Giáo án môn Hình học 7 - Nguyễn Công Sáng - Tiết 24: Luyện tập

Giáo án môn Hình học 7 - Nguyễn Công Sáng  - Tiết 24: Luyện tập

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Tiếp tục củng cố và khắc sâu kiến thức về trường hợp bằng nhau thứ nhất (c.c.c) của hai tam giác.

- Kĩ năng: Tiếp tục luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.c.c). Học sinh hiểu và biết vẽ 1 góc bằng 1 góc cho trước bằng thước và compa. Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau.

- Trọng tâm: Luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.c.c).

* Trọng Tâm: Luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.c.c).

II/ Chuẩn bị

GV: Thước thẳng, bảng phụ, compa

HS: Bảng nhóm, thước thẳng, compa

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 7 - Nguyễn Công Sáng - Tiết 24: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Nguyễn Công Sáng 
Soạn ngày: 30/11/06
Dạy ngày: /12/06 
Tiết 24
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Tiếp tục củng cố và khắc sâu kiến thức về trường hợp bằng nhau thứ nhất (c.c.c) của hai tam giác. 
- Kĩ năng: Tiếp tục luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.c.c). Học sinh hiểu và biết vẽ 1 góc bằng 1 góc cho trước bằng thước và compa. Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau.
- Trọng tâm: Luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.c.c).
* Trọng Tâm: Luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.c.c).
II/ Chuẩn bị
GV: Thước thẳng, bảng phụ, compa
HS: Bảng nhóm, thước thẳng, compa
III/ Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
6’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
1) Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
2) Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác.
Khi nào thì ABC = A’B’C’ theo trường hợp (c.c.c)
Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa.
Học sinh 2: Phát biểu định lý.
10’
Hoạt động 2: Bài tập vẽ hình và chứng minh
Bài 32 (SBT.102)
Cho ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM ^ BC.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình.
 1 học sinh đọc phân tích đề bài.
 1 học sinh khác vẽ hình ghi gt, kl trên bảng. Cả lớp làm ra vở.
GT
D ABC
AB = AC
M là trung điểm của BC
KL
AM ^ BC.
Chứng minh:
Xét D AMB và D AMC có: 
AM là cạnh chung.
AB = AC (gt)
MB = MC (gt)
=> D AMB = D AMC (c.c.c)
=> AMB = AMC (Hai góc tương ứng)
Mà AMB ạ AMC = 1800 (2 góc kề bù)
=> AMB = 900 hay AM ^ BC
10’
Bài 34 (SBT.102)
Cho D ABC vẽ cung tròn (A; BC) và cung tròn (C; BA) Hai cung tròn cắt nhau ở D ( B và D nằm khác phía đối với AC ).
Chứng minh AD // BC.
? Bài toán cho biết điều gì và yêu cầu ta phải tìm cái gì.
Để cm AD // BC cần chỉ ra điều gì.
1 học sinh đọc đề bài.
1 học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
1 học sinh khác lên bảng trình bày lời giải.
GT
D ABC; (A;Bc) ầ(C;AB) = {D}
( D và B khác phía đối với AC
KL
CD // BC
Chứng minh: 
Xét D ABC và D CDA có
AB = CD (gt).
BC = DA (gt)
AC là cạnh chung
D ABC = D CDA
=> ACD = CAD (2 góc tương ứng) và vị trí so le trong => AD // BC
10’
Hoạt động 3: Bài tập vẽ góc bằng góc cho trước
Bài 22 (SGK-116)
GV: Nêu rõ các thao tác vẽ hình:
- Vẽ góc xOy và tia Am
- Vẽ cung tròn (O; r) cắt Ox tại B; cắt Oy tại C
- Vẽ cung tròn (A;r) cắt Am tại D
- Vẽ cung tròn (D;BC) cắt cung tròn (a;r) tại E
- Vẽ tia AE ta được DAE = xOy
GV: ? Vì sao DAE = xOy
HS đọc đề bài
Một HS lên bảng vẽ hình theo các bước
Chứng minh:
Xét OBC và AED có:
OB = AE = r
OC = AD = r
BC = ED (theo cách vẽ)
=> OBC = AED (c.c.c)
=> BOC = EAD hay xOy = EAD
7’
Hoạt động 4: Có thể em chưa biết
GV cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết” trong SGK.
GV đưa mô hình của hình 75 thực hiện cho HS quan sát.
? Hãy lấy ví dụ áp dụng tính xác định hình dạng và kích thước của tam giác trong thực tế 
HS đọc trong SGK và quan sát mô hình của GV
HS lấy thêm ví dụ trong thực tế:..
2’
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại cách vẽ tia phân giác của 1 góc.
- Vẽ 1 góc bằng 1 góc cho trước.
- Làm bài tập 23 (SGK), BT: 33, 34, 35 (SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc