tự giác học tâp như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi; Gv quan sát, gợi ý, khuyến khích HS chia sẻ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi; -HS khác lắng nghe, bổ sung - Dự kiến sản phẩm: Bạn nhỏ trong bài hát trên đã tự giác học tâp, không tham gia chơi trò chơi cùng các bạn khi chưa hoàn thành bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt và giới thiệu chủ đề bài học B: HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu Biểu hiện của học tập, tích cực a.Mục tiêu: Tìm hiểu những biểu hiện của học tập, tích cực b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập Gv yêu cầu học sinh đọc câu chuyện to rõ trong sgk và quan sát các bức tranh. Gv chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi (15p) Câu 1: Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào? Câu 2: Em hãy nêu những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua các bức tranh trên. Câu 3: Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực mà em biết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm cá nhân, trao đổi nhóm, thống nhất và chuẩn bị báo cáo. (Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh trả lời.) - Gv quan sát, theo dõi, gợi ý, trợ giúp (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. Nhóm còn lại lắng nghe, quan sát. Dự kiến sản phẩm: Câu 1: Cách Bác Hồ tự học ngoại ngữ: - Để học được ngoại ngữ, Bác đã kiên trì mỗi ngày đều học. Dù Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối, rất mệt nhưng Bác vẫn cố gắng dành thêm hai giờ đồng hồ nữa để học. - Bác còn đặt mục tiêu mỗi ngày luyện 10 từ mới, luyện đến khi thuộc mới thôi. Bác còn viết từ mới lên tay để vừa làm việc vừa học. Bác còn chủ động học hỏi từ các chuyên gia, từ những người thành thạo ngoại ngữ. Câu 2: Biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực: - Bức tranh 1: Các bạn học sinh chủ động, tự giác làm bài cùng với nhau, cùng nhau bàn luận cách giải quyết để tìm ra lời giải cho bài tập. - Bức tranh 2: Bạn học sinh chủ động đặt ra thời gian tự học ở nhà và tự giác làm bài tập khi đến giờ học. - Bức tranh 3: Bạn học sinh chủ động xem trước nội dung bài học mới để hiểu trước bài học hôm sau. - Bức tranh 4: Các bạn học sinh rất tích cực phát biểu xây dựng bài. Câu 3: Biểu hiện học tập tập tự giác, tích cực: - Tự giác học bài, làm bài tập mà không cần bố mẹ, thầy cô nhắc nhở - Gặp bài khó thì chủ động nghiên cứu cách làm, không ngồi đợi người khác làm hộ - Chủ động tìm hiểu kiến thức mới bằng cách đọc sách, lên mạng tra cứu, hỏi bố mẹ hoặc anh chị Biểu hiện học tập chưa tự giác, tích cực: - Không chịu làm bài tập, đến khi bị phạt mới làm - Mượn bài tập của bạn khác để chép mà không tự làm - Đến khi nào kiểm tra mới chịu học bài, còn bình thường thì không học Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ * Sau khi các nhóm trả lời câu hỏi, nộp lại phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết thông qua kết luận: - Có mục đích động cơ học tập đúng đắn - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Luôn cố gắng kiên trì vượt khó trong học tập - Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động học tập tích cực. a. Mục tiêu: - Hs giải thích được ý nghĩa của học tập tự giác tích cực đối với HS b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV có thể in phần thông tin thành phiếu học tập, sau đó phát và yêu cầu HS làm việc cá nhân. Câu 1: Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến? Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc cá nhân, hoàn thiện phiếu học tập - Gv quan sát, trợ giúp hs khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trả lời cá nhân, hs khác theo dõi - Dự kiến sp: Câu 1: Việc tự giác, tích cực học tập, rèn luyện đã giúp cho Tuấn và Yến rèn luyện được tính kỷ luật đối với bản thân, giúp nâng cao tinh thần học hỏi, tự giác học tập để thu được nhiều kiến thức mới, gặt hái thành công trong học tập và có cơ hội được rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, trở thành những người có ích. Câu 2: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Hs nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, kết luận: 1. Biểu hiện của học tập, tích cực - Học tập tự giác tích cưc là chủ động cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo. - Biểu hiện: + Có mục đích động cơ học tập đúng đắn + Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập + Luôn cố gắng kiên trì vượt khó trong học tập + Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân. 2. Ý nghĩa của hoạt động học tập tích cực. - Giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập. - Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. - Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: -HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá, áp dụng kiến thức để làm bài tập. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập Câu hỏi 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. b) Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi đến các kì kiểm tra. c) Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tùy thuộc vào hoàn cảnh. d) Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích lũy kiến thức cho bản thân. Câu hỏi 2. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao? a) Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại. b) A luôn thích đọc tác phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện, câu nói hay để vận dụng vào việc viết văn. Nhờ vậy, kĩ năng viết văn của bạn ngày càng được nâng cao. c) B thích môn Tiếng Anh nên thường xuyên mang sách Tiếng Anh ra làm bài tập trong các giờ học khác, B cho rằng: "Môn học này rất quan trọng trong thời kì hội nhập. Các môn học còn lại là phụ nên chỉ cần biết là đủ". d) Buổi tối, N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra. e) Thấy T ngủ gật trong giờ học, P nhắc bạn cần tập trung nghe cô giảng bài. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Hs hoạt động cá nhân –Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS khác quan sát, nhận xét. Sản phẩm dự kiến: Câu 1: Em đồng tình với các ý kiến: a) vì đây chính là biểu hiện của việc tự giác, tích cực học tập. d) vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực. Em không đồng tình với các ý kiến: b) vì chỉ học bài khi đến kì kiểm tra là biểu hiện của việc học chống đối, không tự giác học tập; như vậy sẽ không hiểu kĩ được kiến thức và không ghi nhớ được lâu. c) vì nếu xây dựng kế hoạch nhưng không nghiêm túc thực hiện nó thì kế hoạch đó sẽ không đạt hiệu quả, bản thân cũng sẽ không thu được lợi ích gi từ kế hoạch đó. Câu 2: Các bạn đã học tập tự giác, tích cực: A vì bạn đã chủ động tìm kiếm và học hỏi từ các tác phẩm văn học, các câu chuyện sưu tầm được. P vì bạn đã chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. Các bạn chưa học tập tự giác, tích cực: Q vì bạn không tự làm bài tập bằng khả năng của bản thân mà lại nhờ bạn làm hộ rồi chép lại. B vì dù việc bạn chủ động học tập môn Tiếng Anh là rất tốt, nhưng không thể vì thế mà bỏ bê các môn học khác. N vì bạn không tự giác làm bài mà chỉ làm khi bố mẹ kiểm tra, nhắc nhở. T vì bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi thật hợp lí, để tránh tình trạng ngủ gật trong lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. – GV nhận xét, khen ngợi HS có cách trả lời đúng và hay D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm – 4 nhóm hoàn thành nhiệm vụ sau: Câu hỏi 1. Em hãy viết về một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó? Câu hỏi 2. Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận vào tiết sau GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). Câu 1: - Một tấm gương tự giác. tích cực trong học tập mà em vô cùng hâm mộ đó chính là anh trai của em. - Anh trai em học vô cùng giỏi, và anh luôn tự giác học tập chưa bao giờ phải để bố mẹ hoặc thầy cô nhắc nhở. Anh học giỏi và rất chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu kiến thức mới trong sách vở và trên mạng internet. Vì vậy mà anh trai em đã thi đỗ vào trường Đại học Ngoại Thương. - Anh trai em luôn giúp đỡ em trong việc học, anh rất kiên nhẫn giảng giải cho em những bài tập khó và kiến thức em chưa hiểu. Vì vậy mà thành tích học tập của em chưa bao giờ tụt dốc. - Anh trai luôn là tấm gương sáng cho em trong việc học. Em nhất định sẽ chăm chỉ, chịu khó và chủ động học tập giống như anh trai, để ngày càng nâng cao thành tích học tập và biết thêm nhiều điều mới lạ. Câu 2: Biểu hiện chưa tự giác: Mỗi khi gặp bài tập khó, em sẽ dễ nản chí không suy nghĩ mà đi tìm kiếm lời giải trên mạng hoặc hỏi bạn bè cách làm. Biện pháp rèn luyện: Em sẽ đọc lại thật kĩ phần lí thuyết liên quan của bài tập, sau đó luyện tập thêm các bài tập cơ bản để nắm vững và hiểu kĩ lí thuyết hơn. Khi đã nắm vững kiến thức rồi, em sẽ liên hệ nó với bài tập khó, phân tích đề bài thật kĩ và thử nhiều cách giải khác nhau cho đến khi tìm ra đáp án. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv bổ sung, kết luận- vào tiết sau.
Tài liệu đính kèm: