Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 15: Ôn tập chương I

Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 15: Ôn tập chương I

I. Mục Tiêu:

1. Kiến thức:

 - Hệ thống hoá các kiến thức về đương thẳng vuông góc và đường thẳng song song.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ 2 đường thẳng vuông góc và song song.

 - Biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song với nhau hay không.

3. Thái độ:

 - Rèn tính quan sát, nhận biết nhanh, tập suy luận, cẩn thận trong vẽ hình.

II. Chuẩn Bị:

- GV: Thước thẳng, eke, bảng phụ.

- HS: Thước thẳng, eke.

III. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề,

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 15: Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 	 Ngày soạn: 06 – 10 - 2010 
Tiết: 15 	 Ngày dạy: 09 – 10 - 2010
ÔN TẬP CHƯƠNG I (TT)
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
 - Hệ thống hoá các kiến thức về đương thẳng vuông góc và đường thẳng song song.
2. Kĩ năng:
	- Sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ 2 đường thẳng vuông góc và song song.
	- Biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song với nhau hay không.
3. Thái độ:
	- Rèn tính quan sát, nhận biết nhanh, tập suy luận, cẩn thận trong vẽ hình.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Thước thẳng, eke, bảng phụ.
- HS: Thước thẳng, eke.
III. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, 
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)
Lớp 7A1:	
Lớp 7A2:	
2. Kiểm tra bài cũ: 
Xen vào lúc ôn tập.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Đường trung trực của đoạn thẳng. (10’)
- GV: Yêu cầu HS làm bài 56 SGK trang 104.
- GV: Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.
- GV: Yêu cầu HS nêu trình tự các bước vẽ hình.
- GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình.
- HS: Đọc đề bài 56.
- HS: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
- HS: Trả lời:
+ Vẽ đoạn AB = 28mm
+ Xác định trung điểm M của AB.
+ Vẽ d vuông góc với AB tại M.
- HS: Lên bảng vẽ hình.
Dạng 1: Đường trung trực của đoạn thẳng.
Bài 56:
AB = 28mm
Vẽ d là đường trung trực của AB.
Hoạt động 2: Tính chất của hai đường thẳng song song. Hai góc đối đỉnh. (20’)
- GV: Yêu cầu HS làm bài 59 SGK trang 104.
- GV: Hướng dẫn:
Vận dụng tính chất hai đường thẳng song song: hai góc so le trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau.
- GV: Ngoài ra, hai góc đối đỉnh như thế nào?
- HS: Làm bài 59 SGK trang 104.
- HS: HS thảo luận.
- HS: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Dạng 2: Tính chất của hai đường thẳng song song. Hai góc đối đỉnh.
Bài 59:
Cho d//d’//d” và hai góc 600, 1100. Tính các góc 1, 2, 3, 4, 5, 6
A
C
600
E
1
4
3
2
G
d”
d’
d
D
1100
5
6
B
Ta có: (so le trong) 
 (đồng vị)
 (kề bù với )
 (đối đỉnh)
 (đồng vị với )
 (đồng vị với )
Hoạt động 3: Định lí. (13’)
- GV: Yêu cầu HS làm bài 60a SGK trang 104.
- GV: Hình 42a nói về định lí nào của bài 6?
- GV: Gọi HS phát biểu định lí đó.
- GV: Gọi HS nêu GT, KL?
- HS: Làm bài 60a SGK trang 104.
- HS: Hình 42a nói về định lí hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba.
- HS: Phát biểu định lí: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
- HS: Nêu GT, KL.
GT: c^a , c^b
KL: a//b
Dạng 3: Định lí.
Bài 60.:
Hãy phát biểu các định lí được diễn tả bằng các hình vẽ sau, rồi viết GT, KL của từng định lí.
Hình 42 a
Định lí: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
GT c^a , c^b
KL a//b
4. Củng Cố:
 	- Xen vào lúc ôn tập.
5. Dặn Dò: (1’)
 - Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- Ôn tập chu đáo để tiết sau kiểm tra.
6. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan GA Hinh hoc 7tuan 9 tiet 15.doc