Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 40 đến tiết 64

Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 40 đến tiết 64

A.MỤC TIÊU:

 -Tiếp tục củng cố định lý Pytago (thuận và đảo).

 -Vận dụng định lý Pytago để giải quyết bài tập và một số tình huống thực tế có nội

 dung phù hợp.

 -Giới thiệu một số bộ ba Pytago.

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke, bảng phụ (hoặc giấy trong, máy chiếu). Mô hình khớp vít minh hoạ BT 59/133 SGK, bảng phụ gắn hai hình vuông bằng bìa như hình 137/134 SGK.

 -HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút viết bảng, vở BT in. Mỗi

 nhóm hai hình vuông bằng giấy có mầu khác nhau, 1 tấm bìa cứng.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I.Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (10 ph).

 

doc 59 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 40 đến tiết 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40: 	 LUYỆN TẬP 2 
A.MỤC TIÊU: 
 -Tiếp tục củng cố định lý Pytago (thuận và đảo).
 -Vận dụng định lý Pytago để giải quyết bài tập và một số tình huống thực tế có nội 
 dung phù hợp.
 -Giới thiệu một số bộ ba Pytago.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke, bảng phụ (hoặc giấy trong, máy chiếu). Mô hình khớp vít minh hoạ BT 59/133 SGK, bảng phụ gắn hai hình vuông bằng bìa như hình 137/134 SGK.
 -HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút viết bảng, vở BT in. Mỗi
 nhóm hai hình vuông bằng giấy có mầu khác nhau, 1 tấm bìa cứng.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I.Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (10 ph).
Hoạt động của giáo viên
-Câu hỏi 1:
+Phát biểu định lý Pytago.
+ Chữa BT 60/133 SGK :
Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC (H Ỵ BC). Cho biết AB = 13cm, AH = 12cm, HC = 16cm. Tính các độ dài AC, BC.
-GV vẽ hình tóm tắt đầu bài.
-Cho nhận xét và cho điểm.
-Câu hỏi 2:
+Yêu cầu chữa BT 59/133 SGK:
Bàn Tâm muốn đóng một nép chéo AC để chiếc khung hình chữ nhật ABCD được vững hơn. Tính độ dài AC, biết rằng AD = 48cm, CD = 36cm.
 B C
 36cm
 A 48cm D
-Đưa ra mô hình khớp vít và hỏi: Nếu không có nép chéo AC thì khung ABCD sẽ thế nào?
-Cho HS nhận xét và cho điểm.
Hoạt động của học sinh
-HS 1 : 
+Phát biểu định lí.
+Chữa BT 60/133 SGK:
 A AC = ?cm BC = ?cm
 13 12
 B H 16 C
Đáp số: AC = 20cm; 
BC = BH + HC = 5 + 16 = 21cm
-HS 2:
+Chữa BT 59/133 SGK:
D vuông ACD có:
AC2 = AD2 + CD2 (đl Pytago).
AC2 = 482 +362
AC2 = 3600. ÞAC = 60cm
-Trả lời: Khung ABCD khó giữ được là hình chữ nhật. Góc D có thể thay đổi không còn là 90o.
-Các HS khác nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
 II.Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (27 ph).
II.Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (27 ph).
HĐ của Giáo viên
-Yêu câu làm BT 61/133 SGK:
-Cho tự làm 5 phút.
-GV đưa bảng phụ có vẽ sẵn hình 135/133 SGK.
-Gợi ý nên lấy thêm các điểm E, F, D trên hình.
-Gọi 3 HS trình bày cách tính.
-Yêu cầu làm BT 62/133 SGK vào vở BT in:
 A 4m E 8m D
 3m
 O
6m
 B F C
HĐ của Học sinh
-1 HS đọc to đề bài.
-HS sử dụng ô kẻ trong vở BT in để làm (vở này vẽ sai hình).
-Suy nghĩ tự làm trong 5 phút.
-Ba HS trình bày cách tính độ dài các cạnh AB, BC, AC của tam giác ABC.
+D BEC vuông ở E, ta có: BC2 = CE2 + BE2 = 52 + 32 
 = 25 + 9 = 34 = 
 ÞBC = Ư34.
-HS tự làm vào vở BT
-VàI HS trả lời BT
Ghi bảng
I.Luyện tập:
 1.BT 61/133 SGK:
 C E
 B
 F A D
áp dụng định lý Pitago lần lượt với các tam giác vuông:
+D ACF vuông ở F, ta có: AC2 = CF2 + AF2 = 42 + 32 
 = 16 + 9 = 25 = 52
 ÞAC = 5.
+D ABD vuông ở D, ta có: AB2 = BD2 + AD2 = 12 + 22 
 = 1 + 4 = 5 =(Ư5)2
 ÞAC = Ư5.
2.BT 62/133 SGK đố:
Trả lời: Con cún có thể tới được các vị trí A, B, D nhưng không đến được vị trí C.
 III.Hoạt động 3: THỰC HÀNH: GÉP HAI HÌNH VUÔNG THÀNH MỘT HÌNH VUÔNG (7 ph).	
-Lấy bảng phụ có gắn hai hình vuông ABCD cạnh a và DEFG cạnh b mầu khác nhau.
-Hướng dẫn Đặt đoạn AH = b trên cạnh AD, Nối AH, HF rồi cắt hình, ghép được hình vuông mới.
-Yêu cầu HS ghép hình theo nhóm.
GV kiểm tra ghép hình của một số nhóm.
-Hỏi: Kết quả thực hành minh hoạ cho kiến thức nào?
II.Thực hành: Ghép hai hình vuông thành 1 hình vuông.
-Lắng nghe GV hướng dẫn.
-Thực hành theo nhóm, khoảng 3 phút rồi đại diện nhóm lên bảng trình bày cụ thể.
-Trả lời: Kết quả thực hành thể hiện nội dung định lí Pytago.
 IV.Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph).	
-Ôn lại định lí Pytago (thuận, đảo).
-BTVN: 83, 84, 85, 90, 92/ 108, 109 SBT.
-Ôn ba trường hợp bằng nhau (c.c.c, c.g.c, g.c.g) của tam giác.
Tiết 42: 	 LUYỆN TẬP 
A.MỤC TIÊU: 
 -Rèn kỹ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kỹ năng trình bày bài chứng minh hình.
 -Phát huy trí lực học sinh.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke, bảng phụ (hoặc giấy trong, máy chiếu). 
 -HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút viết bảng, vở BT in. 
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I.Hoạt động 1: KIỂM TRA CHỮA BÀI TẬP (15 ph).
Hoạt động của giáo viên
-Câu hỏi 1:
+Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông ?
+ Chữa BT 64/136 SGK :
Cho tam giác vuông ABC và DEF có Â = D = 90o , AC = DF. Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau (về cạnh hay về góc) để DABC = DDEF
-GV vẽ hình tóm tắt đầu bài.
-Cho nhận xét và cho điểm.
-Câu hỏi 2:
+Yêu cầu chữa BT 65/137 SGK:
Cho DABC cân tại A (Â < 90o). Vẽ BH ^ AC (H Ỵ AC), CK ^ AB (K Ỵ AB).
a)Chứng minh rằng AH = AK.
b)Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A.
 A
 K I H
 B C
-GV vẽ hình và tóm tắt đề bài.
-Cho HS nhận xét và cho điểm.
Hoạt động của học sinh
-HS 1 : 
+Phát biểu 4 trường hợp.
+Chữa BT 64/136 SGK: Làm miệng
 B E
 A C D F
Bổ xung thêm đk: BC = EF, hoặc AB = DE, hoặc góc C = góc F.
-HS 2:
+Chữa BT 65/137 SGK: Làm miệng.
a)Xét DABH và DACK có:
Góc H = Góc K = 90o.
 chung.
AB = AC (DABC cân tại A).
Suy ra DABH = DACK (cạnh huyền, góc nhọn). Nên AH = AK (cạnh tương ứng).
-Trả lời: Khung ABCD khó giữ được là hình chữ nhật. Góc D có thể thay đổi không còn là 90o.
b)Nối AI có DAKI = DAHI (cạnh huyền, cạnh góc vuông) (AK = AH, AI chung).
Suy ra góc KAI = góc HAI , nên AI là tia phân giác góc A.
-Các HS khác nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
 II.Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (27 ph).
II.Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (27 ph).
HĐ của Giáo viên
-Yêu câu làm BT 98/110 SBT: Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác cân.
-Cho tự làm 5 phút.
-GV đưa bảng phụ, hướng dẫn hình và ghi GT, KL.
-Gợi ý: Để chứng minh DABC cân , ta cần chứng minh điều gì?
-Cần vẽ thêm đường phụ để tạo ra 2 tam giác vuông trên hình chứa góc Â1, Â2 mà chúng đủ đk bằng nhau.
-
-Gọi 2 HS chứng minh
-Hỏi: Qua bài tập này em hãy cho biết một tam giác có điều kiện gì thì là một tam giác cân?
-Nếu cong thời gian cho làm BT 3 vở BT in.
HĐ của Học sinh
-1 HS đọc to đề bài.
-Suy nghĩ tự làm trong 5 phút.
-Vẽ hình ghi GT & KL.
 A
 1 2
 K H
 B M C
 DABC
GT MB = MC
 Â1 = Â2
KL DABC cân
-Cần chứng minh AB = AC hoặc góc B bằng góc C.
-Có thể phát hiện ra DABM và DACM có hai cạnh bằng nhau và 1 góc bằng nhau, nhưng góc đó không xen giữa 2cạnh bằng nhau.
-Cần vẽ thêm MK ^ AB tại K, MH ^ AC tại H.
-2 HS chứng minh miệng. 
-HS tự làm vào vở BT.
-Một tam giác có một đường phân giác đồng thời là đường trung tuyến thì tam giác đó sẽ là tam giác cân tai đỉnh xuất phát đường trung tuyến.
Ghi bảng
I.Luyện tập:
 1.Bài 1 (98/110 SBT):
 Vẽ thêm MK ^ AB tại K, MH ^ AC tại H.
 *Xét DAKM và DAHM có:
góc K = góc H = 90o.
cạnh huyền AM chung.
Â1 = Â2 (gt).
Þ DAKM = DAHM (cạnh huyền, góc nhọn).
Þ KM = HM (cạnh tương ứng).
*Xét DBKM và DCHM có:
góc K = góc H = 90o.
KM = HM (cm.trên).
MB = MC (gt).
Þ DBKM = DCHM (cạnh huyền, cạnh góc vuông).
Þ góc B = góc C (góc tương ứng).
Þ DABC cân.
*Hoặc từ DAKM = DAHM
 ÞAK = AH và Â chung.
ÞDABM = DACM (cạnh góc vuông, góc nhọn)
Þ AB = AC.
Þ DABC cân.
2.BT 3 vở BT:
 III.Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 ph).	
-BTVN: 96, 97, 99, 100/110 SBT.
-Hai tiết sau thực hành ngoài trời. Chuẩn bị mỗi tổ 4 cọc tiêu, 1 giác kế, 1 sợi dây dài 10 m, 1 thước đo. Ôn lại cách sử dụng giác kế ( SGK toán 6 tập 2).
Tiết 43-44: 	§9. THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI 
A.MỤC TIÊU: 
 -HS biết cách xác định khoảng cách giữa hai điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
 -Rèn kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: 
+Địa điểm thực hành cho các tổ HS.
	+Các giác kế và cọc tiêu để các tổ thực hành (Liên hệ với phòng đồ dùng dạy học).
	+Huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi tổ từ 1 đến 2 HS).
+Mẫu báo cáo thực hành của các tổ HS.
 -HS:Mỗi tổ HS là một nhóm thực hành, cùng với GV chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm:
+4 cọc tiểu, mỗi cọc dài 1,2m. 
+1 giác kế.
+1 sợi dây dài khoảng 10m.
+1 thước đo độ dài.
+Các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước do GV hướng dẫn).
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (2 TIẾT):
 I.Hoạt động 1: THÔNG BÁO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM (20 ph).
(tiến hành trong lớp).
Hoạt động của giáo viên
-Đưa hình 149 lên bảng phụ giới thiệu nhiệm vụ thực hành:
1)Nhiệm vụ: Cho trước hai cọc A và B, trong đó ta nhìn thấy cọc B nhưng không đi đến được B. Hãy xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc.
2)Hướng dẫn cách làm:
Hướng dẫn cách làm như SGK để đưa đến hình 150 SGK.
-Đặt giác kế tại A vạch đường thẳng xy ^ AB tại A.
-Hỏi: Sử dụng giác kế thế nào để vạch được đường thẳng xy ^ AB tại A?
-Nếu HS không nhớ cách làm GV cần nhắc lại cách sử dụng giác kế.
-GV cùng 2 HS làm mẫu trước lớp cách vẽ đường thẳng xy ^ AB tại A.
-Sau đó lấy 1 điểm E Ỵ xy.
-Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD.
Hoạt động của học sinh
-Lắng nghe và ghi bài.
-Đọc lại nhiệm vụ trang 138 SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn.
-Trả lời: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng đi qua A. Đưa thanh quay về vị trí 0o và quay mặt đĩa sao cho cọc ở B và hai khe hở ở thanh quay thẳng hàng. Cố định mặt đĩa , quay thanh đi 90o, điều chỉnh cọc sao cho thẳng hàng với hai khe hở ở thanh quay. Đường thẳng đi qua A và cọc chính là đường thẳng xy.
Hoạt động của giáo viên
-Hỏi: làm thế nào để xác định được điểm D?
-Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm ^ AD
-Hỏi: Cách làm như thế nào ?
-Dùng cọc tiêu, xác định trên tia ...  của học sinh
-HS 1:
a)Đúng.
b)Sai.
Bổ sung: nằm bên trong góc đó
c)Đúng.
d)Sai.
Sửa lại: hai góc kề bù 
-HS 2: Chứng minh miệng
 A DABC; AB = AC
 1 2 GT Â1 = Â2
 KL MB = MC
 Xét DAMB và DAMC
 Có AB = AC (gt)
B M C Â1 = Â2 (gt)
 Cạnh AM chung
 Þ DAMB và DAMC (c.g.c)
 Þ MB = MC (cạnh tương ứng)
 II.Hoạt động 2: Đ ƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC (8 ph)
HĐ của Giáo viên
-GV vẽ tam giác ABC, tia phân giác của góc A cắt BC tại M. Giới thiệu đường phân giác của tam giác.
-Hỏi: +Một tam giác có mấy đường phân giác?
+Qua BT trên đường phân giác xuất phát từ đỉnh của tam giác cân đồng thời là đường gì?
HĐ của Học sinh
-Vẽ hình theo GV 
 A
 B M C
-Trả lời: 
+Một tam giác có 3 đường phân giác.
+đường trung tuyến.
Ghi bảng
1Đường phân giác của tam giác:
a)Đoạn thẳng AM là đường phân giác của DABC. Mỗi tam giác có 3 đường phân giác.
b)Tính chất : SGK
 III.Hoạt động 3: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC ( 15 ph).
-Yêu cầu làm ?1.
-GV cùng làm với HS
-Hỏi: Em có nhận xét gì về ba nếp gấp này?
-Điều đó thể hiện t/c ba đường phân giác của D
-Yêu cầu đọc định lý trang 72 SGK. 
-GV vẽ hình yêu cầu HS làm ?2
-Yêu cầu hoạt động nhóm chứng minh định lý.
-Yêu cầu 1 đại diện nhóm trình bày cách chứng minh.
-Yêu cầu phát biểu lại định lý .
-Tiến hành làm ?1 cùng GV
 -Nhận xét thấy ba nếp gấp gặp nhau tại 1 điểm.
-1 HS đọc to định lý 
-Tiến hành ghi GT, KL của định lý.
-Hoạt động nhóm làm chứng minh ĐL
-1 đại diện nhóm trình bày chứng minh miệng như trang 72.
-2 HS phát biểu lại định lý.
2.Tính chất ba đường phân giác:
a)?1:
b)Định lý: SGK
 A
 K
 L E
 F 
 I
B C
 H
 DABC; 
 BE phân giác góc B;
GT CF phân giác góc C
 IH ^ BC; IL ^ AB 
KL AI là tia phân giác Â
 TH = IK = IL
 IV.Hoạt động 4: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (10 ph).
-Yêu cầu HS làm BT 36/72 SGK.
-Yêu cầu HS làm BT 36/72 SGK
 V.Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph).	
-Học thuộc định lý về tính chất 3 đường phân giác của tam giác và tính chất tam giác cân.
-BTVN: BT 37, 39, 43/72, 73 SGK.
Tiết 63: 	 LUYỆN TẬP 
A.MỤC TIÊU: 
 -Củng cố các định lý về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, tính chất ba đường trung trực của tam giác, một số tính chất của tam giác cân, tam giác vuông. 
 -Rèn kỹ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác, chứng minh ba điểm thẳng hàngvà tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông. 
 -HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Thước hai lề , êke, bảng phụ (hoặc giấy trong, máy chiếu) ghi câu hỏi bài tập. 
 -HS: Thước hai lề , compa, Êke, vở BT in. 
	 Mỗi học sinh một bìa cứng có hình dạng một góc.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I.Hoạt động 1: KIỂM TRA CHỮA BÀI TẬP (10 ph).
 O
 O
Hoạt động của giáo viên
-Câu hỏi 1:
+Phát biểu định lý về ba đường trung trực của tam giác.
+Vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác vuông ABC (Â= 1v). Nêu nhận xét về vị trí tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông.
-Câu hỏi 2:
+Thế nào là đường tròn ngoại tiếp tam giác, cách xác định tâm của đường tròn này.
+Vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC trường hợp góc A tù. Nêu nhận xét về vị trí tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác.
Nếu tam giác ABC nhọn thì sao?
-GV kiểm tra vở BT một số HS.
-Cho HS nhận xét và cho điểm.
Hoạt động của học sinh
-HS 1: 
+Phát biểu định lý trang 78 SGK. 
 A
 B C
+Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.
-HS 2: Trả lời và vẽ hình.
 A
 B C
+Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác tù ở bên ngoài tam giác.
+Nếu tam giác ABC nhọn thì tâm của đường tròn ngoại tiếp ở bên trong tam giác.
-Các HS khác nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
II.Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (32 ph).
HĐ của Giáo viên
-Cho đọc đề bài tập 47/76 SGK.
-GV vẽ hình lên bảng theo yêu cầu của đầu bài. 
-Yêu cầu HS làm Bài 2 trong vở BT in.
-Gọi lần lượt 3 HS chứng minh.
HĐ của Học sinh
-1 HS đọc to đề bài 34.
-1 HS nêu GT, KL.
-HS cả lớp làm vào vở.
-3 HS đứng tại chỗ chứng minh miệng 3 câu a, b, c.
 Góc xOy
Ghi bảng
1.BT 47/76 SGK:
 M 
A B
 I 
 N
Đ của Giáo viên
-Yêu câu làm BT 5/56 SGK: 
-Cho 1 HS đọc to đề bài
-Cho tự làm 5 phút.
-GV đưa bảng phụ, hướng dẫn hình 
-Gợi ý: 
+Để biết ai đi xa nhất phải so sánh các đoạn đường nào 
+Hãy so sánh lần lượt BD với CD trongDDBC Xem đối diện với góc nào?
-Gọi 2 HS chứng minh
-Đưa bài 6/56 lên bảng phụ
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
Cho HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
-Yêu câu làm BT32/70 SGK.
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT, KL
-Gọi ý : 
+M tia phân giác góc B1 có tính chất gì ?
+M tia phân giác góc C1 có tính chất gì ?
+M vừa cách đều AB vừa cách đều AC nên M phải nằm trên đường nào ?
HĐ của Học sinh
-1 HS đọc to đề bài.
-Suy nghĩ tự làm trong 5 phút.
-Vẽ hình ghi GT & KL.
 D
 2 1
 A B C
Hạnh Nguyên Trang
-1 HS đứng tai chỗ trình bày miệng.
-1 HS đọc to đề bài 6/56
-HS cả lớp làm vào vở.
1 HS lên bảng trình bày.
-1 HS đọc to đề bài 32/70 SGK
-Cả lớp làm vào vở.
-1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT, KL.
 DABC 
GT BM là tia ph.giác B1
 CM là tia ph.giác C1
KL AM là tia ph.giác Â
Ghi bảng
2.Bài 35/71 SGK:
Vẽ tia phân giác bằng thước thẳng có chia khoảng.
(áp dụng bài 34)
A I B
Trên cạnh B, A lấy 2 điểm và trên cạnh BC lấy 2 đIểm G, H sao cho BE = BG; BF = BH . Gọi O là giao đIểm của EH và GF. Khi đó theo câu c bài 34 ta có BI là tia phân giác của góc B.
3.BT 32/70 SGK:
 A
 B C
1
x y
 M
 III.Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 ph).	
-Ôn lại định nghĩa, tính chấtvề tính chất đường trung tuyến, phân giác, trung trực của tam giác. BTVN: 68, 69/31, 32 SGK.
Tiết 64: 	§9. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO
CỦA MỘT TAM GIÁC
A.MỤC TIÊU: 
+HS hiểu khái niệm đường cao của tam giác và biết mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù.
+Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao tam giác.
+Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm. Từ đó công nhận định lý về tính chất đồng qui của ba đường cao của tam giác và khái niệm trực tâm.
+Biết tổng kết các loại đương đồng qui xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy của tam giác cân.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ (hoặc giấy trong, máy chiếu) ghi kháI niệm đường cao , các định lí, tính chất và bài tập.
-HS: Thước thẳng, com pa, ê ke, bút dạ. Ôn tập các loại đương đồng qui của tam giác đã học, tính chất dấu hiệu nhận biết tam giác cân về đường trung trực, trung tuyến, phân giác. 
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I.Hoạt động 1: ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC (8 ph).
Hoạt động của giáo viên
ĐVĐ: Ta đã biết trong một tam giác ba đường trung tuyến gặp nhau tại một điểm, ba đường phân giác gặp nhau tại một điểm, ba đường trung trực gặp nhau tại một điểm.
Hôm nay ta học tiếp một đường chủ yếu nữa của tam giác.
-GV vẽ tam giác ABC, yêu cầu HS vẽ 1 đường cao đã học ở tiểu học.
-Giới thiệu: Đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó.
-GV kéo dài AI về 2 phía, nói: “đôi khi ta cũng nói đường thẳng AH là đường cao của tam giác ABC”.
-Hỏi: Theo em một tam giác có mấy đường cao? Tại sao? Sau đây ta xem ba đường cao của tam giác có tính chất gì.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng vẽ 3 đường cao của tam giác nhọn, tam giác vuông , tam giác tù.
Hoạt động của học sinh
-Nghe GV đặt vấn đề.
-Một HS lên bảng vẽ đường cao AH của tam giác ABC.
-HS khác ghi bài, vẽ hình vào vở
 A
 B I C
AI là đường cao của tam giác ABC.
Tam giác có 3 đỉnh nên có 3 đường cao.
 II.Hoạt động 2: TÍNH CHẤT BA Đ ƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC (8 ph)
HĐ của Giáo viên
-GV vẽ tam giác ABC, tia phân giác của góc A cắt BC tại M. Giới thiệu đường phân giác của tam giác.
-Hỏi: +Một tam giác có mấy đường phân giác?
+Qua BT trên đường phân giác xuất phát từ đỉnh của tam giác cân đồng thời là đường gì?
HĐ của Học sinh
-Vẽ hình theo GV 
 A K
 L
 H
 B I M C
-Trả lời: 
+Một tam giác có 3 đường phân giác.
+đường trung tuyến.
Ghi bảng
1Tính chất ba đường cao của tam giác:
?1
a)Đoạn thẳng AM là đường phân giác của DABC. Mỗi tam giác có 3 đường phân giác.
b)Tính chất : SGK
 III.Hoạt động 3: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC ( 15 ph).
-Yêu cầu làm ?1.
-GV cùng làm với HS
-Hỏi: Em có nhận xét gì về ba nếp gấp này?
-Điều đó thể hiện t/c ba đường phân giác của D
-Yêu cầu đọc định lý trang 72 SGK. 
-GV vẽ hình yêu cầu HS làm ?2
-Yêu cầu hoạt động nhóm chứng minh định lý.
-Yêu cầu 1 đại diện nhóm trình bày cách chứng minh.
-Yêu cầu phát biểu lại định lý .
-Tiến hành làm ?1 cùng GV
 -Nhận xét thấy ba nếp gấp gặp nhau tại 1 điểm.
-1 HS đọc to định lý 
-Tiến hành ghi GT, KL của định lý.
-Hoạt động nhóm làm chứng minh ĐL
-1 đại diện nhóm trình bày chứng minh miệng như trang 72.
-2 HS phát biểu lại định lý.
2.Tính chất ba đường phân giác:
a)?1:
b)Định lý: SGK
 A
 K
 L E
 F 
 I
B C
 H
 DABC; 
 BE phân giác góc B;
GT CF phân giác góc C
 IH ^ BC; IL ^ AB 
KL AI là tia phân giác Â
 TH = IK = IL
 IV.Hoạt động 4: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (10 ph).
-Yêu cầu HS làm BT 36/72 SGK.
-Yêu cầu HS làm BT 36/72 SGK
 V.Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph).	
-Học thuộc định lý về tính chất nhận xét trong bài.
-Ôn lại định nghĩa, tính chất các đường đồng qui trong tam giác, phân biệt bốn loại đường.
-BTVN: BT 60, 61, 62/83 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh hoc 7.doc