Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 24: Luyện tập 2

Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 24: Luyện tập 2

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Củng cố trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác cạnh – cạnh – cạnh.

2. Kĩ năng:

- Biết vẽ hai tam giác khi biết 3 cạnh của nó. Biết chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp này rồi suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.

3. Thái độ:

 - Rèn kĩ năng chứng minh hai cạnh hoặc hai góc bằng nhau bằng cách sử dụng chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hơp cạnh – cạnh – cạnh.

- Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, khả năng trình bày bài toán chứng minh hình học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Thước thẳng, compa.

- HS: Thước thẳng, compa.

III. Phương pháp: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định lớp: (1’)

Lớp 7A1:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 24: Luyện tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 	 Ngày soạn: 23 – 10 - 2010 
Tiết: 24	 Ngày dạy: – 10 - 2010
LUYỆN TẬP 2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác cạnh – cạnh – cạnh.
2. Kĩ năng:
- Biết vẽ hai tam giác khi biết 3 cạnh của nó. Biết chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp này rồi suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.
3. Thái độ:
	- Rèn kĩ năng chứng minh hai cạnh hoặc hai góc bằng nhau bằng cách sử dụng chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hơp cạnh – cạnh – cạnh.
- Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, khả năng trình bày bài toán chứng minh hình học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, compa.
- HS: Thước thẳng, compa.
III. Phương pháp: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: (1’)
Lớp 7A1:	
Lớp 7A2:	
2. Kiểm tra bài cũ: 
Xen vào lúc làm bài tập.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Luyện tập. (42’)
- GV: Cho HS đọc đề bài 22.
- GV: Thực hiện lại các bước như trong SGK.
- GV: Cho HS lên bảng thực hiện lại.
- GV: và nằm trong hai tam giác nào?
- GV: và có các yếu tố nào bằng nhau? Vì sao?
- GV: Hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp nào?
- GV: Suy ra hai góc nào bằng nhau? Vì sao?
- GV: Giới thiệu cho HS cách vẽ một góc bằng góc cho trước.
- GV: Cho HS đọc đề bài 23.
- GV: Vẽ hình.
- GV: Muốn chứng minh AB là tia phân giác của ta phải chứng minh điều gì?
- GV: và nằm trong hai tam giác nào?
- GV: và có các yếu tố nào bằng nhau? Vì sao?
- HS: Đọc đề.
- HS: Chú ý theo dõi.
- HS: Lên bảng thực hiện lại, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét các bước thực hiện của bạn.
- HS: 
 và 
- HS: 
OB = AD (bk r1)
OC = AE (bk r1)
BC = DE (bk r2)
- HS: Cạnh – cạnh – cạnh
- HS: 
Đây là hai góc tương ứng của 2 tam giác = nhau.
- HS: Chú ý lắng nghe.	
- HS: Đọc đề.
- HS: Chú ý theo dõi và vẽ hình vào trong vở.
- HS: Chứng minh 
- HS: và nằm trong và .
- HS: AC = AD (bk (A))
	BC = BD (bk (B))
	AB là cạnh chung
Bài 22: 
Xét và ta có:
	OB = AD (bán kính r1)
	OC = AE (bán kính r1)
	BC = DE (bán kính r2)
Do đó: (c.c.c)
Þ
Hay: 
Bài 23: 
Xét và ta có:
	AC = AD (bk đường tròn tâm A)
	BC = BD (bk đường tròn tâm B)
	AB là cạnh chung
Do đó: (c.c.c)
Þ 
Hay: AB là tia phân giác của 
4. Củng Cố:
 	- Xen vào lúc làm bài tập.
5. Dặn Dò: (2’)
 - Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- GV giới thiệu về mục “Có thể em chưa biết”
	- Xem trước bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh – góc – cạnh (c.g.c).
	- Tiết sau nhớ mang dụng cụ compa, thước đo độ.
6. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan hh7 tuan12 tiet 24.doc